Chợ Giời (Hà Nội): Dẹp sao nổi?

2016-03-15 10:13:11 0 Bình luận
Nhiều năm nay, chợ Giời luôn được gắn với tiếng xấu như: là nơi tiêu thụ “của gian”, bán hàng không rõ nguồn gốc, gây ùn tắc giao thông... đã khiến không ít lần UBND thành phố Hà Nội muốn di chuyển hoặc dẹp bỏ chợ.

Quang cảnh mua bán tại chợ Giời

Chợ Hòa Bình hay còn gọi là chợ Giời được hình thành từ những năm 1950, được coi là chợ lớn nhất Hà Nội với khoảng 800 hộ đang kinh doanh hoạt động trên nhiều tuyến phố như: Trần Cao Vân, Yên Bái, Thịnh Yên. Đây là nơi buôn bán đủ loại hàng, từ cái nhỏ nhất như cái đinh, cục pin đến cái lớn như xe máy, hàng điện tử, điện lạnh... Thực sự, khu chợ này đã và đang đáp ứng rất nhiều nhu cầu mua bán cho nhiều giai tầng khác nhau trong xã hội.

Một trong những khách hàng thường xuyên của chợ Giời là anh Nguyễn Đình Phong, chủ tiệm sửa xe máy trên phố Nguyễn Trãi (Thanh Xuân, Hà Nội). Anh Phong cho biết, tuần nào anh cũng phải dạo qua chợ Giời vài lần để tìm kiếm những linh phụ kiện cho khách hàng. Anh cho biết, không chỉ có cửa hàng của anh mà hàng trăm, hàng ngàn tiệm sửa xe máy ở Hà Nội và nhiều tỉnh thành lân cận như Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên... cũng là khách hàng quen thuộc của chợ Giời.

Là một thương binh, hiện đang buôn bán linh kiện máy ở phố Thịnh Yên, ông Nguyễn Văn Bình, cho biết: Ông cùng gia đình đã có mấy chục năm buôn bán ở chợ Giời, hàng của ông nhập trong nước cũng có, ngoài nước cũng có và máy móc của người dân không dùng nữa ông cũng mua, nói chợ Giời chuyên bán đồ ăn cắp là oan uổng quá. Nếu dẹp bỏ hay chuyển chợ Giời sẽ gây tổn hại không chỉ với các hộ kinh doanh mà còn làm mất một “tạp hóa khổng lồ” cho thị trường. Ông có nêu một số khó khăn nếu phải di chuyển chợ đi nơi khác như là: làm mất ổn định cuộc sống, lại phải đầu tư thêm, lại phải đóng vô số thứ tiền, mới buôn bán lại sẽ gặp khó khăn trong việc chào hàng và trong số những hộ kinh doanh, rất nhiều người là thương binh như ông, sẽ gặp khó khăn khi phải di chuyển buôn bán đi nơi khác.

Cũng theo ông Bình, một số “khuyết điểm” của chợ Giời như trộm cắp, móc túi hay việc bán hàng không rõ nguồn gốc chỉ là “chuyện bình thường”. Hầu như ở tất cả các chợ, những nơi tập trung đông người đều dễ xảy ra nạn trộm cắp. Cũng có một số ít hộ buôn bán những hàng hóa không rõ nguồn gốc cũng chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh”. Không thể vì thế mà phải “dẹp” chợ. 

Trước thông tin UBND thành phố Hà Nội muốn dẹp bỏ chợ Giời, một hộ kinh doanh khác là cô Nguyễn Minh Nguyệt, cho biết. Gia đình cô đã buôn bán được 20 năm, nguồn hàng mua lại từ các xí nghiệp vận tải, đóng thuế đầy đủ, sáng dọn hàng ra bán rồi tối lại dọn hàng trả lại mặt đường, kể cả ban ngày người dân vẫn có thể đi xe máy vào chợ mua hàng mà không phải gửi xe, không có chuyện chợ gây ảnh hưởng đến giao thông. Cô Nguyệt cũng chia sẻ với phóng viên hoanhap.vn: cô cũng như nhiều hộ kinh doanh khác, đều mong muốn được buôn bán ổn định tại chợ. Vì đây đã là cuộc sống mấy chục năm, các hộ kinh doanh chông chờ vào cái chợ này, nếu chuyển hay dẹp bỏ chợ sẽ làm thay đổi nhiều vấn đề, làm cuộc sống của những hộ kinh doanh đã khó khăn lại càng thêm khó.

