Công trình công cộng vẫn "bỏ quên" người khuyết tật, người già, thai phụ: Cần thay đổi tư duy "LÀM CHO" người khuyết tật

2021-04-23 13:00:00 0 Bình luận
(Tiếp bài) Sự thiết sót khiến người khuyết tật khó tiếp cận các công trình công cộng, khi chìa tay giúp đỡ họ lên một bậc cầu thang, bế họ lên xe buýt... khiến họ thiếu tự tin, mặc cảm hơn, cản bước họ sống độc lập, bình đẳng với xã hội.

Lối đi bộ dọc sông Tô Lịch dựng rào chắn phương tiện cơ giới lại vô tình ngăn người khuyết tật vận động đến đây

Việc các công trình thẩm tra, thẩm định đảm bảo tiếp cận cho người khuyết tật luôn trên 80-90% nhưng thực tế vẫn là sự tiếp cận nửa vời, thậm chí một số công trình khi đưa vào vận hành không có sự hiện diện của hạng mục công trình người khuyết tật có thể tiếp cận được, theo ông Vũ Ngọc Anh - Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường (Bộ Xây dựng) cho biết, đó là công tác thanh tra, kiểm tra một số công trình còn hời hợt.

"Việc chúng ta cần khắc phục đó là công tác thanh tra, kiểm tra. Nếu một khâu nào đó mà thiếu sót thì chắc chắn không thể nghiệm thu. Có trường hợp do ý thức, kinh nghiệm chuyên môn của người làm công tác nghiệm thu, kiểm tra đã bỏ qua quy chuẩn, tiêu chuẩn này, bởi họ chưa quan tâm đến đối tượng người khuyết tật", ông Vũ Ngọc Anh khẳng định.

Buýt nhanh BRT Hà Nội là điển hình cho công trình mới, có điểm chờ trong nhà, có tuyến đường riêng để chạy. Thế nhưng 9/21 điểm nhà chờ lại không có lối đi cho xe lăn.

Theo thiết kế, người đi buýt sẽ lên cầu vượt dẫn vào nhà chờ đặt giữa đường. "Cầu vượt đó đã loại trừ người khuyết tật vận động chúng tôi. Muốn đến điểm chờ chúng tôi phải xuống lòng đường, điều này rất nguy hiểm mà chủ đầu tư đã không tính đến" - Ngay khi tuyến xe buýt nhanh đi vào vận hành, chị Lê Thị Hà (Hà Đông) đã tích cực trải nghiệm để đánh giá mức độ người khuyết tật có thể tiếp cận được của công trình này.

Nhà chờ Văn Phú gần nhất với nơi chị sống. Thế nhưng, đường xe lăn có thể đi vào đã có thanh sắt chắn ngang. Sau đó, để tiện cho nhân viên xe buýt mang xe máy vào trong, họ đã thay thanh sắt bằng dây xích. Mỗi lần thấy chị đến, nhân viên sẽ mở xích để chị vào phía trong. "Đó là lý do mà người khuyết tật nước ta không thể ra ngoài nếu không có người hỗ trợ", chị Hà khẳng định.

Sự thất bại của buýt nhanh BRT Hà Nội không chỉ là cái giá quá đắt cho một thử nghiệm mới mà còn bởi một công trình công cộng hiện đại ở ngay Thủ đô nhưng không đáp ứng nhu cầu sử dụng cho mọi đối tượng.

Với công trình xây mới còn "khó" nói gì tới những công trình cải tạo. "Khó khăn nhất là bố trí nguồn tài chính. Vì mỗi khi công trình đó hiện hữu rồi, bây giờ yêu cầu chủ đầu tư, cơ quan quản lý khắc phục tồn tại thì người ta cần có nguồn kinh phí nhất định".

Ông Vũ Ngọc Anh cũng cho rằng, để thực hiện "Chương trình trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021 - 2030" (Số 1190/QĐ-TTg), các cấp chính quyền cần rà soát toàn bộ công trình, đặc biệt là công trình công cộng, trụ sở cơ quan, trường học, bệnh viện…báo cáo các cấp thẩm quyền để bổ sung nguồn kinh phí, cần cải tạo một cách triệt để, đáp ứng cho tất cả đối tượng đều có quyền lợi bình đẳng.

Việc đặt nặng tư duy "LÀM CHO" người khuyết tật là rào cản trong nhận thức. "Ví dụ như đường dốc cho xe lăn nhưng đâu phải mình người khuyết tật sử dụng. Chúng ta ai cũng có thể đi, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ. Tay vịn trong nhà vệ sinh cũng rất cần cho người già. Nhà vệ sinh cho người khuyết tật không phải chỉ mở cho người khuyết tật dùng, mà ai cũng được sử dụng, nhưng khi có người khuyết tật thì họ được ưu tiên", bà Trần Thị Thanh Ý - Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam phân tích.

