Chỉ có tiền ngân sách mới "giải cứu" được nợ xấu cho ngân hàng?
2016-09-12 10:22:45
0 Bình luận
Đổi lại, ngân hàng phải chấp nhập bán nợ xấu theo giá thị trường. Một khoản nợ trên sổ sách của ngân hàng là 100 đồng nhưng giá thị trường hiện chỉ còn 20 đồng thì ngân hàng cũng cần phải dứt khoát bán và chịu lỗ 80 đồng.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đưa ra phương án dùng tiền ngân sách để xử lý một phần nợ xấu trong Dự thảo Đề án Tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 – 2020.
Tại hội thảo Hoàn thiện thể chế cho sợ phát triển bền vững hệ thống ngân hàng Việt Nam diễn ra mới đây, TS. Cấn Văn Lực, cố vấn cấp cao Chủ tịch HĐQT (Hàm Phó TGĐ) Ngân hàng BIDV cũng đồng tình với ý kiến cần phải có thêm ngân sách để xử lý nợ xấu.
TS Cấn Văn Lực cho rằng, nợ xấu chưa được giải quyết triệt để không phải vì việc xử lý của các ngân hàng chưa hiệu quả.
Ông cho biết, trong tổng nợ xấu thì hệ thống ngân hàng thương mại phải xử lý, tự xử lý 55% còn 45% bán cho Công ty Quản lý Tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) và theo các phương thức khác.
“Nói xử lý nợ xấu của ngân hàng chưa hiệu quả là chưa công bằng bởi vì hệ thống ngân hàng thương mại trong 4 năm qua phải hi sinh rất nhiều. Lợi nhuận của ngân hàng rất thấp, thấp nhất trong khu vực và đương nhiên có nhiều chuyện sa thải, bắt bớ, vụ kiện tụng tất cả đều liên quan đến tín dụng và nợ xấu của chúng ta”, TS Lực nói.
Theo công bố của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tỷ lệ nợ xấu ngành ngân hàng đã được đưa xuống dưới 3%, đến cuối tháng 6/2016, tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống là 2,58%, giảm so với mức 2,78% vào tháng 5/2016 nhưng vẫn cao hơn mức 2,55% vào cuối năm 2015.
Theo số liệu của các tổ chức tín dụng và VAMC báo cáo, tổng các khoản nợ xấu được xử lý trong 6 tháng đầu năm đạt 59,71 nghìn tỷ đồng (giảm 14,55% so với cùng kỳ năm trước). Trong đó, bán nợ xấu cho VAMC (8,88 nghìn tỷ đồng) khách hàng trả nợ (30,98 nghìn tỷ đồng), sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu (7,24 nghìn tỷ đồng).
Lũy kế đến nay, VAMC thu hồi được khoảng 34.000 tỷ đồng, tương ứng khoảng 15% khối lượng nợ mua vào. Lãnh đạo VAMC cũng thừa nhận việc mua bán nợ xấu hiện còn khó khăn và vướng nhất là từ hành lang pháp lý cho thị trường mua bán nợ, không biết làm sao để bán nợ xấu.
Theo TS.Cấn Văn Lực, để giải quyết nợ xấu có 3 nút thắt cần tháo gỡ. Thứ nhất có nên dùng tiền ngân sách hay không?
“Trước đây là 2.000 tỷ cấp cho VAMC. Tôi đã trao đổi với 1 số giáo sư Harvad và họ cũng đồng ý rằng đã đến lúc Việt Nam phải dùng thêm ngân sách. Phải có thêm ngân sách thì VAMC mới có tiền tươi thóc thật để mua bán theo cơ chế thị trường”, TS. Lực phân tích.
Nút thắt thứ hai, ai là người bù lỗ cho phần nợ xấu VAMC đã mua về? Theo TS. Lực, cần có cơ chế mạnh dạn chia sẻ lỗ, lãi giống như cách mà Thái Lan cũng đang làm. Nếu VAMC bán được trên 75% giá trị trên sổ sách thì chia lãi, còn nếu dưới 75% thì chia lỗ.
