Chiến dịch Điện Biên Phủ: Bước ngoặt trong cuộc kháng chiến chống Pháp

2024-05-07 08:48:42 0 Bình luận
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, chiến thắng Điện Biên Phủ là một trong những đỉnh cao chói lọi, một kỳ tích vẻ vang của thời đại Hồ Chí Minh. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng vĩ đại nhất, giáng đòn quyết định tạo bước ngoặt lịch sử làm thay đổi hẳn cục diện chiến tranh giữa ta và địch, trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.

"Chín năm làm một Điện Biên, nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng"

Ngày 19/12/1946 với Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta anh dũng bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược. Trước tình hình đó, ngày 06/12/1953, Bộ Chính trị họp và nhận định, Điện Biên Phủ là tập đoàn cứ điểm mạnh nhưng chỗ yếu cơ bản của địch là bị cô lập.

Về phía ta, Điện Biên Phủ là một trận chiến có quy mô lớn nhất từ trước tới nay; diễn ra trên địa bàn rừng núi hiểm trở, đường cơ động cho pháo khó khăn, thời gian chuẩn bị cho chiến dịch gấp, nhưng có ý nghĩa quân sự, chính trị và ngoại giao rất quan trọng. Khó khăn lớn nhất của ta là vấn đề cung cấp hậu cần nhưng chúng ta có thể khắc phục được. Bộ Chính trị quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ và thông qua phương án tác chiến, thành lập Bộ Chỉ huy chiến dịch, Đảng ủy mặt trận do Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Tư lệnh kiêm Bí thư Đảng ủy chiến dịch. Chính phủ quyết định thành lập Hội đồng cung cấp mặt trận do đồng chí Phạm Văn Đồng làm Chủ tịch. Với ý nghĩa đặc biệt quan trọng của chiến dịch, Bộ Chính trị và Tổng Quân ủy Trung ương đã quyết định tập trung 04 đại đoàn bộ binh, 1 đại đoàn công pháo với tổng quân số trên 40.000 người. Chấp hành quyết định của Bộ Chính trị, mọi công việc chuẩn bị cho chiến dịch được tiến hành khẩn trương. Cả nước đã tập trung sức mạnh cho mặt trận Điện Biên Phủ với khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”. Các đơn vị bộ đội chủ lực nhanh chóng tập kết, ngày đêm bạt rừng, xẻ núi mở đường, kéo pháo, xây dựng trận địa, sẵn sàng tiến công địch. 261.451 dân công, thanh niên xung phong bất chấp bom đạn, hướng về Điện Biên bảo đảm hậu cần phục vụ chiến dịch. Trận quyết chiến lược Điện Biên Phủ đã diễn ra 3 đợt:

- Đợt 1: Từ ngày 13/3 đến 17/3/1954, quân ta đã mưu trí, dũng cảm tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam và Độc Lập, cứ điểm Bàn Kéo, phá vỡ cửa ngõ phía Bắc của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ; diệt và bắt sống trên 2.000 tên địch, phá hủy 25 máy bay, xóa sổ 01 trung đoàn, uy hiếp sân bay Mường Thanh; Pirốt, Tư lệnh pháo binh Pháp ở Điện Biên Phủ bất lực trước pháo binh của ta đã dùng lựu đạn tự sát.

- Đợt 2: Từ ngày 30/3 đến ngày 30/4/l954, quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm phía Đông phân khu trung tâm thắt chặt vòng vây, chia cắt và liên tục tiến công, kiểm soát sân bay Mường Thanh, hạn chế tiếp viện của địch cho tập đoàn cứ điểm. Địch hết sức ngoan cố, muốn kéo dài thời gian. Tướng Nava hy vọng đến mùa mưa ta phải cởi vòng vây. Đây là đợt tấn công dai dẳng, dài ngày nhất, quyết liệt nhất, gay go nhất, ta và địch giành giật nhau từng tấc đất, từng đoạn giao thông hào. Đặc biệt tại đồi Cl ta và địch giằng co nhau tới 20 ngày, đồi A1 giằng co tới 30 ngày. Sau đợt tấn công thứ 2 khu trung tâm Điện Biên Phủ đã nằm trong tầm bắn các loại súng của ta, quân địch rơi vào tình trạng bị động, mất tinh thần cao độ.

