Chùa Bái Đính, điểm du lịch Tâm linh bền vững

2019-10-09 15:12:59 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Chùa Bái Đính là một công trình tâm linh phật giáo với kiến trúc lớn, hoành tráng nhưng vẫn mang đậm bản sắc truyền thống phù hợp văn hóa tín ngưỡng của người Việt Nam. Từ khi đi vào hoạt động đến nay, chùa Bái Đính là nơi tổ chức nhiều sự kiện quan trọng của Phật giáo trong nước và thế giới. Đồng thời là một điểm du lịch tâm linh hấp dẫn, thu hút du khách thập phương về tham quan, chiêm bái.

Tổng quan chùa Bái Đính


Cách Hà Nội hơn 90 km về phía Nam, chùa Bái Đính là một quần thể kiến trúc Phật giáo rộng lớn với một khu chùa cổ (đây chính là ngôi chùa Bái Đính gốc được Thiền sư Nguyễn Minh Không - Lý Quốc Sư dựng lên vào năm 1136 vào thời nhà Lý) và một khu chùa mới rộng hơn 80 hecta được xây dựng từ năm 2003. Một trong những điều tạo nên vẻ đẹp của chùa Bái Đính đó chính là vị trí xây dựng của ngôi chùa này - nằm lưng chừng núi, giữa thung lũng, xung quanh là mênh mông những hồ và núi đá - đã tạo nên một bức tranh Phật giáo tuyệt đẹp. Không chỉ vậy, chùa Bái Đính còn được biết đến như là một quần thể chùa lớn nhất đồng thời sở hữu nhiều kỷ lục Việt Nam và châu Á nhất.

Quần thể chùa Bái Đính có diện tích khoảng 500 ha bao gồm khu chùa Bái Đính cổ (27ha), khu chùa Bái Đính mới (80ha) và một số hạng mục khác. Toàn bộ khu chùa cổ nằm trong vùng lõi, còn lại phần lớn Khu chùa mới nằm trong vùng đệm Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An, thuộc địa bàn xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.


Khóa tu mùa hè do chùa Bái Đính tổ chức


Chùa Bái Đính là một công trình tâm linh phật giáo gồm nhiều hạng mục, kiến trúc chính như Điện Tam Thế, Điện Pháp Chủ, điện Quan Âm, Bảo Tháp, Tháp Chuông… với kiến trúc lớn, hoành tráng nhưng vẫn mang đậm bản sắc truyền thống phù hợp văn hóa tín ngưỡng của người Việt Nam. Từ khi đi vào hoạt động (năm 2008) đến nay, chùa Bái Đính là nơi tổ chức nhiều sự kiện quan trọng của Phật giáo trong nước và thế giới tiêu biểu như Đại Lễ phật đản Liên hiệp quốc Vesak 2014, hội thảo khoa học Phật giáo thế giới, Hội nghị quốc tế về du lịch tâm linh vì sự phát triển bền vững do Tổ chức Du lịch Thế giới Liên hiệp quốc tổ chức… Đồng thời là một điểm du lịch tâm linh hấp dẫn, thu hút du khách thập phương về tham quan, chiêm bái.

Khu du lịch tâm linh chùa Bái Đính cùng với Quần thể danh thắng Tràng An đã trở thành điểm nhấn, trọng điểm du lịch của tỉnh, chiếm gần 80% tổng lượt khách đến Ninh Bình, góp phần quan trọng tạo động lực thúc đẩy kinh tế xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương trong tỉnh, đặc biệt tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hơn 20 ngàn lao động (thu nhập bình quân 3-5 triệu đồng/tháng). Chùa Bái Đính và di sản thế giới Tràng An đã thực sự góp phần xây dựng và nâng cao hình ảnh thương hiệu của du lịch Ninh Bình ở trong nước và quốc tế.


Các pho tượng ghi dấu kiến trúc của chùa Bái Đính


Chùa Bái Đính được bắt đầu xây dựng từ năm 2003, do Cố hòa Thượng Thích Thanh Tứ, phó chủ tịch Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trụ trì chùa Bái Đính chủ trì chỉ đạo xây dựng. Việc xây dựng chùa Bái Đính đã được hàng triệu tín đồ, phật tử và nhân dân gần xa công đức, đóng góp, đặc biệt là sự đóng góp to lớn về tài chính và công sức, tâm huyết của gia đình ông Nguyễn Văn Trường, giám đốc Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường. Bên cạnh đó, gia đình ông Nguyễn Văn Trường đã công đức, đóng góp xây dựng 06 ngôi chùa trên các đảo thuộc Quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa và đã bàn giao cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam quản lý.

