Chỉ đạo chiến lược của Đảng trong Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968

2018-01-10 09:32:30 0 Bình luận
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đánh dấu thành công nổi bật về chỉ đạo chiến lược, thể hiện sự sáng tạo, độc đáo của Đảng ta và đây là bước phát triển mới trong học thuyết và nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Nữ biệt động Sài Gòn hướng dẫn quân giải phóng tiến vào sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: TTXVN


Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 là một chiến công rất oanh liệt và có vị trí to lớn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đây là thắng lợi tạo ra bước ngoặt quyết định của cuộc kháng chiến, làm lung lay tận gốc ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải bước đầu xuống thang chiến tranh, tạo điều kiện thuận lợi để quân và dân Việt Nam thực hiện mục tiêu chiến lược “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đánh dấu thành công nổi bật về chỉ đạo chiến lược, thể hiện sự sáng tạo, độc đáo của Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) và đây là bước phát triển mới trong học thuyết và nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Xác định phương pháp tiến công táo bạo với cách đánh hoàn toàn mới

Đây là điểm nổi bật, trước hết trong chỉ đạo chiến lược của Đảng.

Tháng 1/1968, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 14. Sau khi phân tích, đánh giá âm mưu cơ bản và thất bại của địch trong thời gian qua, khả năng của chúng sắp tới; đánh giá những mặt mạnh và những mặt yếu của ta, Trung ương kết luận: “Những điểm cơ bản của tình hình vẫn là ta đang ở thế thắng, thế chủ động và thuận lợi, địch đang ở thế thua, thế bị động và khó khăn. Tình hình ấy cho phép ta chuyển cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân ta ở miền Nam sang một thời kỳ mới, thời kỳ tiến công và nổi dậy giành thắng lợi quyết định” (1).

Từ kết luận trên, Trung ương Đảng xác định: “Nhiệm vụ trọng đại và cấp bách của ta trong thời kỳ mới là động viên những nỗ lực lớn nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ở cả hai miền, đưa cuộc chiến tranh cách mạng của ta lên bước phát triển cao nhất, dùng phương pháp tổng công kích và tổng khởi nghĩa để giành thắng lợi quyết định” (2).

Theo phương hướng, nhiệm vụ đó, Đảng đã lựa chọn và quyết định thực hiện phương pháp tiến công đồng loạt dưới nhiều hình thức (quân sự, chính trị, binh vận…) bằng nhiều lực lượng (chủ lực, đặc công, biệt động, lực lượng tại chỗ...) tiến công vào hầu khắp các đô thị, nơi cơ quan đầu não, nơi chính quyền địch mạnh. Đây là hình thức tiến công chiến lược táo bạo và hoàn toàn mới với hiệu lực chiến đấu “cộng hưởng” lớn chưa từng có, làm lung lay ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ.

Lựa chọn thời cơ đúng để đạt hiệu quả cao, tạo ra bước ngoặt quyết định của chiến tranh

Chọn thời cơ là một vấn đề có tầm đặc biệt quan trọng để tiến hành chiến tranh thắng lợi. Nhận thức đúng vấn đề này, Đảng đã chọn thời cơ vào năm 1968 là năm bầu cử Tổng thống Mỹ, năm mà tình hình nước Mỹ rất nhạy cảm về chính trị. Vào thời điểm này, Mỹ đã trải qua 3 năm đưa quân viễn chinh trực tiếp tham chiến ở Việt Nam. Chúng đã từng mở hai cuộc phản công chiến lược vào mùa khô 1965-1966 và 1966-1967 nhưng không đạt được kết quả gì đáng kể, trái lại chúng còn bị quân, dân miền Nam đánh cho thiệt hại nặng nề và thất bại hoàn toàn trong mục tiêu chiến lược “bẻ gãy xương sống Việt Cộng”. Đồng thời, những bước leo thang đánh phá miền Bắc hòng ngăn chặn sự chi viện cho miền Nam và uy hiếp tinh thần kháng chiến của nhân dân ta cũng không xoay chuyển được tình thế.

