Chợ Giời (Hà Nội): Dẹp sao nổi?

2016-03-15 10:13:11 0 Bình luận
Nhiều năm nay, chợ Giời luôn được gắn với tiếng xấu như: là nơi tiêu thụ “của gian”, bán hàng không rõ nguồn gốc, gây ùn tắc giao thông... đã khiến không ít lần UBND thành phố Hà Nội muốn di chuyển hoặc dẹp bỏ chợ.

Quang cảnh mua bán tại chợ Giời

Chợ Hòa Bình hay còn gọi là chợ Giời được hình thành từ những năm 1950, được coi là chợ lớn nhất Hà Nội với khoảng 800 hộ đang kinh doanh hoạt động trên nhiều tuyến phố như: Trần Cao Vân, Yên Bái, Thịnh Yên. Đây là nơi buôn bán đủ loại hàng, từ cái nhỏ nhất như cái đinh, cục pin đến cái lớn như xe máy, hàng điện tử, điện lạnh... Thực sự, khu chợ này đã và đang đáp ứng rất nhiều nhu cầu mua bán cho nhiều giai tầng khác nhau trong xã hội.

Một trong những khách hàng thường xuyên của chợ Giời là anh Nguyễn Đình Phong, chủ tiệm sửa xe máy trên phố Nguyễn Trãi (Thanh Xuân, Hà Nội). Anh Phong cho biết, tuần nào anh cũng phải dạo qua chợ Giời vài lần để tìm kiếm những linh phụ kiện cho khách hàng. Anh cho biết, không chỉ có cửa hàng của anh mà hàng trăm, hàng ngàn tiệm sửa xe máy ở Hà Nội và nhiều tỉnh thành lân cận như Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên... cũng là khách hàng quen thuộc của chợ Giời.

Là một thương binh, hiện đang buôn bán linh kiện máy ở phố Thịnh Yên, ông Nguyễn Văn Bình, cho biết: Ông cùng gia đình đã có mấy chục năm buôn bán ở chợ Giời, hàng của ông nhập trong nước cũng có, ngoài nước cũng có và máy móc của người dân không dùng nữa ông cũng mua, nói chợ Giời chuyên bán đồ ăn cắp là oan uổng quá. Nếu dẹp bỏ hay chuyển chợ Giời sẽ gây tổn hại không chỉ với các hộ kinh doanh mà còn làm mất một “tạp hóa khổng lồ” cho thị trường. Ông có nêu một số khó khăn nếu phải di chuyển chợ đi nơi khác như là: làm mất ổn định cuộc sống, lại phải đầu tư thêm, lại phải đóng vô số thứ tiền, mới buôn bán lại sẽ gặp khó khăn trong việc chào hàng và trong số những hộ kinh doanh, rất nhiều người là thương binh như ông, sẽ gặp khó khăn khi phải di chuyển buôn bán đi nơi khác.

Cũng theo ông Bình, một số “khuyết điểm” của chợ Giời như trộm cắp, móc túi hay việc bán hàng không rõ nguồn gốc chỉ là “chuyện bình thường”. Hầu như ở tất cả các chợ, những nơi tập trung đông người đều dễ xảy ra nạn trộm cắp. Cũng có một số ít hộ buôn bán những hàng hóa không rõ nguồn gốc cũng chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh”. Không thể vì thế mà phải “dẹp” chợ. 

Trước thông tin UBND thành phố Hà Nội muốn dẹp bỏ chợ Giời, một hộ kinh doanh khác là cô Nguyễn Minh Nguyệt, cho biết. Gia đình cô đã buôn bán được 20 năm, nguồn hàng mua lại từ các xí nghiệp vận tải, đóng thuế đầy đủ, sáng dọn hàng ra bán rồi tối lại dọn hàng trả lại mặt đường, kể cả ban ngày người dân vẫn có thể đi xe máy vào chợ mua hàng mà không phải gửi xe, không có chuyện chợ gây ảnh hưởng đến giao thông. Cô Nguyệt cũng chia sẻ với phóng viên hoanhap.vn: cô cũng như nhiều hộ kinh doanh khác, đều mong muốn được buôn bán ổn định tại chợ. Vì đây đã là cuộc sống mấy chục năm, các hộ kinh doanh chông chờ vào cái chợ này, nếu chuyển hay dẹp bỏ chợ sẽ làm thay đổi nhiều vấn đề, làm cuộc sống của những hộ kinh doanh đã khó khăn lại càng thêm khó.