Vấn đề thứ 3 là thị trường mua bán nợ. TS Lực cho rằng nhà đầu tư, tư nhân cực kỳ quan trọng trong thị trường mua bán nợ, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài nhưng phải làm thế nào để họ tham gia vào. Ai là người định giá, phải có cơ chế giải quyết vấn đề giá cả.
Chia sẻ với PV Infonet, Chuyên gia Tài chính Ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu cũng ủng hộ quan điểm dùng tiền ngân sách để xử lý nợ xấu.
“Mặc dù ngân sách đang bội chi, thâm hụt nhưng chúng ta phải tìm cách. Dùng ngân sách là giải pháp để xử lý nợ xấu. Phải trợ nợ bằng tiền thực chứ nếu cho trái phiếu không có thanh khoản trên thị trường thì không có ý nghĩa gì. Phải mua đứt bán đoạn, chuyển từ bán sang mua và người mua có quyền sử dụng tài sản bảo đảm”, TS. Hiếu nói.
Ông cho rằng việc VAMC mới chỉ xử lý được 15% nợ xấu, giải quyết nợ xấu không hiệu quả vì VAMC không mua nợ xấu từ các ngân hàng với giá thị trường, giá mua là giá sổ sách.
Do đó, để giải quyết việc này cần phải mua bán theo thị trường. Nghĩa là một khoản nợ trên sổ sách của ngân hàng là 100 đồng nhưng giá thị trường hiện chỉ còn 20 đồng thì ngân hàng cũng cần phải dứt khoát bán và chịu lỗ 80 đồng.
Bên cạnh đó, ông cũng cho rằng, nếu dùng ngân sách để mua nợ thì phải có đầu ra, có thị trường mua bán nợ.
“Các quốc gia như Thái Lan, Singapore, Malaysia, Hàn Quốc...đều có thị trường mua bán nợ. Còn chúng ta mới chỉ có 4 ông mua bán nợ, thị trường còn hẹp cần phải mở ra để nhà đầu tư nước ngoài tham dự. Ngoài ra chúng ta chưa có luật mua bán nợ nên vướng, luật pháp chưa hoàn chỉnh, thị trường không có. Nếu cứ chồng chéo thì việc xử lý tài sản bảo đảm rất khó khăn và không thể nào giải quyết nổi”, TS Hiếu chỉ ra.
Tại hội thảo Hoàn thiện thể chế cho sợ phát triển bền vững hệ thống ngân hàng Việt Nam diễn ra mới đây, TS. Cấn Văn Lực, cố vấn cấp cao Chủ tịch HĐQT (Hàm Phó TGĐ) Ngân hàng BIDV cũng đồng tình với ý kiến cần phải có thêm ngân sách để xử lý nợ xấu.
TS Cấn Văn Lực cho rằng, nợ xấu chưa được giải quyết triệt để không phải vì việc xử lý của các ngân hàng chưa hiệu quả.
Ông cho biết, trong tổng nợ xấu thì hệ thống ngân hàng thương mại phải xử lý, tự xử lý 55% còn 45% bán cho Công ty Quản lý Tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) và theo các phương thức khác.
Ảnh minh họa |
Theo công bố của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tỷ lệ nợ xấu ngành ngân hàng đã được đưa xuống dưới 3%, đến cuối tháng 6/2016, tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống là 2,58%, giảm so với mức 2,78% vào tháng 5/2016 nhưng vẫn cao hơn mức 2,55% vào cuối năm 2015.
Theo số liệu của các tổ chức tín dụng và VAMC báo cáo, tổng các khoản nợ xấu được xử lý trong 6 tháng đầu năm đạt 59,71 nghìn tỷ đồng (giảm 14,55% so với cùng kỳ năm trước). Trong đó, bán nợ xấu cho VAMC (8,88 nghìn tỷ đồng) khách hàng trả nợ (30,98 nghìn tỷ đồng), sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu (7,24 nghìn tỷ đồng).
