Các công trình công cộng vẫn "bỏ quên" người khuyết tật, người già, thai phụ

2021-04-20 08:00:00 0 Bình luận
Sự thiết sót khiến người khuyết tật khó tiếp cận các công trình công cộng, khi chìa tay giúp đỡ họ lên một bậc cầu thang, bế họ lên xe buýt... khiến họ thiếu tự tin, mặc cảm hơn, cản bước họ sống độc lập, bình đẳng với xã hội.

Một số điểm nhà chờ xe buýt BRT vẫn chưa thật sự mở cho người khuyết tật.

Cứ vài tháng, chị Lê Thị Hà (Quận Hà Đông, Hà Nội) lại dành dụm tiền bán đồ online cùng cậu con trai đến rạp xem phim. Buổi đầu tiên người bán vé ở rạp nhìn chằm chằm vào chiếc xe lăn, ánh mắt ái ngại: chẳng biết chiếc xe lăn này sẽ vào rạp bằng cách nào. Có vào được cũng khó tìm được vị trí ngồi bởi lối đi là bậc thang. Không muốn quay về khi nhìn thấy niềm háo hức được xem phim của cậu con trai nhỏ, chị Hà cố vớt vát: "Có lối đi nào khác mà đẩy được xe lăn không em, gập ghềnh chút cũng được?". Một "sáng kiến" chợt lóe lên, nhân viên rạp chiếu phim hướng dẫn mẹ con chị Hà vào phòng chiếu phim bằng đường thoát hiểm.

"Việc nâng cao khả năng tiếp cận để đảm bảo được cuộc sống độc lập cho người khuyết tật... bao gồm các cơ hội thưởng thức và tham gia vào các hoạt động văn hóa, thể thao và giải trí" là một trong 3 trụ cột chính được nêu rõ trong "Kế hoạch tổng thể về lồng ghép các quyền của người khuyết tật ASEAN" (từ năm 2018). Ba trụ cột đó là: An ninh - chính trị; Kinh tế và Văn hóa.

"Hơn 400 hội viên Hội người khuyết tật quận Hà Đông (Hà Nội), chắc tôi là người duy nhất được thưởng thức các bộ phim ở rạp" - chị Hà là Trưởng Ban kiểm tra của Hội 2 nhiệm kỳ hẳn nắm rất rõ thực tế này.

Trong 16 quy chuẩn Bộ Xây dựng đã ban hành thì có quy chuẩn số 10, ban hành năm 2014 chính là Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng (QCVN 10:2014/BXD). Đây là hành động của Chính phủ Việt Nam thực hiện Công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền của người khuyết tật mà Việt Nam là nước thứ 158 trên thế giới phê chuẩn vào năm 2014.

Ông Vũ Ngọc Anh - Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường (Bộ Xây dựng) cho biết, ngay khi quy chuẩn QCVN 10-2014/BXD ra đời, Bộ có văn bản gửi đến các cơ quan chuyên môn về xây dựng tại địa phương và tổ chức các lớp tập huấn giới thiệu cho các đối tượng là cơ quan quản lý, các kỹ sư, tư vấn hành nghề trong lĩnh vực xây dựng.

Hiện nay, nhiều công trình xây mới, cải tạo đã chú trọng đến quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng đảm bảo người khuyết tật có thể tiếp cận sử dụng. "Nhận thức của xã hội đã thay đổi nhiều hơn theo hướng tích cực. Người khuyết tật tham gia giao thông: xe buýt, máy bay, tàu hỏa..., đến các công trình công cộng để đi học, đi làm... Nhưng số đó không nhiều" - Bà Dương Thị Vân - Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội về người khuyết tật Việt Nam, Chủ tịch Hội Người khuyết tật TP Hà Nội khẳng định.