Trao đổi với phóng viên hoanhap.vn, ở góc độ quản lý địa bàn ông Nguyễn Song Toàn, Phó chủ tịch UBND phường Phố Huế (Hai Bà Trưng, Hà Nội) thừa nhận một thực tế: Đúng là có mộ thời gian khu vực gần chùa Vua là nơi tiêu thụ đồ gian khi nở rộ việc lấy trộm biển kiểm soát xe máy. Nhưng sau này, khi thủ tục hành chính xin cấp lại biển kiểm soát bị mất trở nên đơn giản, tự nhiên việc kinh doanh mặt hàng này không tồn tại. Khu vực gần chùa Vua chuyển thành nơi kinh doanh linh kiện điện thoại và phụ tùng xe máy. Một cán bộ trong Ban quản lý chợ Giời (xin được giấu tên) lắc đầu ngán ngẩm: Trong vài năm trở lại đây đã có 3 lần anh nghe thông tin chuyển chợ Giời ra một khu vực khác hay dẹp bỏ. Tuy nhiên, để làm được việc đó là một điều không tưởng. Làm sao mà lấy một mệnh lệnh hành chính suông để điều chỉnh các mối quan hệ dân sự được. Còn nếu Nhà nước có quyết định di chuyển thật, ban quản lý sẽ thực thi vậy, chỉ cần Nhà nước lo cho những hộ kinh doanh một chỗ buôn bán mới hợp lý.

Theo ghi nhận của phóng viên hoanhap.vn, chợ Giời dù ít dù nhiều mang tiếng xấu, nhưng chợ đã có lịch sử khá lâu và đã trở thành một phần đời sống của một bộ phận dân cư Hà Nội. Chợ vẫn là nơi đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hóa vẫn còn sử dụng được với giá rẻ cho nhiều giai tầng trên thị trường thủ đô và các tỉnh thành lân cận. Bên cạnh đó, nó còn tạo công ăn việc làm cho những thương binh, người khuyết tật, người về hưu sớm, người do không có trình độ học vấn mà không tìm được việc làm ở các cơ quan công sở... Có khoảng 800 hộ kinh doanh đang “cắm dùi” tại chợ Giời, cuộc sống đang “khá” ổn định, nay chính quyền lại muốn dẹp bỏ chợ, phải chăng cũng muốn “chơi khó” 800 hộ gia đình?

Ông Nguyễn Ngọc Tiến- nhà văn, nhà nghiên cứu về Hà Nội cho rằng, sự ra đời và tồn tại của chợ Giời là một thực tế khách quan, nó đáp ứng được nhu cầu của đời sống xã hội và cần phải hết sức cân nhắc khi muốn di dời hoặc dẹp bỏ. Để hoạt động của chợ Giời diễn ra lành mạnh, ông Tiến đề xuất chính quyền địa phương như UBND quận Hai Bà Trưng, các cơ quan chức năng như Công an quận, Quản lý thị trường cần tăng cường biện pháp kiểm tra, xử phạt những cá nhân, hộ dân vi phạm pháp luật trong kinh doanh.

 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hiệp hội người Hàn Quốc tại Hồ Chí Minh và Công ty TNHH K&P HASE ký biên bản ghi nhớ

Ngày 16/5/2024, tại số 47 Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra lễ kí kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Công ty TNHH K&P HASE và Hiệp hội người Hàn Quốc tại HCM – Lãnh Sự Quán Hàn Quốc (Korean Association in HCMC).
2024-05-16 23:30:00

Hội nghị Trung ương 9: Chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, nội dung chương trình Hội nghị Trung ương lần này tuy không nhiều đầu việc, nhưng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng và chỉ đạo chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng.
2024-05-16 15:54:13

Đảng ủy Khối DN Đống Đa sơ kết 3 năm Đề án nâng cao chất lượng chi bộ

Sáng 15/5, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp quận Đống Đa sơ kết 3 năm thực hiện Đề án 11-ĐA/TU, ngày 6/12/2021 của Ban Thường vụ Thành ủy về “nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ thuộc Đảng bộ thành phố Hà Nội trong tình hình mới”
2024-05-15 16:08:53

Hà Nội: Đảng ủy Khối DN quận Đống Đa trao Huy hiệu 55 tuổi Đảng đợt 19/5

Sáng nay (15/5), Đảng Ủy Khối Doanh nghiệp quận Đống Đa trao tặng Huy hiệu 55 - 45 - 30 tuổi Đảng cho đảng viên nhân dịp 19/5 (kỷ niệm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh).
2024-05-15 12:52:28

Quy định về cấp sổ đỏ cho hộ gia đình đang sử dụng đất không có giấy tờ

Luật Đất đai số 31/2024/QH15 quy định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất mà không vi phạm pháp luật về đất đai, không thuộc trường hợp đất được giao không đúng thẩm quyền (Điều 138).
2024-05-15 12:04:12

Dragonfly phân phối độc quyền thương hiệu Titan tại thị trường Việt Nam

Chiều 14/5, Titan company Limited và Công ty TNHH Dragonfly Select Brands Việt Nam đã thực hiện ký kết hợp tác phân phối độc quyền thương hiệu đồng hồ Titan (Ấn Độ) tại thị trường Việt Nam.
2024-05-15 11:39:51
Đang tải...