Lũy kế đến nay, VAMC thu hồi được khoảng 34.000 tỷ đồng, tương ứng khoảng 15% khối lượng nợ mua vào. Lãnh đạo VAMC cũng thừa nhận việc mua bán nợ xấu hiện còn khó khăn và vướng nhất là từ hành lang pháp lý cho thị trường mua bán nợ, không biết làm sao để bán nợ xấu.
Theo TS.Cấn Văn Lực, để giải quyết nợ xấu có 3 nút thắt cần tháo gỡ. Thứ nhất có nên dùng tiền ngân sách hay không?
“Trước đây là 2.000 tỷ cấp cho VAMC. Tôi đã trao đổi với 1 số giáo sư Harvad và họ cũng đồng ý rằng đã đến lúc Việt Nam phải dùng thêm ngân sách. Phải có thêm ngân sách thì VAMC mới có tiền tươi thóc thật để mua bán theo cơ chế thị trường”, TS. Lực phân tích.
Nút thắt thứ hai, ai là người bù lỗ cho phần nợ xấu VAMC đã mua về? Theo TS. Lực, cần có cơ chế mạnh dạn chia sẻ lỗ, lãi giống như cách mà Thái Lan cũng đang làm. Nếu VAMC bán được trên 75% giá trị trên sổ sách thì chia lãi, còn nếu dưới 75% thì chia lỗ.
Vấn đề thứ 3 là thị trường mua bán nợ. TS Lực cho rằng nhà đầu tư, tư nhân cực kỳ quan trọng trong thị trường mua bán nợ, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài nhưng phải làm thế nào để họ tham gia vào. Ai là người định giá, phải có cơ chế giải quyết vấn đề giá cả.
Chia sẻ với PV Infonet, Chuyên gia Tài chính Ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu cũng ủng hộ quan điểm dùng tiền ngân sách để xử lý nợ xấu.
“Mặc dù ngân sách đang bội chi, thâm hụt nhưng chúng ta phải tìm cách. Dùng ngân sách là giải pháp để xử lý nợ xấu. Phải trợ nợ bằng tiền thực chứ nếu cho trái phiếu không có thanh khoản trên thị trường thì không có ý nghĩa gì. Phải mua đứt bán đoạn, chuyển từ bán sang mua và người mua có quyền sử dụng tài sản bảo đảm”, TS. Hiếu nói.
Ông cho rằng việc VAMC mới chỉ xử lý được 15% nợ xấu, giải quyết nợ xấu không hiệu quả vì VAMC không mua nợ xấu từ các ngân hàng với giá thị trường, giá mua là giá sổ sách.
Do đó, để giải quyết việc này cần phải mua bán theo thị trường. Nghĩa là một khoản nợ trên sổ sách của ngân hàng là 100 đồng nhưng giá thị trường hiện chỉ còn 20 đồng thì ngân hàng cũng cần phải dứt khoát bán và chịu lỗ 80 đồng.
Bên cạnh đó, ông cũng cho rằng, nếu dùng ngân sách để mua nợ thì phải có đầu ra, có thị trường mua bán nợ.
“Các quốc gia như Thái Lan, Singapore, Malaysia, Hàn Quốc...đều có thị trường mua bán nợ. Còn chúng ta mới chỉ có 4 ông mua bán nợ, thị trường còn hẹp cần phải mở ra để nhà đầu tư nước ngoài tham dự. Ngoài ra chúng ta chưa có luật mua bán nợ nên vướng, luật pháp chưa hoàn chỉnh, thị trường không có. Nếu cứ chồng chéo thì việc xử lý tài sản bảo đảm rất khó khăn và không thể nào giải quyết nổi”, TS Hiếu chỉ ra.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Theo Infonet.vn