- Đợt 3: Từ ngày 01/5 đến ngày 07/5/1954, quân ta đánh chiếm các cứ điểm phía Đông và mở đợt tổng công kích tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Đêm ngày 06/5/1954, tại đồi A1 trận chiến đấu giữa ta và địch diễn ra quyết liệt, quân ta ào ạt xông lên tiêu diệt các lô cốt và dùng thuốc nổ phá các hầm ngầm kiên cố của địch. Tên quan Tư chỉ huy đồi A1 và khoảng 400 tên địch còn sống sót đã phải đầu hàng. 17 giờ 30 phút ngày 07/5/1954, ta chiếm Sở chỉ huy của địch, tướng Đờ Cát cùng toàn bộ Bộ Tham mưu và binh lính tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ phải ra hàng. Lá cờ “Quyết chiến, Quyết thắng” của quân đội ta tung bay trên nóc hầm chỉ huy của địch. Ngay trong đêm đó quân ta tiếp tục tiến công phân khu Nam, đánh địch tháo chạy về Thượng Lào, đến 24 giờ toàn bộ quân địch đã bị bắt làm tù binh.

Sau 55 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, mưu trí, sáng tạo quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên, bắn rơi 62 máy bay, thu 64 ô tô và toàn bộ vũ khí, đạn dược, quân trang quân dụng của địch. Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954 với đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ là một trận quyết chiến chiến lược, một trận tiêu diệt điển hình nhất, trực tiếp đưa đến việc ký Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương. 

Quân đội ta áp dụng thành công chiến thuật "đánh dúi", đào chiến hào, bí mật áp sát vào tận sâu trong đồn địch, làm cho quân Pháp có cảm giác bộ đội ta như "từ dưới đất chui lên" ngay giữa đồn địch

 Đối với cách mạng và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 đã đặt dấu chấm hết cho sự tồn tại của chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi toàn thế giới và mở ra con đường giải phóng dân tộc cho các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Khẳng định vị thế, giá trị thời đại của chiến thắng đó, trong bài viết “Nhân ngày kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ” đăng trên Báo Nhân dân, số 3690, ngày 7-5-1964, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Điện Biên Phủ như là một cái mốc chói lọi bằng vàng của lịch sử. Nó ghi rõ nơi chủ nghĩa thực dân lăn xuống dốc và tan rã, đồng thời phong trào giải phóng dân tộc khắp thế giới đang lên cao đến thắng lợi hoàn toàn”. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ; chấm dứt hoàn toàn ách xâm lược của thực dân Pháp trên đất nước ta và các nước trên bán đảo Đông Dương, buộc Chính phủ Pháp phải ký Hiệp định Geneva, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình, cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; đồng thời phải công nhận độc lập của Lào, Campuchia, rút quân khỏi 3 nước Đông Dương.

Chiến thắng Điện Biên Phủ mang tầm vóc thời đại, góp phần to lớn vào phong trào đấu tranh vì hòa bình, tiến bộ của nhân loại. Chiến thắng Điện Biên Phủ giáng một đòn chí mạng vào nền móng của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, đánh sập thành lũy của chủ nghĩa thực dân cũ ở vị trí xung yếu nhất, đánh dấu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi toàn thế giới; báo hiệu sự thất bại chiến lược toàn cầu phản cách mạng của chủ nghĩa thực dân mới do đế quốc Mỹ cầm đầu. Chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng chung của các nước trên bán đảo Đông Dương, chiến thắng của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, của phong trào đấu tranh vì hòa bình, tiến bộ xã hội trên toàn thế giới.

Đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 đã cổ vũ toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta quyết tâm thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thống nhất đất nước và cả nước độc lập đi lên chủ nghĩa xã hội. Ý nghĩa thời đại lớn lao này được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, dự đoán sẽ đi đến thắng lợi cuối cùng và trên thực tế đã trở thành hiện thực: “Với tinh thần quyết chiến, quyết thắng của Điện Biên Phủ, từ nay về sau nhân dân miền Nam chắc sẽ thắng lợi hơn nữa. Muốn tránh một thất bại như ở Điện Biên Phủ và muốn khỏi mất thể diện, thì đế quốc Mỹ chỉ có một cách là chấm dứt ngay cuộc chiến tranh xâm lược, rút ngay quân đội Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam, để nhân dân miền Nam Việt Nam tự giải quyết lấy vấn đề nội bộ của mình và thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Việt Nam, Campuchia và Lào”.