Trao đổi với phóng viên hoanhap.vn, ở góc độ quản lý địa bàn ông Nguyễn Song Toàn, Phó chủ tịch UBND phường Phố Huế (Hai Bà Trưng, Hà Nội) thừa nhận một thực tế: Đúng là có mộ thời gian khu vực gần chùa Vua là nơi tiêu thụ đồ gian khi nở rộ việc lấy trộm biển kiểm soát xe máy. Nhưng sau này, khi thủ tục hành chính xin cấp lại biển kiểm soát bị mất trở nên đơn giản, tự nhiên việc kinh doanh mặt hàng này không tồn tại. Khu vực gần chùa Vua chuyển thành nơi kinh doanh linh kiện điện thoại và phụ tùng xe máy. Một cán bộ trong Ban quản lý chợ Giời (xin được giấu tên) lắc đầu ngán ngẩm: Trong vài năm trở lại đây đã có 3 lần anh nghe thông tin chuyển chợ Giời ra một khu vực khác hay dẹp bỏ. Tuy nhiên, để làm được việc đó là một điều không tưởng. Làm sao mà lấy một mệnh lệnh hành chính suông để điều chỉnh các mối quan hệ dân sự được. Còn nếu Nhà nước có quyết định di chuyển thật, ban quản lý sẽ thực thi vậy, chỉ cần Nhà nước lo cho những hộ kinh doanh một chỗ buôn bán mới hợp lý.

Theo ghi nhận của phóng viên hoanhap.vn, chợ Giời dù ít dù nhiều mang tiếng xấu, nhưng chợ đã có lịch sử khá lâu và đã trở thành một phần đời sống của một bộ phận dân cư Hà Nội. Chợ vẫn là nơi đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hóa vẫn còn sử dụng được với giá rẻ cho nhiều giai tầng trên thị trường thủ đô và các tỉnh thành lân cận. Bên cạnh đó, nó còn tạo công ăn việc làm cho những thương binh, người khuyết tật, người về hưu sớm, người do không có trình độ học vấn mà không tìm được việc làm ở các cơ quan công sở... Có khoảng 800 hộ kinh doanh đang “cắm dùi” tại chợ Giời, cuộc sống đang “khá” ổn định, nay chính quyền lại muốn dẹp bỏ chợ, phải chăng cũng muốn “chơi khó” 800 hộ gia đình?

Ông Nguyễn Ngọc Tiến- nhà văn, nhà nghiên cứu về Hà Nội cho rằng, sự ra đời và tồn tại của chợ Giời là một thực tế khách quan, nó đáp ứng được nhu cầu của đời sống xã hội và cần phải hết sức cân nhắc khi muốn di dời hoặc dẹp bỏ. Để hoạt động của chợ Giời diễn ra lành mạnh, ông Tiến đề xuất chính quyền địa phương như UBND quận Hai Bà Trưng, các cơ quan chức năng như Công an quận, Quản lý thị trường cần tăng cường biện pháp kiểm tra, xử phạt những cá nhân, hộ dân vi phạm pháp luật trong kinh doanh.

 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Lễ thượng cờ ‘Thống nhất non sông’ bên bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng ngày 30/4, tỉnh Quảng Trị tổ chức lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông" lá cờ Tổ quốc được kéo lên tại kỳ đài Di tích Hiền Lương - Bến Hải trong tiếng nhạc "Tiến quân ca" khiến nhiều người xúc động.
2024-04-30 14:05:00

Du khách trên sông Nho Quế tăng cao dịp lễ, CSGT căng sức điều tiết thuyền bè

Đội CSGT - TT Công an huyện Mèo Vạc đã triển khai nhiều giải pháp đảm bảo an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
2024-04-30 01:24:14

Đồng Nai: Bị thổi nồng độ cồn, 'ma men' đốt xe chuyên dụng của CSGT

Vì có hành vi vi phạm nồng độ cồn nên một người đàn ông đã bị tổ công tác của lực lượng CSGT giữ lại. Điều đáng nói là sau đó người đàn ông này đã phóng hoả đốt xe chuyên dụng của cảnh sát.
2024-04-29 18:14:10

Đũa gỗ Quảng Thủy, Ba Đồn: Chất lượng truyền thống - Công nghệ hiện đại

Đũa gỗ Quảng Thủy thành công nhờ áp dụng ứng dụng khoa học và công nghệ kết hợp với phương pháp thủ công truyền thống, sản phẩm HTX đa dạng mẫu mã kiểu dáng, chất lượng đáp ứng nhu cầu của các khách hàng, không chỉ bền, đẹp mà giá cả rất hấp dẫn phù hợp với nhiều khách hàng.
2024-04-29 16:20:00

Quảng Ninh: “Bừng sáng cùng Kỳ quan” - Carnaval Hạ Long đầu tiên trên biển

Tối 28/4 tại khu du lịch Bãi Cháy thành phố Hạ Long, Carnaval Hạ Long 2024 lần đầu tiên được tổ chức trên biển đã mang tới cho du khách nhiều cảm xúc về vùng đất, con người Quảng Ninh với nhiều nét văn hóa đặc sắc, khởi động một mùa du lịch mới.
2024-04-29 14:43:11

Công nhân môi trường lặng thầm làm đẹp đường phố dịp Lễ 30/4

Trong khi phần lớn người dân được nghỉ Lễ 30/4 kéo dài 5 ngày, thì trên các tuyến đường, ngõ phố của Hà Nội các công nhân vệ sinh môi trường vẫn đang đội nắng mưa, lặng thầm làm đẹp từng con đường, góc phố Thủ đô.
2024-04-29 11:29:38
Đang tải...