Chính phủ đặt mục tiêu phát triển năm 2019 ở mức cao

2018-10-22 16:31:00 0 Bình luận
Trên cơ sở kết quả triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2018 và phân tích, đánh giá tình hình trong nước, quốc tế, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực ở mức cao, đòi hỏi nhiều nỗ lực trong chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình bày Báo cáo tình hình KTXH năm 2018 và kế hoạch phát triển năm 2019 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

ác chỉ tiêu KTXH chính được Chính phủ đặt ra trong Báo cáo tình hình KTXH năm 2018 và kế hoạch phát triển năm 2019 do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình bày trước Quốc hội.

Tăng trưởng GDP cao nhất 6,8%

Cụ thể, về kinh tế, tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 6,6-6,8%; tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 7-8%; tỉ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu dưới 3%; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 33-34% GDP.

Về xã hội, tỉ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều) giảm 1-1,5%, riêng các huyện nghèo giảm 4%; tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%; tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 60-62%, trong đó tỉ lệ lao động qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ đạt 24-24,5%; số giường bệnh/một vạn dân (không tính giường trạm y tế xã) đạt 27 giường; tỉ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 88,1%.

Về môi trường, tỉ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường 89%; tỉ lệ che phủ rừng đạt 41,85%.

8 nhóm giải pháp

Để đạt được những mục tiêu này, Chính phủ đề ra 8 nhóm giải pháp ưu tiên triển khai thực hiện.

Trước hết, phải tiếp tục củng cố nền tảng vĩ mô, kiểm soát lạm phát, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

“Tăng cường năng lực phân tích, dự báo, theo dõi sát diễn biến tình hình quốc tế, trong nước để có đối sách phù hợp, kịp thời, không để bị động, bất ngờ. Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp đồng bộ, hiệu quả với chính sách tài khóa và các chính sách khác. Kiểm soát chặt chẽ, nâng cao chất lượng tín dụng. Điều hành lãi suất, tỷ giá linh hoạt, phù hợp với tín hiệu của thị trường và yêu cầu quản lý; ổn định thị trường ngoại tệ, vàng; tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước”, Báo cáo nêu rõ.

Bên cạnh đó, cần tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, phấn đấu sớm vào nhóm các nước dẫn đầu ASEAN, hướng đến tiêu chuẩn của các nước phát triển (OECD), nâng cao hơn nữa xếp hạng của Việt Nam.

“Yêu cầu từng bộ, ngành, địa phương có chương trình, kế hoạch hành động với mục tiêu, giải pháp, lộ trình cụ thể để tăng nhanh điểm số và xếp hạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam, nhất là những chỉ tiêu đang xếp hạng thấp”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Nhóm giải pháp thứ hai là thực hiện đồng bộ, quyết liệt các đột phá chiến lược. Theo đó, sẽ tập trung rà soát, hoàn thiện các cơ chế chính sách tạo đột phá mạnh mẽ hơn nữa, bảo hộ quyền tài sản, thí điểm các mô hình kinh doanh mới, hiệu quả, nhất là những ngành, lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao, đáp ứng yêu cầu Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Phát triển mạnh các thị trường vốn, chứng khoán, bất động sản, lao động, khoa học công nghệ; có cơ chế huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực.

Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật, quy hoạch để phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng KTXH. Tập trung nguồn lực đầu tư công, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam, Cảng hàng không quốc tế Long Thành và các dự án trọng điểm, có sức lan tỏa cao. Khẩn trương hoàn thiện, trình Quốc hội sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đất đai và cho ý kiến đối với dự án Luật về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP); thu hút mạnh đầu tư ngoài Nhà nước vào phát triển kết cấu hạ tầng, bảo đảm hài hòa lợi ích của nhà đầu tư, người dân và Nhà nước.

Có chính sách phù hợp, hiệu quả để phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thị trường. Tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh xã hội hóa đào tạo, chú trọng quản lý chất lượng đầu ra, phối hợp chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp. Hoàn thiện hệ thống thông tin kết nối thị trường lao động. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, thúc đẩy phát triển Hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia. Nâng cao hiệu quả thị trường khoa học công nghệ, coi doanh nghiệp là trung tâm đổi mới, sáng tạo. Phát triển mạnh doanh nghiệp công nghệ Việt Nam, nhất là doanh nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông.

Nhóm giải pháp thứ ba được Chính phủ nêu ra là tạo chuyển biến rõ nét trong cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.