70 năm đã trôi qua, Chiến dịch Điện Biên Phủ là một chiến dịch điển hình trong lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân ta đánh thắng quân viễn chinh Pháp có tiềm lực quân sự mạnh, vũ khí trang bị hiện đại cùng với sự giúp đỡ của Mĩ. Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc với thắng lợi hoàn toàn thuộc về nhân dân Việt Nam. Chiến thắng vĩ đại ở Điện Biên Phủ không những ghi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một mốc son rực sáng nhất trong thế kỷ XX, mà ý nghĩa và tầm vóc của sự kiện lịch sử trọng đại này không hề phai mờ, trái lại, những bài học lịch sử vẫn còn nguyên giá trị trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Điều này được thể hiện rõ trong những nhận định, đánh giá khách quan, toàn diện của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khẳng định lại những tư tưởng ấy của Người, khi đánh giá về ý nghĩa, tầm vóc của Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đảng ta nhận định: “Chiến thắng Điện Biên Phủ đã ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng, một Đống Đa của thế kỷ XX và đi vào lịch sử thế giới như một mốc son chói lọi, đánh dấu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân”.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Nhân sinh quan trong lãnh đạo là nền tảng hướng đến phát triển bền vững

Công ty Cổ phần Rượu Phú Lễ, kết hợp cùng Nhà phân phối Viễn Đông, đã tổ chức thành công talkshow mang chủ đề “Nhân sinh quan trong lãnh đạo” tại khách sạn La Thành. Sự kiện này thu hút đông đảo các lãnh đạo doanh nghiệp, cơ quan truyền thông và đại biểu từ nhiều tổ chức trong nước.
2024-12-08 10:36:59

Herbalife Việt Nam mở rộng Chương trình Casa Herbalife Việt Nam đến 15 địa phương trên toàn quốc

Herbalife Việt Nam thành lập Trung tâm Casa Herbalife thứ 15 nhân dịp kỷ niệm 15 năm hoạt động tại thị trường Việt Nam. Hoạt động này nhằm giúp cải thiện dinh dưỡng mỗi ngày cho hàng nghìn người có hoàn cảnh khó khăn.
2024-12-08 08:20:15

Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Người thực hiện xuất sắc quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Quân sự mà không có chính trị như cây không có gốc, vô dụng lại có hại”

Tạp chí điện tử Hòa Nhập xin giới thiệu bạn đọc công trình nghiên cứu sâu sắc của Thượng tướng, Viện sĩ, Tiến sĩ Nguyễn Huy Hiệu về tư tưởng “Quân sự mà không có chính trị như cây không có gốc, vô dụng lại có hại” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng như vai trò to lớn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong việc thực hiện xuất sắc tư tưởng này. Tạp chí điện tử Hòa Nhập trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết đến quý độc giả.
2024-12-07 23:26:54

CANDVT – K74 Thanh Trì tổ chức Kỷ niệm 50 năm ngày nhập ngũ (06/12/1974 - 06/12/2024)

Sáng ngày 06/12/2024, tại Hội trường HTX Dịch vụ Nông nghiệp Khuyến Lương, số 24 đường Khuyến Lương, phường Trần Phú, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội, Hội K74 Thanh Trì (thuộc Lực lượng CANDVT, nay là Bộ đội Biên phòng) đã long trọng tổ chức Kỷ niệm 50 năm ngày nhập ngũ (06/12/1974–06/12/2024).
2024-12-07 19:21:21

Những dấu ấn đáng nhớ tại Caravan Group Quản trị và Khởi nghiệp

Chương trình Team building là một trong những hoạt động chính của các lớp CEO SG10 - Group Quản trị và Khởi nghiệp với mục tiêu tăng tính giao lưu kết nối, hiểu nhau hơn, gần nhau hơn giữa các thành viên.
2024-12-07 12:33:25

Đánh thuế bất động sản thứ 2: Liệu có gây “đóng băng” thị trường bất động sản?

Ngày 6/12, liên quan đến việc đánh thuế bất động, Bộ Tài chính cho biết đang nghiên cứu giải pháp thu thuế đối với nhà nói chung và thuế đối với sở hữu nhiều nhà, đất nói riêng. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng việc đề xuất ra quy định này trong thời điểm hiện tại có thực sự phù hợp, hay có khả năng sẽ dẫn đến việc “đóng băng” thị trường bất động sản.
2024-12-07 07:58:01
Đang tải...