Chiến thắng Điện Biên Phủ: Cảm xúc ‘sau 70 năm, 2 con gái nhìn thấy cha mình’

2024-05-06 06:35:00 0 Bình luận
Cầu truyền hình có tên “Dưới lá cờ Quyết Thắng” tái hiện những dấu mốc quan trọng của 70 năm trước được thể hiện thông qua sự kết hợp giữa những trải nghiệm hiện tại và hồi tưởng quá khứ, giữa nghệ thuật và phân tích, đánh giá.

Chương trình diễn ra tại 5 điểm cầu, trong đó sân khấu chính là Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ tại đồi D1, thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên; 4 điểm cầu còn lại gồm: Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Quảng trường Lam Sơn (TP. Thanh Hóa, Thanh Hóa), Nhà rông Kon Klor (TP. Kon Tum, Kon Tum), Khu di tích Cột cờ Thủ Ngữ (Quận 1, TPHCM).

Chương trình biểu diễn trực tiếp tại 5 điểm cầu 

Tại điểm cầu Hà Nội, bà Ngô Thị Ngọc Diệp, Văn công sư đoàn 308, đã cùng mọi người hát vang ca khúc “Qua cầu Tây Bắc”. Với bà Diệp, ký ức lớn nhất đọng lại sau 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ là tinh thần quyết chiến quyết thắng của bộ đội ta và toàn thể chiến sĩ. Bà Diệp xúc động và thấy mình như trẻ lại mấy chục năm trước. “Năm ấy, theo lời kêu gọi của Bác Hồ, lời dặn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chúng tôi với tinh thần quyết chiến quyết thắng đã cùng đoàn kết để làm sao giúp chiến dịch toàn thắng” - bà Diệp nhớ lại.

Ông Đinh Hữu Cán (92 tuổi, Sư đoàn 312) rớm nước mắt khi nhìn thấy hình ảnh chiến trường Điện Biên Phủ được phục dựng lại sống động. Ông tham gia chiến trường Điện Biên Phủ khi tuổi còn rất trẻ. Đến năm 22 tuổi, ông thấy vô cùng vinh dự khi được đứng vào hàng ngũ chiến thắng, thế nhưng rất nhiều đồng đội và chiến sĩ của ông đã ngã xuống tại nơi ấy. “Nhìn lại những hình ảnh của Điện Biên Phủ năm ấy khiến tôi nhớ lại đồng đội cùng một thời oanh liệt của mình” - ông Cán nói.

Tại điểm cầu Điện Biên, bà Nguyễn Thị Oanh và bà Nguyễn Thị Kim - hai người con gái của liệt sĩ Nguyễn Thiện Thuật (Trung đoàn 209, Đại đoàn 312) đã được trao tận tay tấm chân dung của cha - người đã hy sinh để góp nên chiến thắng Điện Biên Phủ. Liệt sĩ Nguyễn Thiện Thuật tham gia chiến trường Điện Biên Phủ khi bà Oanh, bà Kim còn rất nhỏ. 70 năm qua từ ngày chiến thắng, hai người con của liệt sĩ vẫn đau đáu đi tìm hài cốt của cha mình.

Bà Nguyễn Thị Oanh và bà Nguyễn Thị Kim xúc động khi nhận tấm chân dung của cha

Tại cầu truyền hình “Dưới lá cờ Quyết thắng” điểm cầu Điện Biên Phủ, bà Oanh và bà Kim được ba người đồng đội cũ của cha trao lại tấm chân dung của ông. Tấm chân dung ấy được phục dựng từ hình ảnh vợ, họ hàng, người thân của liệt sĩ Nguyễn Thiện Thuật.

“Đến nay, khi chúng tôi được hưởng vinh quang từ chiến thắng Điện Biên Phủ, được Nhà nước quan tâm, chăm sóc thì không biết những người đồng đội của tôi, những người đã ngã xuống có được hưởng gì không?”- ông Điều, đồng đội của liệt sĩ Nguyễn Thiện Thuật, đau đáu.

