Dạy học online cho trẻ khiếm thính - Tâm sự của cô giáo 20 năm trong nghề

2021-11-20 08:30:00 0 Bình luận
không chỉ say mê với công việc giảng dạy cho học sinh khiếm thính, cô Ngọc còn nhiệt tình tham gia rất nhiều hoạt động để hỗ trợ cho cộng đồng này, như phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu tại các phòng công chứng, tòa án; tổ chức bồi dưỡng kiến thức, sử dụng vốn từ cho trẻ em khiếm thính.

Dạy và học online bình thường vốn đã vất vả cho cả thầy và trò, dạy học cho trẻ khuyết tật lại càng trở nên khó khăn hơn. Thế nhưng vì muốn các em được tiếp thu bài học một cách trọn vẹn nhất, cô Đàm Thị Mỹ Ngọc, giáo viên Trường Hy vọng (Quận 6. TP.HCM) cùng nhiều thầy cô giáo khác đang ngày đêm nỗ lực đưa bài giảng đến với các em khuyết tật.

Cái duyên với trẻ khiếm thính

Vừa nói vừa liên tục ra ký hiệu tay cho học sinh qua chiếc máy tính nhỏ, đó là công việc mà hơn 2 tháng qua, cô Đàm Thị Mỹ Ngọc, giáo viên tại Trường Hy Vọng (Quận 6, TP.HCM) làm mỗi ngày để tương tác, đưa bài giảng online đến với các em học sinh khiếm thính.

Thời gian đầu chưa quen, cả cô lẫn trò đều chật vật bởi nhiều nguyên nhân như đường truyền mạng yếu, học sinh chưa quen thao tác sử dụng thiết bị học trực tuyến, gia đình không có người kèm cặp…

Lớp học online của cô Ngọc vừa phải kết hợp giữa âm thanh và các ký hiệu tay cho học sinh khiếm thính hiểu.

Tuy rằng có vất vả hơn, nhưng cô Ngọc vẫn cảm thấy vui vì được chứng kiến học sinh của mình tiến bộ hơn mỗi ngày. Hơn nữa, việc dạy học trực tuyến cũng giúp cô Ngọc đưa những hình ảnh hoặc video bài giảng giúp học sinh dễ hình dung và hứng thú hơn.

Ít ai biết, mong muốn ban đầu của cô Ngọc chỉ là một giáo viên dạy học cho những trẻ em bình thường. Sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm thành phố năm 2000, cô Đàm Thị Mỹ Ngọc được nhận về dạy trẻ khiếm thính tại Trường khuyết tật thính giác Hy Vọng I. Đến năm 2007, cô chuyển về công tác tại trường Hy Vọng Quận 6 và tiếp tục đồng hành cùng các em khiếm thính tại đây cho tới nay.

Gia đình có anh trai là người khiếm thính nên cô Ngọc hiểu và đồng cảm được phần nào với học sinh của mình. Thậm chí, cô còn được anh mình dạy các ký hiệu để có thể thuận tiện trong giao tiếp. Trong suốt thời gian qua, cô đã giúp cho nhiều thế hệ học sinh tìm thấy niềm vui trong học tập, trưởng thành và tự tin hơn khi hòa nhập với cộng đồng.

Với cô Ngọc, hành trình gắn bó với trẻ khiếm thính là sự lựa chọn đúng đắn: “Mới đầu, gia đình cũng không ủng hộ lắm. Nói tại sao con không đi dạy những trẻ bình thường mà đi dạy trẻ khuyết tật chi cho cực. Nhưng mình nói con không biết sao chắc có lẽ là có duyên, mà khi tiếp xúc với các em hiểu được mình nói gì, thấy phát triển được mình thấy hay nên mình muốn giúp các em khuyết tật”.

Hạnh phúc giản đơn

Cô đưa ra nhiều phương pháp giúp học sinh nói và viết thành câu nhiều hơn, giúp các em rèn luyện kỹ năng tính toán, tiếp thu và nhận biết được nhiều sự vật.

Với vai trò là Tổ trưởng chuyên môn của tổ khiếm thính Trường Hy Vọng Quận 6, cô Ngọc được đồng nghiệp và ban giám hiệu nhà trường đánh giá cao không chỉ về chuyên môn, mà còn ở sự nhiệt tâm, tận tụy khi hướng dẫn đồng nghiệp cùng tham gia giúp đỡ các em khiếm thính.

Thầy Phạm Hoàng Nam Huân, Phó Hiệu trưởng trường Hy Vọng Quận 6 bày tỏ: “Về chuyên môn, cô Ngọc rất vững, đặc biệt, trong việc hỗ trợ học sinh khiếm thính về ngôn ngữ ký hiệu, cô đã giúp nhà trường rất nhiều trong việc dạy cho học sinh, mà không chỉ cho học sinh mà còn cho giáo viên nhà trường. Cho nên nhà trường và ban giám hiệu khi giao nhiệm vụ gì cho cô Ngọc thì chúng tôi cũng rất yên tâm”.

