Có căn cứ để ra đề thi Toán theo hình thức trắc nghiệm

2016-09-15 08:57:25 0 Bình luận
Kỳ thi THPT Quốc gia không phải là kỳ thi chọn lựa nhân tài nên việc ra đề thi Toán theo hình thức trắc nghiệm là hoàn toàn có thể thực hiện được.
Bộ GD-ĐT đang xây dựng, lấy ý kiến đóng góp về Dự thảo tóm tắt đề án thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy từ năm 2017. Đáng chú ý nhất trong dự thảo là sự điều chỉnh phương án thi theo 5 bài gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Khoa học tự nhiên (tổ hợp của các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học) và Khoa học xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân).

Các bài Toán, Ngoại ngữ, Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Mỗi thí sinh trong cùng phòng thi có một mã đề thi riêng; thí sinh làm bài thi trên phiếu trả lời trắc nghiệm. Phiếu trả lời trắc nghiệm của thí sinh được chấm bằng phần mềm máy tính. Bài thi Ngữ văn, thi theo hình thức tự luận. Mỗi thí sinh trong phòng sẽ có mã đề thi khác nhau để đảm bảo tính nghiêm túc, khách quan.

Việc thi theo hình thức mới với nhiều môn học, trong đó có Toán và Lịch sử được ra theo hình thức thi trắc nghiệm khi chỉ có gần 10 tháng nữa diễn ra kỳ thi THPT Quốc gia đã khiến dư luận bày tỏ sự băn khoăn, lo lắng.

Xung quanh vấn đề này, PV phỏng vấn Giáo sư, Tiến sĩ khoa học (GS.TSKH) Lâm Quang Thiệp, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD-ĐT).


GS.TSKH Lâm Quang Thiệp

PV: Hiện có nhiều ý kiến phản đối không nên cho môn Toán và Lịch sử thi theo hình thức trắc nghiệm trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017. Quan điểm của GS về vấn đề này như thế nào?

GS.TSKH Lâm Quang Thiệp: Nếu mục tiêu của kỳ thi là chỉ chọn lựa nhân tài hay chọn lọc thí sinh giỏi Toán, Lịch sử thì tôi đồng ý với phương án không thi trắc nghiệm. Còn kỳ thi THPT Quốc gia với mục đích đánh giá kiến thức chung, nền tảng và phân loại thí sinh một cách nhẹ nhàng thì đều có thể để các môn học thi theo hình thức trắc nghiệm.

Căn cứ để ra đề thi Toán theo hình thức trắc nghiệm

PV: Mới đây, Hội Toán học Việt Nam đã bày tỏ ý kiến phản đối đề thi môn Toán ra theo hình thức trắc nghiệm. GS có thể cho biết căn cứ nào để Bộ GD-ĐT hoàn hoàn có thể ra đề thi trắc nghiệm môn Toán?

GS.TSKH Lâm Quang Thiệp: Trước khi có kỳ thi THPT Quốc gia, Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam đã đề xuất với Bộ GD-ĐT phương án thi trắc nghiệm tất cả các môn học. Tuy nhiên, đến năm 2016, Bộ mới cho thi trắc nghiệm mới ở 4 môn là: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý. Tuy nhiên, nếu chỉ thi trắc nghiệm ở 4 môn học này thì sẽ có những mặt hạn chế khi kiểm tra kiến thức toàn diện của thí sinh.

Ở các nước có nền giáo dục phát triển như Mỹ, môn Toán trong kỳ thi SAT đều ra theo hình thức trắc nghiệm và đã được đánh giá tốt. Vì vậy, chúng ta có thể thi theo hình thức này ở tất cả các môn học.

Kỳ thi THPT Quốc gia không phải là kỳ thi chọn lựa nhân tài nên việc ra đề thi Toán theo hình thức trắc nghiệm là hoàn toàn có thể thực hiện được.

