Chàng thợ hàn sinh ra không có hàm, từng bị kỳ thị tìm được tình yêu của đời mình

2022-05-22 22:53:17 0 Bình luận
Dị tật bẩm sinh khiến anh Joseph Williams gặp khó khăn trong sinh hoạt, công việc lẫn giao tiếp. Tuy nhiên, thật may mắn vì sau nhiều năm, anh ấy đã tìm thấy tình yêu của đời mình.

Joseph Williams 41 tuổi, đến từ Chicago, Mỹ, mắc hội chứng Otofacial (một dị tật bẩm sinh đặc biệt hiếm gặp khi sinh ra không có cằm). Khiếm khuyết này khiến anh không thể giao tiếp, chỉ có thể trao đổi thông tin qua chữ viết và ký hiệu. Anh dùng bữa bằng cách cho thức ăn đã trộn vào một ống dẫn đến dạ dày.

Khi sinh ra, Joseph đã được chuyển thẳng tới phòng mổ để các bác sĩ phẫu thuật có thể gắn một chiếc hàm giả vào mặt. Mẹ đẻ của Joseph đã cho người khác nhận nuôi anh. Tuy được mẹ nuôi yêu thương, nhưng anh vẫn thường gặp những khó khăn trong đời sống.

Anh thường bị bạn bè bắt nạt vì sự khác biệt. Chàng trai chưa một lần dám nghĩ sẽ có ai đó chịu yêu thương và làm bạn gái mình.

Joshep đã tìm được mảnh ghép của cuộc đời 

Thế nhưng, năm 2019, anh đã gặp được Vania- mảnh ghép của cuộc đời mình và có cuộc hôn nhân viên mãn. Mặc dù Joseph là một thợ hàn, nhưng niềm đam mê thực sự của anh ấy là âm nhạc và anh ấy hy vọng một ngày nào đó sẽ trở thành một DJ chuyên nghiệp. "Đôi khi tôi có thể gặp khó khăn trong việc giao tiếp nhưng âm nhạc là cách để tôi thể hiện bản thân".

Joseph cảm thấy hạnh phúc hơn nhiều, nhưng anh thừa nhận vẫn có những lúc tình trạng của mình có thể khiến anh cảm thấy thấp thỏm. "Dù đôi khi tôi muốn trốn tránh thế giới và khóc, nhưng tôi phải nhớ rằng có một lý do mà Chúa khiến tôi trở nên như vậy", anh nói. "Chúa đã cho tôi gánh nặng này vì anh ấy biết tôi có thể mang nó. Sinh ra không có hàm đã cho tôi một cái nhìn khác về cuộc sống và nó đã khiến tôi trở thành con người của ngày hôm nay".

Tình yêu là thứ tình cảm mãnh liệt, khiến con người vì nhau nhiều hơn và chấp nhận những khiếm khuyết của nửa kia. Đã có rất nhiều những câu chuyện tình cảm động của các cặp đôi như thế. Như vợ chồng anh Hoàng Quốc Việt (30 tuổi) và Phan Nhật Linh (26 tuổi), quê ở Hà Tĩnh. Linh là cô gái khuyết tật, liệt nửa người bên trái sau một lần tiêm chủng cho trẻ sơ sinh.Cả hai quen nhau tại nơi làm việc, biết Linh gặp khó khăn trong việc di chuyển nên anh Việt đã chủ động giúp đỡ.

Tổ ấm nhỏ của anh Việt và chị Linh

Cứ vậy, theo thời gian, tình cảm của cả hai lớn dần. Dù mưa hay nắng, mỗi cuối tuần Việt lại tới nhà thăm Linh, anh không nề khó khổ, sẵn sàng làm mọi việc để được ở gần bạn gái. Linh kể, để vào được nhà cô phải đi qua một con sông, mỗi lần bão về, nước dâng cao nhưng anh không quản ngại để đến nhà người yêu chơi, có hôm mưa lớn trôi cả dép nhưng anh không từ bỏ.

