Chùa Thiền Tông Tân Diệu ở Long An - Điểm đến ấn tượng khi Xuân về
Ông Nguyễn Công Nhân - Viện Chủ Chùa Thiền Tông Tân Diệu được vinh danh tại Gala Chào Xuân 2025.
Đây là sự công nhận xứng đáng cho những đóng góp quan trọng của ngôi chùa trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, tín ngưỡng dân tộc. Có thể nói Chùa Thiền Tông Tân Diệu là một ngôi chùa đặc biệt, có 1 không 2, không giống bất cứ một ngôi chùa nào trong cả nước nước cũng như trên toàn thế giới bởi những giá trị đặc trưng rất riêng biệt của Chùa Thiền Tông Tân Diệu. Điều đặc biệt đầu tiên đó là trên cổng chùa có ghi: "Chùa Thiền Tông Tân Diệu chuyên dạy giải thoát."
Trước cửa chùa có bảng đá một bên ghi: "Chùa Thiền Tông Tân Diệu không dạy tu, chỉ dạy học 4 chữ là Giác ngộ và Giải Thoát, là tinh hoa của đạo Phật cả thế giới không nơi nào có". Và một bên ghi: "Cho hỏi tự do về Đạo Phật không từ chối bất cứ câu hỏi nào dù hữu hình hay vô hình."
Bảng đá trước cửa chùa Thiền Tông Tân Diệu
Vào trong Chánh điện, bên trên Chánh điện có ghi câu: "Tu theo Pháp môn Thiền Tông cốt để thành Phật."
Những điều trên cho thấy Chùa Thiền tông Tân Diệu có Tôn Chỉ tu tập cụ thể, rõ ràng, khẳng định dứt khoát tu theo Pháp môn Thiền tông là để thành Phật chứ không thành gì khác. Sẵn sàng cho người tìm hiểu về Đạo Phật hỏi tự do mà không từ chối bất cứ một câu hỏi nào dù là hữu hình hay vô hình.
Điều đặc biệt tiếp theo là Chùa không có bày biện lạy lục, cúng kiếng, cầu siêu, cầu an, giải hạn, không có hòm công đức, không nhận tiền cúng dường của Phật tử... như những ngôi chùa khác.
Xung quanh khuôn viên Chùa có rất nhiều bài thơ kệ của Đức Phật Thích Ca, của 36 vị Tổ sư Thiền Tông, của Thiền Sư Ni Đức Thảo, người sáng lập ra Chùa Thiền tông Tân Diệu và rất nhiều bài kệ ngộ thiền của các Phật tử Thiền tông khác nữa... Chính vì lẽ đó mà Chùa Thiền Tông Tân Diệu còn được gọi bằng cái tên trìu mến là Chùa Thơ.
Quang cảnh bên trong chùa Thiền Tông Tân Diệu
Đằng sau Chánh Điện có khắc hoạ Cấu trúc một Tam giới mà hiện nay Khoa học gọi là Hệ Mặt Trời. Trong đó mô tả rõ trong một Tam giới có 45 hành tinh có sự sống nằm ở 4 bầu Hoàn đạo, trong đó Trái đất chúng ta đang sinh sống nằm ở bầu Hoàn đạo 1 có tên là Nam Thiện Bội Châu hay Nam Diêm Phù Đề. 45 hành tinh này được bảo quản bằng điện từ Âm Dương để tồn tại và duy trì sự sống. Vì là điện từ Âm Dương nên vạn vật trong Tam giới có sinh hóa, đối đãi, có sinh có tử luân hồi, thành trụ hoại diệt, không một loài nào thoát khỏi quy luật này.
Cấu trúc 1 Hệ Mặt Trời tại Chùa Thiền Tông Tân Diệu
Điều đặc biệt hơn nữa là Chùa có mô hình Đường trở về Phật giới. Đây là mô hình tự động, mô phỏng lại “Lời dặn dò Đường trở về Phật giới” của Đức Phật dạy, mà trong quyển Giáo Lý Đạo Phật Khoa học Vật lý Thiền Tông Việt Nam có đề cập. Đây cũng là kim chỉ nam cho người tu theo pháp môn Thiền Tông, để biết đường trở về Phật giới sau khi bỏ xác thân tứ đại này.
Chùa Thiền Tông Tân Diệu mang một sứ mệnh lớn lao, cao cả đó là gìn giữ, phổ biến và lưu truyền pháp môn Thiền tông học quý giá này. Người nhận sứ mệnh lớn lao, cao cả này không ai khác đó chính là Thiền Tông Sư Soạn Giả Nguyễn Nhân, cũng chính là Viện Chủ Chùa Thiền Tông Tân Diệu. Để phổ biến ra pháp môn Thiền tông, Thiền Tông Sư Soạn Giả Nguyễn Nhân đã dày công âm thầm nghiên cứu và viết lên bộ sách về Thiền tông. Bộ sách này cũng như những lời giải đáp của Thiền Tông Sư Soạn Giả Nguyễn Nhân là một khối lượng kiến thức khổng lồ còn hơn cả biển trời về nhân sinh quan, vũ trụ quan mà Đức Phật đã nói ra cách đây hơn 2.500 năm mà đến thời Mạt Thượng Pháp này Thiền Tông Sư Soạn Giả Nguyễn Nhân có nhiệm vụ phổ biến ra.
Bên cạnh việc phổ biến pháp môn Thiền tông, chùa Thiền tông Tân Diệu còn thường xuyên tham gia những công tác an sinh xã hội ở địa phương cũng như trong cả nước, tích cực góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh. Chùa đã nhiều lần được tôn vinh, vinh dự được nhận nhiều bảng vàng, bằng khen cao quý trong việc gìn giữ và phát huy những giá trị di sản văn hóa dân tộc của các tổ chức lớn có uy tín như liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam, Viện Nghiên cứu Văn hóa Thăng Long, Viện nghiên cứu Văn hóa Phương Đông, Viện Nghiên cứu Lịch sử Văn hóa Việt Nam...
Hiện nay có khoảng 40.000 phật tử tu theo pháp môn Thiền tông. Trước kia chưa biết đến Thiền tông, hầu hết các phật tử đều đi chùa với mục đích lễ lạy, cúng tụng, cầu xin, làm những việc mê tín, dị đoan hao người tốn của vì tưởng rằng Thần, Phật là những đấng ban phước hay giáng họa cho con người. Nhưng khi biết và theo pháp môn Thiền tông, các phật tử đều hiểu Đức Phật lập ra đạo để giúp con người được giác ngộ và giải thoát. Giác ngộ là hiểu lời Phật dạy, còn Giải thoát là thoát khỏi quy luật nhân quả luân hồi, trở về Phật giới thành Phật. Đó mới chính là tinh hoa, cốt tủy của Đạo phật mà những Phật tử Thiền tông may mắn được đón nhận từ pháp môn Thiền tông học quý báu này.
Đức Phật Thích Ca độ 5 anh em Kiều Trần Như và 4 người bạn đồng tu
Nếu như quý vị nào chưa có cơ may được biết đến pháp môn Thiền Tông cũng như chưa biết đến Chùa Thiền tông Tân Diệu thì xin mời các quý vị hãy một lần ghé thăm chùa Thiền tông Tân Diệu để cảm nhận được những nét đặc biệt nơi ngôi chùa này nhé.
Địa chỉ Chùa Thiền Tông Tân Diệu: Số 273 ấp Chánh Hội, xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
• Website: www.thientong.com
• Youtube: Kênh Tổ Đình Chùa Thiền Tông Tân Diệu.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.