Trong các kỳ thi lớn như thi THPT Quốc gia, việc ra đề theo hình thức trắc nghiệm sẽ chiếm vị thế áp đảo. Thi bằng hình thức trắc nghiệm thì chất lượng phụ thuộc phần lớn vào đề thi. Còn thi bằng hình thức tự luận thì chất lượng phụ thuộc phần lớn vào năng lực của người chấm.

Cách đây 2 năm, Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam đã đề xuất lên Bộ GD-ĐT phương án môn Ngữ văn nên thi theo hình thức trắc nghiệm. Ngoài ra, Hiệp hội cũng đề xuất môn Toán thi theo hình thức này. Tuy nhiên, trong đề thi cũng nên chỉ có 1 câu hỏi theo hình thức tự luận để đánh giá khả năng lập luận, giải quyết vấn đề của thí sinh. Bởi vì nếu chỉ có 1 câu tự luận thì thí sinh chỉ viết khoảng 0,5 đến 1 trang nên giáo viên chấm thi sẽ chấm nhanh hơn.

Nếu việc chấm thi bằng hình thức tự luận mà trong vòng 15 ngày thì các trường ĐH, CĐ khó huy động được tất cả giáo viên, giảng viên chuyên gia giáo dục có trình độ cao và năng lực tốt chấm hàng triệu bài thi. Tuy nhiên, có những bài thi, giáo viên có thể chấm vênh nhau vì tùy thuộc vào tâm trạng, năng lực của người chấm. Do đó, có thể nói việc chấm thi theo hình thức tự luận chưa đảm bảo chất lượng.

Còn việc chấm thi theo hình thức trắc nghiệm là hoàn toàn bằng máy, có độ chính xác và khách quan cao.

Việc ra đề thi trắc nghiệm môn Toán nói riêng và các môn học khác có thể thực hiện bằng cách huy động nhiều người cùng đóng góp trí tuệ, kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm. Thời gian thực hiện việc ra đề cũng có thể trong 1 đến 2 năm để tạo được ngân hàng đề thi hay và chất lượng.

Vấn đề quan trọng nhất của việc ra đề thi là Bộ GD-ĐT có thể huy động được tối đa các chuyên gia, thầy cô giáo có năng lực, trình độ cao vào làm đề theo hình thức trắc nghiệm hay không.

Thí sinh hoàn toàn có thể chuẩn bị kịp cho kỳ thi THPT Quốc gia 2017

PV: Như GS đã đề cập, kỳ thi THPT Quốc gia chỉ với mục đích đánh giá kiến thức chung, nền tảng và phân loại thí sinh một cách nhẹ nhàng. Tuy nhiên, nhiều trường ĐH, CĐ đều sử dụng kết quả của kỳ thi này để chọn lựa thí sinh vào trường. Vậy việc ra đề thi theo hình thức trắc nghiệm sẽ mâu thuẫn với việc chọn lọc thí sinh vào các trường ĐH, CĐ, thưa ông?

GS.TSKH Lâm Quang Thiệp: Nhiều trường ĐH, CĐ đều có thể lấy kết quả kỳ thi THPT Quốc gia để lựa chọn thí sinh vào trường. Ngoài ra, trong phương án tuyển sinh ĐH, CĐ, Bộ GD-ĐT cũng ghi rõ, các trường có thể lấy kết quả kỳ thi THPT Quốc gia để thực hiện công tác tuyển sinh. Mặt khác, Luật Giáo dục ĐH cũng cho phép các trường được quyền tự chủ trong tuyển sinh. Do vậy, ngoài lấy kết quả kỳ thi THPT Quốc gia như hình thức sơ tuyển, các trường ĐH, CĐ có thể tổ chức thêm hình thức thi khác như: phỏng vấn, kiểm tra chỉ số IQ, tự luận của thí sinh…

PV: Nhiều thí sinh và giáo viên tỏ ra băn khoăn, lo lắng vì có thể không kịp chuẩn bị cho việc học tập, giảng dạy theo hình thức thi mới khi chỉ còn gần 10 tháng nữa là diễn ra kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017. Ý kiến của GS về lộ trình áp dụng hình thức thi mới của Bộ GD-ĐT như thế nào?