Chính phủ sẽ cơ cấu lại đầu tư công thực chất hơn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Tiếp tục cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, xử lý nợ xấu, nhất là các tổ chức tín dụng yếu kém; tăng cường thanh tra, giám sát; xử lý nghiêm các vi phạm. Nâng cao hiệu quả hoạt động; đẩy mạnh thoái vốn, cổ phần hóa DNNN, bảo đảm công khai, minh bạch, tối đa hóa lợi ích của Nhà nước; phát huy vai trò của Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Xử lý dứt điểm các dự án thua lỗ. Quyết liệt đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập. Phát triển mạnh kinh tế tư nhân; kiến tạo môi trường thuận lợi, cạnh tranh, phát huy tối đa mọi nguồn lực, khuyến khích khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, thúc đẩy mọi thành phần kinh tế phát triển.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Phát triển mạnh công nghiệp chế biến, chế tạo, phục vụ nông nghiệp, công nghiệp hỗ trợ, công nghệ thông tin; khuyến khích ứng dụng công nghệ cao, loại bỏ công nghệ lạc hậu. Đẩy nhanh tiến độ, đưa vào vận hành các công trình công nghiệp trọng điểm. Phấn đấu tăng trưởng công nghiệp, xây dựng đạt khoảng 8%, tiếp tục là động lực chủ yếu của tăng trưởng. Tập trung phát triển các ngành dịch vụ ứng dụng công nghệ hiện đại, giá trị gia tăng cao như bưu chính, viễn thông, logistics, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm...

Báo cáo của Chính phủ cũng nhấn mạnh các nhóm giải pháp phát triển văn hóa, xã hội hài hòa với phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; Chấn chỉnh công tác quản lý tài nguyên, môi trường, chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu; Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu quả thực thi, cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, tăng cường công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, quyết liệt phòng chống tham nhũng, lãng phí; Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế và làm tốt hơn nữa công tác thông tin truyền thông, tạo đồng thuận xã hội, tạo niềm tin và khát vọng dân tộc.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Một ngày tại Trung tâm Dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa

Được thành lập từ năm 2007, Trung tâm Dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa do cô Đoàn Thị Hoa sáng lập đã tiếp nhận, dạy nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật đồng thời rèn luyện cho các bạn kỹ năng để hòa nhập cộng đồng, tự tin vươn lên trong cuộc sống.
2024-11-28 21:31:18

Người mẹ đặc biệt của trẻ khuyết tật

Hơn 17 năm duy trì Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa, cô Đoàn Thị Hoa đã tạo cơ hội cho hàng trăm người khuyết tật được học nghề và tạo ra thu nhập nuôi sống bản thân. Mái ấm Quỳnh Hoa đã trở thành ngọn lửa sưởi ấm những mảnh đời thiệt thòi, giúp họ thêm tự tin vươn lên và hòa nhập với cộng đồng.
2024-11-28 21:17:10

Công tác phối hợp giữa Huyện ủy Điện Biên với Đảng ủy Công an tỉnh trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật

Quyết định số 1556-QĐ/TU, ngày 06/12/2021 của Tỉnh ủy Điện Biên thể hiện rõ về Quy chế phối hợp giữa Đảng ủy Công an tỉnh với các huyện ủy, thị ủy, thành ủy trong công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng đối với các tổ chức đảng, đảng viên thuộc Đảng bộ Công an các cấp.
2024-11-28 20:53:32

Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huy hiệu 45 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Trần Quốc Vượng

Ngày 28/11, tại Hà Nội, Đảng ủy Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức lễ trao Huy hiệu 45 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Trần Quốc Vượng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư khóa XII và các đồng chí nhận Huy hiệu 40 năm, 30 năm tuổi Đảng.
2024-11-28 16:22:08

Hội CCB huyện Trực Ninh xứng danh truyền thống “Bộ đội cụ Hồ”

Chào mừng kỷ niệm 35 năm Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh (CCB) Việt Nam (6-12-1989 – 6-12-2024) Hội CCB huyện Trực Ninh (Nam Định) tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “CCB gương mẫu” gắn với phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, NTM kiểu mẫu, xây dựng đô thị văn minh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác năm 2024, xứng danh truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”.
2024-11-28 09:06:07

'Một thời Quảng Trị' - Cuốn hồi ức chiến tranh đặc sắc

Đất nước ta đã đi qua gần một nửa thế kỷ không còn tiếng súng chiến tranh, nhưng ký ức bi tráng về những tháng ngày đầy gian khổ vẫn còn in sâu trong tâm trí những con người của thời đạn bom. Đó là từng trận đánh ác liệt, kéo dài; đó là những người đồng đội, đồng chí đã vĩnh viễn hoà mình vào Tổ quốc. Trong không khí chào mừng kỉ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Tạp chí điện tử Hoà Nhập xin mời quý vị độc giả nhìn lại thời kỳ hào hùng ấy của dân tộc qua những dòng chia sẻ từ Đại tá, nhà văn Nguyễn Tiến Hải về cuốn hồi ức “Một thời Quảng Trị” của Thượng tướng, Tiến sĩ Nguyễn Huy Hiệu.
2024-11-27 16:52:49
Đang tải...