Chuyện tình của cặp đôi cứ ngọt ngào như vậy cho đến khi Việt giới thiệu bạn gái với gia đình thì bị bố kịch liệt phản đối, bố anh đến tận nhà Linh và cầu xin Linh buông tha cho Việt.  Tuy nhiên, Việt cương quyết không từ bỏ Linh, anh chàng đánh liều dắt người yêu "đi trốn", rời quê ra Hà Nội làm việc.

Giữa năm 2020, cả hai cùng nhau lên phường làm thủ tục đăng ký kết hôn. Đây cũng là thời điểm tổ ấm nhỏ đón chào thêm thành viên mới, bé Gia Hân - trái ngọt của mối quan hệ nhiều trắc trở ra đời khỏe mạnh khiến gia đình thêm hạnh phúc. 

Trong căn phòng rộng chừng 30m2 của cặp vợ chồng lúc nào cũng rộn tiếng cười trẻ nhỏ. Đôi vợ chồng trẻ chỉ mong được gia đình chấp nhận và sẽ tổ chức một đám cưới đúng nghĩa.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Thái Nguyên vinh danh các cựu binh gương mẫu

10 tập thể, 23 cá nhân được Trung ương Hội CCB Việt Nam trao Bằng khen; UBND tỉnh Thái Nguyên trao Bằng khen cho 6 tập thể, 7 cá nhân; Hội CCB tỉnh Thái Nguyên cũng trao Giấy khen cho 36 tập thể, 60 cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước “CCB gương mẫu” giai đoạn 2019-2024 tại Đại hội thi đua yêu nước vừa được tổ chức sáng 15/10.
2024-10-15 21:42:00

Khánh thành 2 công trình lớp học trị giá 12,5 tỷ đồng tại tỉnh Điện Biên do SHB trao tặng

Vượt qua những điều kiện khắc nghiệt về thời tiết, giao thông và địa hình, hai công trình lớp học do SHB tài trợ xây dựng tại huyện Tủa Chùa và Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên đã chính thức được khánh thành và đưa vào hoạt động.
2024-10-15 17:14:00

Nghề xoa bóp bấm huyệt giúp người mù huyện Nam Trực vững tin hòa nhập

Với 6 cơ sở xoa bóp bấm huyệt (XBBH), tạo việc làm cho hơn 30 lao động với mức thu nhập bình quân mỗi tháng 4,5 triệu đồng/người, riêng những hội viên có sức khỏe, kỹ thuật cao tại cơ sở XBBH số 195 Quán Chiền, TL490C, xã Nam Dương đạt mức thu nhập mỗi tháng 9 triệu đồng/người, Hội Người mù huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định đang tự tin, gắn bó với nghề, nỗ lực vươn lên hòa nhập cộng đồng.
2024-10-15 15:57:44

Tân sinh viên trường báo hào hứng check in 'photo booth' ngày nhập học

Nằm trong khuôn khổ chương trình chào tân sinh viên “FPS 2024 - Time Capsule”, sự kiện check - in photo booth diễn ra từ ngày 14/10 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã thu hút nhiều bạn sinh viên tham gia.
2024-10-15 13:49:42

Xác lập kỷ lục thế giới “Tháp Thần nông - tạo hình hạt lúa”

Trong các ngày từ 11 - 13/10/2024, tại Trung tâm sát hạch lái xe Đông Đô - KCN Lâm Bình, Lâm Thao, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh; Công ty TNHH Kỹ thương Đông Đô phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di tích và Xúc tiến du lịch Bắc Ninh tổ chức Liên hoan bánh dân gian ba miền và kết nối du lịch Bắc Ninh.
2024-10-14 19:35:00

Để gậy trắng thực sự là bạn đồng hành của người khiếm thị

Gậy trắng đã trở thành biểu tượng quen thuộc của những người khiếm thị trên toàn thế giới. Nó không chỉ là một công cụ hỗ trợ di chuyển mà còn là dấu hiệu nhận biết giúp cộng đồng dễ dàng nhận diện và hỗ trợ người khiếm thị. Tuy nhiên, tại Việt Nam, số lượng người khiếm thị sử dụng gậy trắng vẫn còn rất ít.
2024-10-14 16:11:56
Đang tải...