Diện mạo của các công trình đã thay đổi, hỗ trợ cho người khuyết tật sử dụng như nâng cấp lòng đường, hè phố. Một số vỉa hè đã có những đường gờ trên gạch lát đường để người khiếm thị nhận dạng, như ở Hà Nội có đường Bà Triệu, Văn Cao, Tràng Thi..."Thiết kế xây dựng có thể rất chỉn chu, đáp ứng quy chuẩn thế nhưng khi đưa vào sử dụng, chúng tôi phát hiện một số tuyến vỉa hè có gạch chỉ dẫn cho người khiếm thị lại đâm thẳng vào gốc cây hoặc cột điện" - Anh Hoàng Văn Lý (Hội Người mù Quận Hoàn Kiếm) chia sẻ.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng công trình đảm bảo người khuyết tật được tiếp cận sử dụng quy định rõ về đường cho xe lăn phải đảm bảo chiều ngang, độ dốc, tay vịn, cửa thang máy, nhà vệ sinh... Thế nhưng, nhiều nơi làm cho có, hoặc bớt xén diện tích. Một số nhà vệ sinh có biển ghi dành cho người sử dụng xe lăn nhưng sau một thời gian lại thành "nhà kho", khóa trái.

"Xe buýt hiện nay đã có thông báo bằng âm thanh tại các điểm dừng nhưng tại các bến chờ xe lại không có loa thông báo số xe buýt đang đến để người mù có thể chủ động di chuyển. Đó là tiếp cận nửa vời, không đồng bộ", bà Nguyễn Hồng Hà, giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Sống độc lập cho biết. Bản thân bà là ủy viên Ban chấp hành Diễn đàn Người khuyết tật ASEAN, cùng xây dựng Kế hoạch tổng thể ASEAN nhưng lại chưa một lần đi xe buýt.

"Vừa rồi có trường hợp người khuyết tật ở TPHCM bị phụ xe buýt từ chối phục vụ. Phải nói rất ít xe buýt hiện nay có giá nâng để xe lăn lên được xe buýt. Không phải lúc nào người khuyết tật cũng có người hỗ trợ. Công trình tiếp cận là để hỗ trợ người khuyết tật sống độc lập", bà Hồng Hà chia sẻ.

Một khi người khuyết tật vẫn khó tiếp cận công trình công cộng thì khoan hãy nói đến tạo việc làm cũng như thụ hưởng, tham gia xây dựng văn hóa của người khuyết tật. Vô tình, họ vẫn bị xem là người lệ thuộc.

* Tít bài đã được thay đổi*

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Chia sẻ về chữ “thật” của TH true MILK tại Diễn đàn Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng chất lượng sản phẩm và mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.
2024-04-19 17:55:22

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Ngày 18/4, trong khuôn khổ “Tuần lễ bền vững”, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã tổ chức Phiên thảo luận cấp cao về Thúc đẩy phát triển bền vững thông qua kết nối cơ sở hạ tầng.
2024-04-19 11:24:44

Giải pháp phát triển nhà ở xã hội

Để hướng tới mục tiêu một triệu căn hộ trong 10 năm nhằm giải quyết nhu cầu nhà ở cho người có thu nhập thấp và công nhân, Bộ Xây dựng cần chủ trì phối hợp với các địa phương để có đánh giá tổng thể về nhu cầu nhà ở theo từng phân khúc, để có tham mưu cơ chế chính sách sát thực tế.
2024-04-19 09:57:41

Việt Nam và Australia hợp tác phát triển thị trường điện cạnh tranh

Ngày 17/4, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam và Cục Điều tiết Điện lực Việt Nam (ERAV) đã ký biên bản ghi nhớ (MoU) về hợp tác nhằm hỗ trợ phát triển thị trường điện cạnh.
2024-04-19 09:47:51

Standard Chartered Việt Nam và Hoa Kỳ hợp tác đầu tư năng lượng sạch

Ngày 16/4, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam công bố việc ký kết Bản ghi nhớ giữa Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam, với cam kết thúc đẩy tài chính xanh và phát triển ngành năng lượng sạch tiên tiến tại Việt Nam.
2024-04-19 09:42:00

Hải Phòng chi hơn 1,3 tỷ đồng tặng quà thân nhân liệt sỹ, chiến sỹ Điện Biên

UBND TP. Hải Phòng ban hành Kế hoạch 93/KH-UBND về triển khai các hoạt động thăm, tặng quà thân nhân liệt sỹ, chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, là những người đã có nhiều cống hiến, hi sinh… trong chiến dịch lịch sử.
2024-04-19 08:15:51
Đang tải...