Những cố gắng của Mỹ vào thời điểm này đã gần đến đỉnh cao. Tính đến tháng 12/1967, Mỹ đã huy động vào cuộc chiến tranh ở Việt Nam nửa triệu quân với 40% số sư đoàn bộ binh sẵn sàng chiến đấu của nước Mỹ, 30% lực lượng không quân chiến thuật, hơn 30% lực lượng hải quân. Lực lượng dự trữ dành cho một cuộc “chiến tranh cục bộ”, Mỹ đã dùng hết, thậm chí còn sử dụng cả một phần lực lượng dự trữ dành cho chiến lược toàn cầu, chi phí cho chiến tranh Việt Nam đến năm 1968 lên tới gần 70 tỷ USD (gấp 3 lần chiến tranh Triều Tiên). Gánh nặng chiến tranh Việt Nam đã ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế và xã hội nước Mỹ, đến chiến lược toàn cầu và xây dựng quốc phòng của Mỹ. Đế quốc Mỹ đang trong tình thế “tiến thoái lưỡng nan”. Về phía ta, đây là lúc lực lượng quân sự, chính trị ở miền Nam đã lớn mạnh hơn bất kỳ thời kỳ nào trước đó và đang nắm quyền chủ động trên chiến trường.

Từ những phân tích đánh giá trên, Đảng khẳng định: “Chúng ta đang đứng trước những triển vọng và thời cơ chiến lược lớn”, tình hình đó cho phép chúng ta “có thể chuyển cuộc chiến tranh cách mạng sang một thời kỳ mới-thời kỳ giành thắng lợi quyết định”.

Lựa chọn đúng hướng tiến công chủ yếu

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, được Đảng lựa chọn nhằm vào đô thị, nơi tập trung các cơ quan đầu não Trung ương và địa phương của ngụy quyền Sài Gòn. Đó là những mục tiêu tập trung sinh lực cao cấp của cả Mỹ và ngụy quyền Sài Gòn, những mục tiêu nhạy cảm nhất trong bộ máy chiến tranh của chúng ở miền Nam. Cả Mỹ và ngụy quyền Sài Gòn vẫn cho rằng lực lượng ta ít kinh nghiệm đánh thành phố và chưa có khả năng đánh vào các trung tâm đầu não của chúng. Hơn nữa, từ năm 1968, ta chủ động mở Mặt trận Đường số 9, coi đây là một hướng tiến công của quân chủ lực để tiêu hao, tiêu diệt địch, đồng thời kéo một lực lượng lớn quân Mỹ ra giam chân tại Khe Sanh. Vào đúng lúc tướng Westmoreland đang cố gắng điều động lực lượng lên “cố giữ bằng được cái chốt Khe Sanh” thì “Việt Cộng lại mở một loạt trận tiến công táo bạo và bất ngờ vào hầu hết các căn cứ Mỹ và ngụy ở Nam Việt Nam”.

Có thể nói, chọn đánh vào đô thị làm hướng tiến công chủ yếu là ta đã chọn đánh vào nơi hiểm yếu nhất của kẻ thù. Đòn hiểm yếu đó đã phơi bày đầy đủ sự thất bại về quân sự và sự yếu kém của Mỹ và ngụy quyền Sài Gòn. Đây là lần đầu tiên trong suốt gần 15 năm kháng chiến, chúng ta đã đưa được chiến tranh vào thành thị, thực hiện một đòn đánh hiểm, đánh đau, đánh vào “trung ương thần kinh địch”.

Tổ chức, bố trí và điều động lực lượng thực hiện nghi binh lừa địch để tiến công

Để thực hiện tiêu diệt, tiêu hao, vừa nghi binh thu hút, giam chân một phần lực lượng quân cơ động Mỹ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động chính Tổng tiến công và nổi dậy ở thành thị, Bộ Chính trị, Trung ương Đảng đã chỉ đạo lực lượng vũ trang nổ súng đánh địch ở Khe Sanh. Chính hoạt động này đã thu hút được sự chú ý của địch ra vùng giới tuyến và giam chân một nửa lực lượng của Mỹ ở miền Nam gồm 17 trên tổng số 33 lữ đoàn (3), buộc chúng phải phân tán lực lượng trên nhiều khu vực chiến trường…

