Cổng làng cổ kính giữa lòng Hà Nội

2024-02-15 06:30:00 0 Bình luận
Trong guồng quay hiện đại hóa, cổng làng vẫn lưu giữ được những nét đẹp riêng, nét đẹp mang đậm màu sắc văn hóa truyền thống.

Cổng làng với người Việt là một trong những biểu tượng có tính truyền thống của không gian văn hóa làng xã, là hình ảnh thiêng liêng mà gần gũi. 

Cổng làng với vẻ đẹp cổ kính trầm mặc 

Ngày nay, dọc theo tuyến phố Thụy Khuê, Hà Nội theo thứ tự là các làng Yên Thái, An Thọ, Đông Xã, Hồ Khẩu và Thụy Khuê. Giữa nhịp sống phố thị có phần ồn ào, tấp nập,  đây là con phố hiếm hoi của Thủ đô còn giữ lại những nét cổ, văn hóa truyền thống.

Một trong số đó là Cổng Hầu nằm trên con ngõ số 530 Thụy Khuê là lối dẫn vào làng An Thọ xưa, cổng được trùng tu vào năm 1998 song vẫn giữ lại hình dáng cổ với mái ngói ta. Ở cổng Hầu có đôi câu đối: Tô Thủy tuần hoàn văn phái viễn/Lý thành tả trĩ bút phong cao. Ngoài những cổng làng nêu trên, Hà Nội còn hàng trăm cổng làng khác cũng rất đẹp và mang ý nghĩa lịch sử, văn hóa, bản sắc riêng mỗi làng quê, lối phố. Những cổng làng ấy đã làm nên một bộ mặt, hồn bóng mỗi quê hương trên đất Hà Thành. 

Trước đây, Hà Nội vốn được biết đến với nghệ danh 36 phố phường đã đi vào trong thi ca nhạc họa, đến nay là một thành phố rộng lớn có tầm vóc với tổng cộng là 579 xã, phường, thị trấn và có đến 1.350 làng, phố. Qua tìm hiểu được biết, đất Kinh Kỳ ngày nay còn sở hữu trong mình khoảng 300 cổng làng cổ. 

Đơn cử như Kinh đô Thăng Long xưa có 21 tuyến đường ngoại vi vào kinh thành, sau này quy hoạch lại còn 5 tuyến đường chính với 5 cửa ô như: Ô Quan Chưởng (Đông Hà môn), Ô Cầu Giấy, Ô Cầu Dền, Ô Đông Mác. Trong đó, theo sử sách ghi lại thì Ô Quan Chưởng được xây dựng từ thời Lê Mạc (1527-1593). Đây là một cổng quan rất uy nghiêm mang chất thành quách, là dấu ấn đặc biệt về một 


Cổng làng tại làng cổ Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội

Xa hơn một chút nơi ngoại thành Hà Nội có cổng làng Ước Lễ thuộc địa giới hành chính của xã Tân Ước, huyện Thanh Oai, cổng được xây dựng vào đầu thế kỷ XIX và mỗi khi đến với làng Ước Lễ chúng ta sẽ bắt gặp hình ảnh một ngôi làng được xây dựng rất chỉnh trang theo lối thành quách trong lũy ngoài hào. 

Trong đó, đầu và cuối làng có 2 cổng nhưng quy mô và mức độ hơn kém nhau. Chính môn của cổng là một vòm cuốn hai bên “mang cổng” là mảng tường rộng. Bên trên là thượng lâu bốn mái đủ lưỡng long chầu nguyệt và đao cuốn. Cổng được xây bằng gạch trần cổ Bát Tràng. Phía trước cổng là chiếc cầu cong vượt hào, tô thêm vẻ đẹp và tôn dáng vóc cho chiếc cổng đầy thẩm mỹ này. Trên “trán cổng” phía trước có 3 chữ đại tự “Ước Lễ môn”. Trán cổng phía từ trong làng đi ra có 3 chữ đại tự “Thiếu Cao Đại” - nghĩa là khuyên người làng khi ly hương, mỗi người hãy nâng tầm cao hơn một chút và mở tầm rộng hơn một chút. Chính nhờ lối kiến trúc riêng của làng và cái cổng đặc biệt này mà làng quê nơi đây thêm trù phú thịnh vượng.

