Chế độ cho thân nhân liệt sĩ từ 01/7/2021

2021-07-25 12:25:52 0 Bình luận
Pháp lệnh về ưu đãi cho người có công với cách mạng 2020 có hiệu lực từ 1/7/2021. Pháp lệnh quy định cụ thể chế độ cho người có công, trong đó có chế độ cho thân nhân liệt sĩ.

Căn cứ Điều 14, 16 Pháp lệnh 02 năm 2020, thân nhân liệt sĩ là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ, người đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì lợi ích cửa Nhà nước, của Nhân dân thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu để bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia;

- Làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong địa bàn địch chiếm đóng, địa bàn có chiến sự, địa bàn tiếp giáp vùng địch chiếm đóng;

- Trực tiếp đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận có tổ chức với địch;

- Hoạt động hoặc tham gia hoạt động cách mạng, kháng chiến bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh hoặc thực hiện chủ trương vượt tù, vượt ngục mà hy sinh;

- Làm nghĩa vụ quốc tế;

- Dũng cảm thực hiện công việc cấp, bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh;

- Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, diễn tập hoặc làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm;

- Do ốm đau, tai nạn không thể cứu chữa kịp thời khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo có điều kiện đặc biệt khó khăn theo danh mục do Chính phủ quy định;

- Trực tiếp làm nhiệm vụ đấu tranh chống tội phạm;

- Đặc biệt dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của Nhân dân hoặc ngăn chặn, bắt giữ người có hành vi phạm tội, là tấm gương có ý nghĩa tôn vinh, giáo dục, lan tỏa rộng rãi trong xã hội;

- Do vết thương tái phát là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên, có bệnh án điều trị vết thương tái phát của bệnh viện tuyến huyện trở lên và biên bản kiểm thảo tử vong;

- Mất tích trong trường hợp trên và được cơ quan có thẩm quyền kết luận không phản bội; đầu hàng, chiếu hồi, đào ngũ.

Theo đó, pháp lệnh cũng quy định cụ thể về chế độ cho thân nhân liệt sĩ:

(1) Cấp “Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ” theo quy định của Chính phủ.

(2) Trợ cấp tuất một lần khi truy tặng Bằng “Tổ quốc ghi công”; trường hợp không còn thân nhân thì người thừa kế của liệt sĩ giữ Bằng “Tổ quốc ghi công” được hưởng trợ cấp tuất một lần.

(3) Trợ cấp tuất hằng tháng đối với những người sau đây:

- Cha đẻ, mẹ đẻ, con liệt sĩ chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng, người có công nuôi liệt sĩ; trường hợp có nhiều liệt sĩ thì theo các mức thân nhân của hai liệt sĩ, thân nhân của ba liệt sĩ trở lên;

- Vợ hoặc chồng liệt sĩ.

Mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với thân nhân liệt sĩ được áp dụng theo Phụ lục I Nghị định 58/2019/NĐ-CP như sau:

- Trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của 1 liệt sĩ

1.624.000 đồng

- Trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của 2 liệt sĩ

3.248.000 đồng

- Trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của 3 liệt sĩ trở lên

4.872.000 đồng

- Trợ cấp tiền tuất đối với vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc lấy vợ khác (diện không hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng)

1.624.000 đồng

- Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ, con từ đủ 18 tuổi trở lên sống cô đơn không nơi nương tựa hoặc con dưới 18 tuổi mồ côi cả cha mẹ đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng được hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng

1.299.000 đồng

(4) Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi liệt sĩ, vợ hoặc chồng liệt sĩ quy định tại (3) Điều này sống cô đơn, con liệt sĩ quy định tại (3)  mồ côi cả cha mẹ thì được hưởng thêm trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng.

(5) Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần đối với cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi liệt sĩ, vợ hoặc chồng, con liệt sĩ bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng.

Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ chỉ có một con duy nhất là liệt sĩ hoặc có hai con liệt sĩ trở lên thì được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hàng năm.

(6) Bảo hiểm y tế đối với cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi liệt sĩ, vợ hoặc chồng, con liệt sĩ.