Từ năm 2014 đến nay, lượng du khách đến thăm quan, chiêm bái chùa Bái Đính ngày một tăng. Để đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường và phục vụ du khách và phật tử đến thăm chùa, thường xuyên có khoảng 300 - 400 lao động làm công tác bảo vệ, vệ sinh môi trường và làm việc tại chùa. Toàn bộ kinh phí xây dựng, trùng tu, tôn tạo sửa chữa, xây dựng mới các công trình và chi phí cho công tác an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, điện chiếu sáng, nước sinh hoạt và nhân lực phục vụ khách du lịch tham quan, chiêm bái do Doanh nghiệp Xuân Trường và các phật tử công đức.

Trong thời gian vừa qua, các hoạt động dịch vụ khai thác phục vụ khách du lịch tại khu du lịch tâm linh chùa Bái Đính được tổ chức quản lý và vận hành nghiêm túc, công tác phật sự được duy trì thường xuyên. Ban trụ trì của chùa đã tuyên truyền, hướng dẫn khách thăm quan, các tín đồ, phật tử sinh hoạt tâm linh tại chùa theo đúng các qui định của Nhà nước, thực hiện nếp sống văn minh.

Nhà chùa cũng thường xuyên tổ chức các khóa tu mùa hè cho các cháu học sinh, sinh viên. Qua đó đã góp phần giáo dục các em về tình yêu thương, đạo lý làm người để từ đó tích cực học tập, tu dưỡng, rèn luyện trở thành những công dân có ích cho xã hội.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Chuyến tàu biển Nhật Bản với 1.700 du khách đầu tiên đến Quảng Ninh

Ngày 30/4/2025, tại Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh tổ chức Chương trình đón Đoàn khách du lịch trên tàu biển Pacific World do Công ty Peace Boat (Nhật Bản) quản lý điều hành, đưa khoảng 1.700 du khách (chủ yếu là khách Nhật Bản) đến Quảng Ninh.
2025-04-30 19:45:53

Quảng Ninh: Liên hoan Lân Sư Rồng Hạ Long mở rộng lần thứ 2 năm 2025

Tại Quảng trường 30/10 TP Hạ Long, sáng 30/4 - UBND thành phố Hạ Long đã tổ chức chương trình Liên hoan Lân Sư Rồng Hạ Long mở rộng lần thứ 2 năm 2025. Các đồng chí lãnh đạo tỉnh cùng đông đảo nhân dân địa phương và du khách đến dự và cổ vũ.
2025-04-30 19:33:05

Du khách chôn chân tại cửa khẩu Lạng Sơn

Cửa khẩu Lạng Sơn, bao gồm các cửa khẩu quan trọng như Hữu Nghị, Tân Thanh, Chi Ma, Cốc Nam, và Na Hình, là điểm nối quan trọng giữa Việt Nam và Trung Quốc, không chỉ cho giao thương hàng hóa mà còn cho du lịch.
2025-04-30 15:10:03

Toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Tạp chí Điện tử Hòa Nhập trân trọng giới thiệu bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
2025-04-30 08:30:00

Bằng chất lượng ổn định Xi măng Long Sơn vươn tầm quốc tế

Từ nguồn nguyên liệu tốt nhất Việt Nam để sản xuất xi măng kết hợp với 4 dây chuyền đồng bộ, hiện đại có tổng công suất hơn 10,5 triệu tấn/năm. Công ty Xi măng Long Sơn luôn cung cấp các dòng sản phẩm chất lượng cao và ổn định đáp ứng yêu cầu và làm hài lòng khách hàng trong nước cũng như quốc tế.
2025-04-30 07:55:00

Bài học về nghệ thuật tác chiến hiệp đồng quân binh chủng trong Chiến dịch Hồ Chí Minh mùa xuân 1975

Nửa thế kỷ đã trôi qua, nhìn lại Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, ta thấy đây là chiến dịch cuối cùng của Cuộc Tổng tiến công chiến lược mùa Xuân 1975, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của quân và dân ta. Đây là một điển hình, là nét đặc sắc nổi bật nhất của nghệ thuật tác chiến hiệp đồng quân binh chủng trong chiến dịch tiến công quy mô lớn, với đặc trưng tiến công “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”, giành thắng lợi hoàn toàn, triệt để, trong thời gian ngắn.
2025-04-30 07:10:00
Đang tải...