Ông Điều cũng bày tỏ nguyện vọng muốn nhận hai người con của liệt sĩ Nguyễn Thiện Thuật làm con.

Bất ngờ nhất, ba đồng đội cùng đại đoàn 312 cũng có mặt. Cuộc gặp giữa ba đồng đội cũ và con gái của liệt sĩ đã hy sinh, việc các ông nhận con gái của đồng đội đã hy sinh làm con gái nuôi tại chính cứ điểm bắn phá năm nào khiến nhiều người xúc động.

Trong cầu truyền hình, nhiều cựu binh, nhiều thanh niên xung phong cũng có mặt ở các điểm cầu và kể câu chuyện Điện Biên năm xưa.

Tại điểm cầu Điện Biên, bà Nguyễn Thị Điểm - cựu thanh niên xung phong chiến dịch Điện Biên Phủ - kể khi đó, bà đi chiến dịch theo lời kêu gọi của Đảng và Chính phủ.

"Chúng tôi gánh gạo vào mặt trận, khi lên tới Điện Biên Phủ chỉ còn 3kg. Tôi khóc: Mình tải gạo mà ăn hết thế này thì có tội với mặt trận.

Thế là tôi phát động phong trào gặt thuê, mỗi ngày được năm lạng gạo. Chúng tôi gặt xong cả mùa thì được 150kg gánh lên đèo Pha Đin tiếp tế đơn vị kéo pháo 105", bà nhớ lại.

Trong câu chuyện bà kể, những thanh niên thồ gạo lên Điện Biên ngã lỏng chỏng trên đường nhưng gạo không rơi, giặc bắn cũng đi. Có người dính bom đạn của giặc, họ chôn đồng đội xong lại lên đường. Ăn đói nằm rét.

Bà nói: "Bác nói không thể nào mất nước, phải tự do nên chúng mình phải cố lên"…

Tại điểm cầu Thanh Hóa, ngoài những đại cảnh hoành tráng, khán giả có dịp gặp gỡ ông Trần Khôi, nguyên Chính trị viên Đại đội xe thồ 101 Thanh Hóa. Khi tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, ông vừa tròn 28 tuổi, lên đường theo tiếng gọi Tổ quốc, để lại người vợ trẻ và hai con.

Chương trình đã phát phóng sự về những người con đi tìm cha tại nghĩa trang liệt sĩ Điện Biên Phủ. Trong phóng sự, một người phụ nữ ngồi sụp xuống tại Nghĩa trang liệt sĩ đồi A1, khóc nấc lên: "Bố ơi, con tìm mãi mà không thấy bố ở đâu cả. Không biết bố có đây không bố ơi".

Chương trình diễn ra dưới sự theo dõi đầy cảm xúc của đông đảo người dân cả nước.

Tại chương trình, khán giả đã gặp gỡ và giao lưu cùng các nhân chứng lịch sử, xem những đoạn phim tư liệu về chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” diễn ra cách đây 70 năm; thưởng thức các tiết mục biểu diễn nghệ thuật với những ca khúc sống mãi với thời gian như: Bác đang cùng chúng cháu hành quân, Hò kéo pháo, Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Chiến thắng Điện Biên, Tiến về Hà Nội, Giai điệu Tổ quốc...