Đối với những người dân quê, cổng làng gắn với bao kỷ niệm, với tuổi thơ trong sáng hồn nhiên chưa vướng bận lo toan. Cổng làng như nhân chứng của lịch sử, sẻ chia nỗi niềm của bao người mẹ, người vợ bịn rịn tiễn chồng, con lên đường đánh giặc, chứng kiến niềm vui vỡ òa ngày trở về và cả những nỗi đau khi biết người lính vĩnh viễn nằm lại chiến trường. Bên cổng làng, có nỗi khắc khoải ngóng trông của những đứa trẻ khi mẹ đi chợ xa về muộn, có nỗi rưng rưng nghẹn ngào của người con trở về sau bao năm bôn ba, bươn chải mưu sinh ở xứ người…



Với những giá trị hiện có cổng làng cần được quan tâm duy tu, bảo vệ thường xuyên

Cũng bởi vậy cổng làng Hà Nội từ lâu đã trở thành công trình mang trong mình những dấu ấn, bản sắc văn hóa, hồn thiêng và là niềm tự hào đối với mỗi người dân. Cổng làng, một công trình khắc ghi bao nét tài hoa, cao sang và thịnh vượng của làng mà biết bao thế hệ cha ông dày công tạo dựng để lại cho con cháu. 

Trong quá trình xây dựng nền công nghiệp văn hóa mà Thủ đô đang thực hiện, cổng làng cũng là một phần trong những nét văn hóa rất đặc sắc của Hà Nội. Đây vừa là vật chứng sống, vừa là công trình có giá trị thẩm mỹ cao, là nét lưu dấu của phố phường, làng xã Thăng Long xưa, Hà Nội nay. Đây cũng chính là điểm nhấn để du khách tận hưởng những vẻ đẹp không nhiều còn sót lại của cả ngàn năm hình thành và phát triển mảnh đất Kinh kỳ. 

Tuy vậy, trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa ở Hà Nội đang diễn ra mạnh mẽ. Cùng với đó, việc chỉnh trang, xây dựng nông thôn mới cũng đang được thực hiện trên địa bàn toàn thành phố. Bởi thế, mà đã có không ít cổng làng cổ bị xây lại mất đi lối kiến trúc cũ, thậm chí là bị đập bỏ nhường chỗ cho đường mới. Vì thế thiết nghĩ đối với những cổng làng cổ còn lại hơn lúc nào hết cần được quan tâm đúng mức với những phương án thống kê, duy tu, bảo dưỡng, bảo vệ cẩn trọng...

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Quảng Ninh: Carnaval Hạ Long 2025 Kết nối di sản - Tiên phong tỏa sáng

Tối 1/5/2025, tại Quảng trường Sun Carnival thành phố Hạ Long, Carnaval Hạ Long 2025 với chủ đề “Kết nối di sản - Tiên phong tỏa sáng” đã diễn ra sôi động và ấn tượng.
2025-05-02 07:38:54

Chuyến tàu biển Nhật Bản với 1.700 du khách đầu tiên đến Quảng Ninh

Ngày 30/4/2025, tại Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh tổ chức Chương trình đón Đoàn khách du lịch trên tàu biển Pacific World do Công ty Peace Boat (Nhật Bản) quản lý điều hành, đưa khoảng 1.700 du khách (chủ yếu là khách Nhật Bản) đến Quảng Ninh.
2025-04-30 19:45:53

Quảng Ninh: Liên hoan Lân Sư Rồng Hạ Long mở rộng lần thứ 2 năm 2025

Tại Quảng trường 30/10 TP Hạ Long, sáng 30/4 - UBND thành phố Hạ Long đã tổ chức chương trình Liên hoan Lân Sư Rồng Hạ Long mở rộng lần thứ 2 năm 2025. Các đồng chí lãnh đạo tỉnh cùng đông đảo nhân dân địa phương và du khách đến dự và cổ vũ.
2025-04-30 19:33:05

Du khách chôn chân tại cửa khẩu Lạng Sơn

Cửa khẩu Lạng Sơn, bao gồm các cửa khẩu quan trọng như Hữu Nghị, Tân Thanh, Chi Ma, Cốc Nam, và Na Hình, là điểm nối quan trọng giữa Việt Nam và Trung Quốc, không chỉ cho giao thương hàng hóa mà còn cho du lịch.
2025-04-30 15:10:03

Toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Tạp chí Điện tử Hòa Nhập trân trọng giới thiệu bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
2025-04-30 08:30:00

Bằng chất lượng ổn định Xi măng Long Sơn vươn tầm quốc tế

Từ nguồn nguyên liệu tốt nhất Việt Nam để sản xuất xi măng kết hợp với 4 dây chuyền đồng bộ, hiện đại có tổng công suất hơn 10,5 triệu tấn/năm. Công ty Xi măng Long Sơn luôn cung cấp các dòng sản phẩm chất lượng cao và ổn định đáp ứng yêu cầu và làm hài lòng khách hàng trong nước cũng như quốc tế.
2025-04-30 07:55:00
Đang tải...