(7) Chế độ ưu đãi quy định tại các điểm d, đ, e, g, h, i và k khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này.cụ thể:

- Ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm

- Hỗ trợ để theo học đến trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;

- Hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào công lao, hoàn cảnh của từng người hoặc khi có khó khăn về nhà ở;

- Miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất ở, chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở, khi được mua nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước;

- Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển; ưu tiên giao khoán bảo vệ và phát triển rừng;

- Vay vốn ưu đãi để sản xuất kinh doanh

- Miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật

(8) Cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết theo chỉ định của cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng thuộc ngành lao động - thương binh và xã hội hoặc của bệnh viện tuyến tỉnh trở lên;này đối với thân nhân của liệt sĩ đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng.

(9) Hỗ trợ thăm viếng mộ liệt sĩ, di chuyển hài cốt liệt sĩ.

(10) Vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc vợ khác mà nuôi con liệt sĩ đến tuổi trưởng thành hoặc chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sĩ khi còn sống hoặc vì hoạt động cách mạng mà không có điều kiện chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sĩ khi còn sống thì hưởng chế độ ưu đãi như sau:

- Trợ cấp tuất hằng tháng;

- Bảo hiểm y tế.

(11) Trợ cấp một lần đối với thân nhân với mức bằng 03 tháng trợ cấp hằng tháng hiện hưởng khi đối tượng quy định tại (3) đáng hưởng trợ cấp hằng tháng chết, trừ trường hợp đối tượng quy định tại (10) Điều này chết.

(12) Trợ cấp mai táng đối với người hoặc tổ chức thực hiện mai táng khi đối tượng quy định tại (3) Điều này đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết, trừ trường hợp đối tượng quy định tại (10) Điều này chết.

 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Quảng Ninh: Hội thảo khoa học thúc đẩy động lực tăng trưởng phát triển kinh tế di sản của Quảng Ninh

Ngày 21/12, tại huyện Vân Đồn, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Hội đồng Lý luận Trung ương và Tỉnh ủy Quảng Ninh đồng tổ chức Hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thúc đẩy động lực tăng trưởng mới - góc nhìn từ thực tiễn phát triển kinh tế di sản của tỉnh Quảng Ninh”.
2024-12-21 19:31:32

Sóc Sơn: Hơn 1.000 đặc sản vùng miền quy tụ tại Lễ hội mua sắm năm 2024

Tối 20/12, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP Hà Nội phối hợp với UBND huyện Sóc Sơn tổ chức Lễ hội mua sắm năm 2024. Đây là chương trình kích cầu mua sắm, tiêu dùng lớn nhất trong năm tại huyện Sóc Sơn.
2024-12-21 15:05:14

80 năm Quân đội Nhân dân Việt Nam: Truyền thống hào hùng, sự nghiệp vẻ vang

Sáng 20/12, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024).
2024-12-21 08:00:00

Triển Lãm Quốc phòng Quốc tế 2024: “Nâng tầm quốc phòng Việt Nam lên một bước mới”

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế 2024 đã chính thức khai mạc, thu hút sự chú ý của hơn 50 quốc gia trên thế giới, trong đó có nhiều cường quốc quân sự lớn như Mỹ, Nga, Trung Quốc, Đức, Ấn Độ, Israel... Sự kiện này không chỉ là một dịp quan trọng để giới thiệu và trưng bày các thành tựu công nghiệp quốc phòng, mà còn mang tầm vóc quốc tế, thể hiện sự vươn lên mạnh mẽ của Việt Nam trong lĩnh vực quốc phòng.
2024-12-21 02:34:58

Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc

Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết "Quân đội nhân dân Việt Nam - niềm tự hào dân tộc"
2024-12-20 19:10:00

Vị thế, uy tín của Quân đội nhân dân Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng nâng cao

Vai trò của đối ngoại quốc phòng đang ngày càng được đẩy mạnh trong thời kỳ hội nhập sâu rộng, góp phần nâng cao vị thế và tầm vóc của Quân đội nhân dân Việt Nam trên trường quốc tế. Thượng tướng, Viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã có những chia sẻ với Tạp chí điện tử Hoà Nhập về chủ đề "Vị thế, uy tín của Quân đội nhân dân Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng nâng cao".
2024-12-20 14:58:22
Đang tải...