Nhận xét về tài nghi binh của ta, Michael Maclear, tác giả cuốn sách “Việt Nam - Cuộc chiến tranh mười ngàn ngày” đã viết: "Nhưng rồi các trận đánh trong Tết Mậu Thân làm người ta có cảm tưởng rằng Khe Sanh có vẻ như là cuộc bao vây bỏ đấy mà thôi. Nếu vậy thì Bắc Việt Nam là bậc thầy trong việc nghi binh". Sách “Việt Nam-Giờ quyết định” của Hãng thông tấn Pháp AFP tiết lộ: "Những sai lầm nặng nhất của các tổ chức tình báo-không còn nghi ngờ chút nào-là không tin rằng Việt cộng có thể huy động được số người đông đảo và ném ra những cuộc tiến công hết sức ác liệt với một sự hợp đồng chặt chẽ và một cường độ lớn như vậy".

Từ những thành công về chỉ đạo chiến lược của Đảng trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 cho chúng ta bài học lớn để tiếp tục vận dụng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Đó là nêu cao ý chí kiên cường, táo bạo, dám nghĩ, dám làm và quyết tâm cao, kết hợp với trí tuệ sáng tạo tuyệt vời của con người Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống đói nghèo và lạc hậu. Đồng thời, luôn xuất phát từ thực tiễn, dựa vào dân, tin tưởng ở nhân dân, vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tranh thủ thời cơ, kịp thời đề ra những bước đi, những quyết sách phù hợp với quy luật khách quan, thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, văn minh.

                                   Thiếu tướng, PGS. TS. Nguyễn Văn Bạo

                                                 (Giám đốc Học viện Chính trị)

--------------------------

(1) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 29, Nxb CTQG-ST, Hà Nội, 2004, tr.50.

(2) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 29, Nxb CTQG-ST, Hà Nội, 2004, tr.50.

(3) Văn Tiến Dũng, Về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Nxb CTQG-ST, Hà Nội, 1996, tr.208.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Brazil, nhất trí nâng cấp quan hệ song phương

Trong khuôn khổ chuyến công tác Brazil, tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại thành phố Rio de Janeiro, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva.
2024-11-18 06:42:32

Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại xã Quảng Minh, thị xã Ba Đồn

Chiều ngày 17/11, Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18.11.1930 - 18.11.2024), Ban Công tác Mặt trận thôn Bắc Minh Lệ, xã Quảng Minh, thị xã Ba Đồn tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.
2024-11-17 16:55:00

Xây dựng tổ chức bộ máy phục vụ nhân dân “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả”

Cán bộ, đảng viên và nhân dân kỳ vọng cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị do Đảng ta, đứng đầu là Tổng Bí thư Tô Lâm lãnh đạo, khởi xướng sẽ thành công, xây dựng được tổ chức bộ máy phục vụ nhân dân “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả”, với mục tiêu cao nhất là sự hài lòng của người dân.
2024-11-17 11:36:45

Thị trấn Gôi (Vụ Bản, Nam Định) xứng danh đô thị văn minh

Bằng sự đồng thuận, đoàn kết, sáng tạo, đảng bộ, chính quyền, nhân dân thị trấn Gôi, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định đã vượt qua mọi khó khăn, xây dựng quê hương đạt chuẩn đô thị văn minh năm 2024, tiếp tục xây dựng nông thôn mới (NTM) bền vững.
2024-11-16 21:39:35

Ngày hội gắn kết tinh thần đoàn kết dân tộc

Chiều ngày 16/11, tại nhà văn hóa thôn Trường Thọ, xã Quảng Tiên thị xã Ba Đồn tổ chức kỷ niệm 94 năm ngày truyền thống MTTQVN (18/11/1930 – 18/11/2024).
2024-11-16 17:00:00

Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam sẵn sàng hợp tác vì một APEC thịnh vượng

Trong khuôn khổ Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024, Chủ tịch nước Lương Cường đã tham gia các sự kiện quan trọng và gửi đi thông điệp mạnh mẽ về cam kết của Việt Nam trong hợp tác quốc tế và phát triển bền vững.
2024-11-16 09:16:13
Đang tải...