GS.TSKH Lâm Quang Thiệp: Bộ GD-ĐT đã đưa phương án thi THPT Quốc gia từ đầu năm học mới 2016-2017 và nói rõ là đề thi các môn đều nằm trong chương trình lớp 12 bậc THPT. Do vậy, học sinh mới bước vào lớp 12 đều hoàn toàn có thể chuẩn bị được cho việc ôn tập.

Tuy nhiên, có những học sinh bỏ không học các môn mà năm nay cho vào chương trình thi thì sẽ gặp khó khăn trong ôn tập. Để khắc phục tình trạng này, ngay từ đầu năm học này, các em phải tập trung học tất cả các môn để có thể thi tốt cho kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới.

PV: Nếu thi theo dự thảo phương án thi THPT Quốc gia năm 2017, Bộ GD-ĐT cần ưu tiên thực hiện ngay những công việc nào, theo GS?

GS.TSKH Lâm Quang Thiệp: Tôi nghĩ là Bộ GD-ĐT nên nhanh chóng đề ra phương án chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017. Trong phương án nên có sự kêu gọi nhiều chuyên gia, giáo viên phổ thông, giảng viên các trường ĐH, CĐ có hiểu biết, kinh nghiệm về thi cử và các môn học để có thể hợp tác cho việc chuẩn bị một ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm đảm bảo chất lượng và hay.

Bởi vì không chỉ chuẩn bị cho ra đời một ngân hàng câu hỏi mà chúng ta còn cần có thời gian để thử nghiệm các câu hỏi để thí sinh làm thử trước khi diễn ra kỳ thi THPT Quốc gia.

PV: Xin cảm ơn GS!/.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

TP Hạ Long (Quảng Ninh): Nhiều kết quả nổi bật sau 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị

Chào mừng kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thành ủy Hạ Long tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, khen thưởng phong trào “Học và làm theo Bác” năm 2023 và sơ kết 1 năm thực hiện Chỉ thị 20-CT/TU ngày 16/5/2023 của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường lãnh đạo, nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo trật tự đô thị, vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố.
2024-05-18 16:21:54

Thủ tướng: Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội

Chiều tối 17/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030".
2024-05-18 09:58:07

Hiệp hội người Hàn Quốc tại Hồ Chí Minh và Công ty TNHH K&P HASE ký biên bản ghi nhớ

Ngày 16/5/2024, tại số 47 Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra lễ kí kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Công ty TNHH K&P HASE và Hiệp hội người Hàn Quốc tại HCM – Lãnh Sự Quán Hàn Quốc (Korean Association in HCMC).
2024-05-16 23:30:00

Hội nghị Trung ương 9: Chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, nội dung chương trình Hội nghị Trung ương lần này tuy không nhiều đầu việc, nhưng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng và chỉ đạo chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng.
2024-05-16 15:54:13

Đảng ủy Khối DN Đống Đa sơ kết 3 năm Đề án nâng cao chất lượng chi bộ

Sáng 15/5, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp quận Đống Đa sơ kết 3 năm thực hiện Đề án 11-ĐA/TU, ngày 6/12/2021 của Ban Thường vụ Thành ủy về “nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ thuộc Đảng bộ thành phố Hà Nội trong tình hình mới”
2024-05-15 16:08:53

Hà Nội: Đảng ủy Khối DN quận Đống Đa trao Huy hiệu 55 tuổi Đảng đợt 19/5

Sáng nay (15/5), Đảng Ủy Khối Doanh nghiệp quận Đống Đa trao tặng Huy hiệu 55 - 45 - 30 tuổi Đảng cho đảng viên nhân dịp 19/5 (kỷ niệm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh).
2024-05-15 12:52:28
Đang tải...