Gia đình có chồng và con mù lòa nuôi vợ tàn tật

2021-10-27 07:00:00 0 Bình luận

Nằm bên dòng sông Kiến Giang thơ mộng, nhưng ngôi nhà của anh Lê Văn Dũng (51 tuổi, trú tại thôn Uẩn Áo, xã Liên Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) lại không được yên ả như dòng sông. 

Ngôi nhà cấp 4 đã xuống cấp từ lâu này là nơi mà anh cùng vợ và 2 người con sinh sống. Cả gia đình 4 người thì 3 người đều bị khuyết tật, anh Dũng từ nhỏ thị lực đã yếu, đến năm 25 tuổi thì mất đi thị lực hoàn toàn. 

Con gái anh, cháu Lê Thảo Vân năm nay 13 tuổi, vì mang gen của anh nên cũng bị mù từ lúc lên 10, nên 3 năm nay đành phải bỏ dở việc học tập, ở nhà cùng bố mẹ. Vợ anh cũng bị khuyết tật ở chân, cộng thêm chứng thiểu năng khiến cho cô không làm được gì nhiều, may mắn thay đứa con út của anh hiện đang học lớp 3, là người duy nhất còn lành lặn trong gia đình.

Nguồn thu nhập chính của cả gia đình chủ yếu đến từ nguồn trợ cấp xã hội và từ chính đôi bàn tay của anh Dũng. Mỗi tháng anh được trợ cấp xã hội với số tiền 810.000 đồng, tuy nhiên để nuôi cả gia đình 4 người thì số tiền này là quá ít. 

Cũng nhờ hội chữ thập đỏ của tỉnh mà anh được dạy cho nghề xoa bóp bấm huyệt, được cấp các trang thiết bị để làm dịch vụ tại nhà của mình. 

Mỗi lần bấm huyệt anh chỉ lấy của khách hàng từ 30.000 đồng đến 50.000 đồng, tùy vào thời gian bấm huyệt. Mỗi ngày thường có khoảng 1 đến 2 khách đến nhà anh để bấm huyệt, thu nhập trung bình hàng ngày cũng chỉ khoảng trên dưới 50.000 đồng. Mỗi tháng bình quân anh kiếm được khoảng 500.000 đồng đến 800.000 đồng từ nghề xoa bóp bấm huyệt này. 

Tuy nhiên, từ lúc tỉnh Quảng Bình bắt đầu xuất hiện dịch COVID-19, người dân hạn chế đi lại nên lượng khách hàng của anh cũng sụt giảm mạnh, có những tháng gia đình anh chỉ sống bằng mỗi tiền trợ cấp xã hội. Cuộc sống vốn đã vất vả, nay còn cơ cực hơn trước nhiều.

Anh Dũng tâm sự, “mình là người đàn ông trong gia đình mà, tuy rằng mình mù những vẫn phải làm để cố gắng cho vợ con một cuộc sống tốt hơn, vợ con mình đã quá thiệt thòi rồi. Mình chỉ không nhìn thấy, chứ tay chân mình vẫn còn hoạt động được, mà còn hoạt động được là còn làm. Mình cũng không muốn là gánh nặng cho xã hội, cho gia đình mình”.

Anh Dũng đang tận tâm xoa bóp, bấm huyệt cho khách hàng. Ảnh: H.L

Người con gái đầu của anh, cháu Lê Thảo Vân cũng bị tình trạng như anh lúc trẻ. Cháu từ khi sinh ra thị lực đã yếu, phải theo học tại Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật của huyện, từ lúc lên 10 tuổi, do mất thị lực hoàn toàn nên cháu phải ở nhà với bố mẹ đã 3 năm nay.

Giờ cả ước mơ của gia đình đều đặt trọn vào đứa con trai út, người duy nhất còn lành lặn trong gia đình. Mọi việc liên quan đến chữ viết trong gia đình giờ đều do chính cậu nhóc lớp 3 này đảm nhiệm. 

Anh Dũng nói trong nước mắt, “cháu lớn hết hi vọng rồi, tội cho cháu, gia đình nghèo quá, không có tiền chạy chữa kịp thời cho cháu. Giờ mọi hy vọng đều đặt cả vào đứa con út của mình cả, mong là hắn không bị như ba và chị”.

Gia đình anh Dũng là hộ nghèo trong thôn, nên mọi học phí của cậu con trai đều được miễn giảm, nếu không có lẽ gia đình cũng không kham nổi việc nuôi cháu ăn học.

Bà con xóm làng thương cho hoàn cảnh của anh, cũng động viên giúp đỡ anh rất nhiều.

Giờ đây, anh Dũng cũng chỉ mong có tiền chăm lo cho gia đình, chăm lo cho việc học tập của người con trai út còn lành lặn, người đang mang trên mình ước mơ của cả gia đình về một cuộc sống tươi sáng hơn.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Đồng Nai: Bị thổi nồng độ cồn, 'ma men' đốt xe chuyên dụng của CSGT

Vì có hành vi vi phạm nồng độ cồn nên một người đàn ông đã bị tổ công tác của lực lượng CSGT giữ lại. Điều đáng nói là sau đó người đàn ông này đã phóng hoả đốt xe chuyên dụng của cảnh sát.
2024-04-29 18:14:10

Đũa gỗ Quảng Thủy, Ba Đồn: Chất lượng truyền thống - Công nghệ hiện đại

Đũa gỗ Quảng Thủy thành công nhờ áp dụng ứng dụng khoa học và công nghệ kết hợp với phương pháp thủ công truyền thống, sản phẩm HTX đa dạng mẫu mã kiểu dáng, chất lượng đáp ứng nhu cầu của các khách hàng, không chỉ bền, đẹp mà giá cả rất hấp dẫn phù hợp với nhiều khách hàng.
2024-04-29 16:20:00

Quảng Ninh: “Bừng sáng cùng Kỳ quan” - Carnaval Hạ Long đầu tiên trên biển

Tối 28/4 tại khu du lịch Bãi Cháy thành phố Hạ Long, Carnaval Hạ Long 2024 lần đầu tiên được tổ chức trên biển đã mang tới cho du khách nhiều cảm xúc về vùng đất, con người Quảng Ninh với nhiều nét văn hóa đặc sắc, khởi động một mùa du lịch mới.
2024-04-29 14:43:11

Công nhân môi trường lặng thầm làm đẹp đường phố dịp Lễ 30/4

Trong khi phần lớn người dân được nghỉ Lễ 30/4 kéo dài 5 ngày, thì trên các tuyến đường, ngõ phố của Hà Nội các công nhân vệ sinh môi trường vẫn đang đội nắng mưa, lặng thầm làm đẹp từng con đường, góc phố Thủ đô.
2024-04-29 11:29:38

CSGT đưa người già, trẻ nhỏ thoát khỏi nắng nóng trên cao tốc Pháp Vân

Tuần tra kiểm soát trên cao tốc, tổ công tác của đội Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ số 3 (Cục CSGT) kịp thời giúp nhiều trẻ nhỏ, người già khỏi nắng nóng.
2024-04-29 09:00:00

Chổi đót phường Quảng Phong, thị xã Ba Đồn: Làng nghề độc đáo gần 100 năm tuổi

Được truyền từ đời này qua đời khác, làng nghề chổi đót phường Quảng Phong, thị xã Ba Đồn có bề dày gần 100 năm qua đang từng bước lớn mạnh bởi những bàn tay ngày đêm gìn giữ nét đẹp truyền thống.
2024-04-28 15:17:00
Đang tải...