Điểm nhấn trong chương trình tại điểm cầu Điện Biên là màn trình diễn ánh sáng nghệ thuật Drone light của 700 máy bay không người lái với nhiều biểu tượng, hình ảnh về tỉnh Điện Biên và Chiến dịch Điện Biên Phủ, như: Hầm Đờ cát, Tượng Đài Chiến thắng Điện Biên Phủ, Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, máy bay, cờ Đảng, cờ Tổ Quốc…

Tại chương trình, những đoạn phim tư liệu về chiến thắng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" diễn ra cách đây vừa tròn 70 năm đã được chiếu lại. Khán giả cũng được thưởng thức các tiết mục biểu diễn nghệ thuật với những ca khúc, sáng tác sống mãi với thời gian như Bác đang cùng chúng cháu hành quân (Huy Thục), Nam Bộ kháng chiến (Tạ Thanh Sơn), Người Hà Nội (Nguyễn Đình Thi), Bình Trị Thiên khói lửa (Nguyễn Văn Thương), Tây Nguyên bất khuất (Văn Ký),…

Tên gọi “Dưới lá cờ Quyết Thắng” được lấy ý tưởng từ lá cờ luân lưu “Quyết chiến - Quyết thắng” Bác Hồ gửi ra mặt trận vào ngày 22-12-1953. Đó là giải thưởng luân lưu khích lệ toàn quân vượt gian khó, hiểm nguy hăng hái thi đua, lập thành tích.

Cầu truyền hình “Dưới lá cờ Quyết Thắng” diễn ra với sự tham dự của các lãnh đạo cơ quan Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ.

Tham dự tại đầu cầu Điện Biên có Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Đại tướng Lương Cường; Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên Trần Quốc Cường và các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Tham dự tại đầu cầu Hà Nội có Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai; Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú; Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang; Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng; Chánh Văn phòng Trung ương Lê Minh Hưng; Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương.

Thủ tướng Phạm Minh Chính; Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc; Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên; Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định tham dự tại đầu cầu TP.HCM.

Tham dự tại đầu cầu Kon Tum có Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình; Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum Dương Văn Trang.

Tham dự tại điểm cầu quảng trường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa có Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an; Giám đốc Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ông Nguyễn Xuân Thắng; Phó Thủ tướng Lê Minh Khái; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải; lãnh đạo các tỉnh Thanh Hóa, Ninh Bình, Nghệ An.

 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Chủ tịch Hồ Chí Minh và việc giáo dục thanh niên

Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa là anh hùng giải phóng dân tộc, vừa là 'kiến trúc sư' của Nhà nước Việt Nam độc lập. Với tầm nhìn của một vĩ nhân cùng trải nghiệm thực tiễn của lãnh tụ cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao vai trò của thanh niên và tầm quan trọng của việc giáo dục thanh niên.
2024-05-19 09:30:58

TP Hạ Long (Quảng Ninh): Nhiều kết quả nổi bật sau 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị

Chào mừng kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thành ủy Hạ Long tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, khen thưởng phong trào “Học và làm theo Bác” năm 2023 và sơ kết 1 năm thực hiện Chỉ thị 20-CT/TU ngày 16/5/2023 của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường lãnh đạo, nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo trật tự đô thị, vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố.
2024-05-18 16:21:54

Thủ tướng: Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội

Chiều tối 17/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030".
2024-05-18 09:58:07

Hiệp hội người Hàn Quốc tại Hồ Chí Minh và Công ty TNHH K&P HASE ký biên bản ghi nhớ

Ngày 16/5/2024, tại số 47 Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra lễ kí kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Công ty TNHH K&P HASE và Hiệp hội người Hàn Quốc tại HCM – Lãnh Sự Quán Hàn Quốc (Korean Association in HCMC).
2024-05-16 23:30:00

Hội nghị Trung ương 9: Chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, nội dung chương trình Hội nghị Trung ương lần này tuy không nhiều đầu việc, nhưng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng và chỉ đạo chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng.
2024-05-16 15:54:13

Đảng ủy Khối DN Đống Đa sơ kết 3 năm Đề án nâng cao chất lượng chi bộ

Sáng 15/5, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp quận Đống Đa sơ kết 3 năm thực hiện Đề án 11-ĐA/TU, ngày 6/12/2021 của Ban Thường vụ Thành ủy về “nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ thuộc Đảng bộ thành phố Hà Nội trong tình hình mới”
2024-05-15 16:08:53
Đang tải...