Những "món quà" đơn giản mà cô Ngọc nhận được từ học sinh của mình.

Những bài giảng hấp dẫn, mới mẻ của cô Ngọc không chỉ mang lại sự say mê tìm tòi, hứng thú cho các em khiếm thính, mà cả phụ huynh học sinh cũng rất quan tâm. Nhìn thấy niềm vui trong mỗi giờ học và sự tiến bộ của con mỗi ngày, chị Phạm Thị Bé, có con đang học lớp 3 do cô Ngọc phụ trách 2 năm qua xúc động nói: “Cô dạy dễ hiểu, mẹ cũng hiểu xong rồi chỉ lại cho bé. Cô cũng hết lòng với bé. Tôi gửi lời tri ân đến cô nhiều sức khỏe để dìu dắt đứa con của mình khiếm khuyết qua những năm tháng đầu đời có cô dìu dắt cũng tốt hơn”.

Hơn 20 năm gắn bó với trẻ em khiếm thính, cô Đàm Thị Mỹ Ngọc đã chứng kiến sự trưởng thành của từng em, mỗi em là một câu chuyện khác nhau. Với cô Ngọc, những dòng tin nhắn, những bức vẽ của học trò gửi tặng nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là món quà đơn sơ mà quý giá, giúp cô có thêm động lực gắn bó với nghề: “Những em mình không còn dạy nữa thì bây giờ các em tự vẽ thiệp, chụp hình gửi qua Facebook cho mình chúc mừng cô, thiệp này tự tay em vẽ. Mình cảm thấy vui vì các em vẫn còn nhớ tới mình. Thậm chí có em vẽ xong chạy tới nhà gửi cho cô”.

Trái tim yêu nghề đã khiến mọi nhọc nhằn trở thành niềm vui. Vừa dạy học, cô Ngọc vừa nắm bắt tâm lý học sinh, nhớ cả hoàn cảnh gia đình của từng em, để có thể kịp thời giúp đỡ. Với cô Ngọc, cái được nhiều nhất là niềm hạnh phúc khi những đứa trẻ khiếm thính có thể hòa nhập và đứng vững trên đôi chân mình để bước vào đời.

Đó cũng là tâm niệm của rất nhiều thầy cô giáo vẫn đang từng ngày nỗ lực đưa những em nhỏ khuyết tật hòa mình với cộng đồng, trở thành những người có ích.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Phu nhân thăm Việt Nam từ ngày 12/12

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân sẽ thăm Việt Nam trong hai ngày 12 và 13 tháng 12 theo lời mời của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và phu nhân, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và phu nhân.
2023-12-08 08:44:25

Văn bản phản hồi của cơ quan điều tra Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao

Ngày 21/08/2023, Tạp chí điện tử Hòa nhập nhận được Đơn kiến nghị, phản ánh ghi ngày 15/08/2023 (kèm theo hồ sơ) của cựu chiến binh Vũ Thị Huệ (Sinh năm: 1944), thường trú tại: Số 123A, phố Quang Trung, phường Quang Trung, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương.
2023-12-07 14:32:16

Quảng Ninh - Bầu Tân Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026

Sáng 7/12, tại Kỳ họp thứ 16, HĐND tỉnh khóa XIV, 100% đại biểu triệu tập có mặt tại kỳ họp đã bầu đồng chí Cao Tường Huy, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh giữ chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh, nhiệm kỳ 2021-2026, với tỷ lệ phiếu bầu đạt 100%.
2023-12-07 14:15:06

Cục hàng không Việt Nam yêu cầu tăng cường bố trí chuyến bay đêm trong dịp Tết

Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) xây dựng phương án phục vụ, bố trí nguồn nhân lực đảm bảo cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, phương tiện nhằm duy trì chất lượng dịch vụ và an ninh trật tự tại cảng hàng không, phục vụ tốt, an toàn các chuyến bay, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân.
2023-12-07 08:40:27

Ký ức đại thắng và câu chuyện hoà hợp dân tộc

Đất nước đã hoàn toàn giải phóng, thống nhất 48 năm nhưng ký ức một thời binh lửa và những ngẫm suy về câu chuyện hòa hợp dân tộc sau ngày đại thắng vẫn đượm nguyên trong chia sẻ của Thượng tướng, Viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu, Anh hùng LLVT nhân dân, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng...
2023-12-07 08:14:09

Hà Nội: Hơn 10.000 học sinh được miễn học phí

TP Hà Nội quyết định miễn 50% học phí cho 10.305 trẻ mầm non và học sinh phổ thông khuyết tật, mồ côi, hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn.
2023-12-07 08:00:00
Đang tải...