Chất tạo ngọt và những tranh cãi chưa có hồi kết
Chất tạo ngọt hóa học có tốt cho sức khỏe không vẫn còn nhiều tranh cãi. |
Chất tạo ngọt cần hiểu đúng
Hội thảo với mục tiêu là cái nhìn toàn diện về chất tạo ngọt trong thực phẩm, đồ uống, tác hại sức khỏe về chất tạo ngọt, nhận thức của người tiêu dùng về chất tạo ngọt. Hội thảo với hàng chục báo cáo từ các báo cáo viên trong nước và ngoài nước.Theo bà Trần Việt Nga – Phó Cục trưởng Cục an toàn thực phẩm - chất tạo ngọt là một phụ gia thực phẩm được sử dụng rộng rãi nhưng có nhiều chất tạo ngọt có độ ngọt cao. Tại Việt Nam Bộ Y tế đã ban hành thông tư 27, gần nhất là thông tư 08 về các danh mục chất tạo ngọt.
Tuy nhiên, theo bà Nga, với nhận thức hiện nay của người dân, họ xem chất tạo ngọt là chất hóa học không tốt cho sức khỏe. Kiến thức sử dụng chất tạo ngọt chưa phổ biến, nhiều người tiêu dùng vẫn dè dặt với tính an toàn của chất này, họ gọi là đường hóa học.
Bà Nga cho biết đến nay việc xem xét và sử dụng chất tạo ngọt sẽ được cập nhật và nghiên cứu. Đối với những sản phẩm từ nước ngoài, nếu nằm ngoài danh mục chất tạo ngọt cho phép của Ủy ban Codex xuất khẩu sang Việt Nam thì Bộ Y tế sẽ xem xét.
Cần xem kỹ tác hại của chất tạo ngọt
Tuy nhiên, PGS Lê Bạch Mai – Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia lại cho rằng cần xem xét kỹ vai trò của chất tạo ngọt.
Bà Mai cho rằng những chất tạo ngọt hiện nay đang sử dụng phổ biến, trong đồ uống, sản phẩm sữa bánh kẹo, socola, kẹo cao su... Người Việt Nam sử dụng thực phẩm có chứa chất tạo ngọt hóa học nhưng không hiểu nó đến từ đâu và có ảnh hưởng thế nào.
Hiện nay, các chất tạo ngọt cũng như nghiên cứu về chất tạo ngọt, vai trò của chất tạo ngọt với sức khỏe là vấn đề mới. Những chất tạo ngọt có năng lượng thấp hơn hay cao hơn rất nhiều so với đường cũng chưa được xác định cụ thể.
Hiện nay, bà Mai cho biết có một vài nghiên cứu về chất tạo ngọt nhân tạo đưa ra những kết quả khác nhau. Một số chỉ ra rằng chất tạo ngọt giúp kiểm soát cân nặng vì chất tạo ngọt làm giảm năng lượng trong bữa ăn hàng ngày. Giảm được 220 kalo/ngày, giúp con người giảm cân nặng 200gram trọng lượng/tuần. Tuy nhiên, cũng có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra việc kiểm soát chất cân nặng với chất tạo ngọt chưa có bằng chứng đầy đủ.
Đặc biệt nhiều nghiên cứu cho rằng sử dụng chất tạo ngọt làm giảm độ phản xạ của não bộ với vị ngọt. Chế độ ăn sử dụng đường bình thường, với độ ngọt ở đầu lưỡi đường máu tăng lên, não có phản xạ đường huyết cao để kiểm soát mức độ ăn. Nếu sử dụng chất tạo ngọt hóa học lâu dài, đầu lưỡi nhận được vị ngọt, nhưng lại làm mất đi phản xạ của bộ não để kiểm soát dừng chế độ ăn. Như thế không thể kiểm soát được cân nặng.
PGS Mai lo ngại với tỷ lệ đái tháo đường và tiền đái tháo đường gia tăng tại Việt Nam thì việc sử dụng chất tạo ngọt cần được nghiên cứu kỹ hơn. Theo như nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng tỷ lệ đái tháo đường trong 10 năm tăng 211%. Với tốc độ gia tăng như hiện nay dự báo năm 2025 có 9% người trưởng thành Việt Nam mắc ĐTĐ và 20% tiền ĐTĐ.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.