Công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền của người khuyết tật ghi rõ quyền được đối xử bình đẳng. "Sự bình đẳng phải xuất phát từ tư duy thực hiện chính sách đến thực thi", bà Nguyễn Hồng Hà, giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Sống độc lập cho biết.

Ngoài quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, các văn bản pháp luật hiện hành cũng quy định rõ, việc tham gia của mọi đối tượng trong xã hội (trong đó có người khuyết tật) trong việc lập quy hoạch, thiết kế, giám sát thi công và nghiệm thu công trình. Thế nhưng, "Tôi chưa bao giờ được mời tham gia nghiệm thu hay hỏi ý kiến về thiết kế xây dựng một công trình công cộng nào. Có chăng đúng một lần đó là thử nghiệm xe buýt có giá nâng dành cho xe lăn. Đây là dự án phối hợp với Nhật Bản", bà Hồng Hà chia sẻ.

Một số công trình có phát phiếu ý kiến đến các tổ chức người khuyết tật nhưng sau khi xây dựng và nghiệm thu thì lại như chưa hề có sự tham gia của người khuyết tật. Ông Nguyễn Trung (Hội Người khuyết tật quận Đống Đa-Hà Nội) cho rằng: "Cần phải xem tiêu chuẩn tiếp cận cho mọi đối tượng là tiêu chí nghiệm thu của mọi công trình".

Một công trình xây dựng (công cộng, nhà ở) tồn tại vài chục năm đến hàng trăm năm. Nếu bỏ qua quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng tiếp cận cho mọi đối tượng thì "không biết bao giờ chúng ta mới làm lại được. Sửa lại thì rất tốn kém, lúc ấy lại kêu không có ngân sách", bà Dương Thị Vân, Phó Chủ tịch Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam, Chủ tịch Hội Người khuyết tật TP Hà Nội băn khoăn.

Công trình công cộng người khuyết tật có thể tiếp cận được trước hết phải bắt đầu từ các trụ sở hành chính Nhà nước từ cấp xã, phường, trường học, siêu thị, trung tâm thương mại, mở rộng ra đến các công trình giao thông và các công trình văn hóa, giải trí. Nếu không, người khuyết tật sẽ vẫn bị bỏ lại phía sau dẫu hệ thống chính sách và các văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam về người khuyết tật được cho là rất đầy đủ.

Khi người khuyết tật không tiếp cận được các công trình công cộng, chúng ta chìa tay ra giúp đỡ họ lên một bậc cầu thang, bế họ lên xe buýt... cũng chính là chúng ta truyền cho họ sự tự ti, mặc cảm. Đảm bảo cho người khuyết tật sống độc lập đó cũng chính là sự bình đẳng trong xã hội theo Công ước của Liên Hợp quốc về Quyền của người khuyết tật./.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Giải pháp số cho doanh nghiệp của SHB nổi bật tại Sự kiện Chuyển đổi số ngành ngân hàng

Ngày 8/5, Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) tham gia Sự kiện Chuyển đổi số ngành ngân hàng và mang đến những công nghệ đang được triển khai, ứng dụng trong các hoạt động, dịch vụ và giải pháp số tân tiến cung cấp tới khách hàng. Đặc biệt, SHB giới thiệu “Dịch vụ thu hộ qua tài khoản định danh SLINK” – một trong hai giải pháp được vinh danh tại Lễ trao giải Digital CX Awards 2024.
2024-05-09 14:58:08

MIK Group ghi dấu với các dòng sản phẩm BĐS cao cấp

Lựa chọn cách xuất hiện không ồn ào với chiến lược “hữu xạ tự nhiên hương” để các sản phẩm tự chứng minh giá trị và thuyết phục khách hàng, MIK Group khẳng định vị thế trên thị trường bất động sản với hàng ngàn sản phẩm đã được bàn giao tới khách hàng.
2024-05-09 14:56:06

Tiền lương mới sẽ tăng bao nhiêu trong năm 2024?

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo chuẩn bị kỹ, báo cáo cấp có thẩm quyền tổ chức thực hiện chế độ tiền lương mới kể từ ngày 1/7/2024, bảo đảm công bằng, tổng thể, thống nhất. Xây dựng thang bảng lương trên tinh thần lương mới phải cao hơn lương cũ.
2024-05-09 11:07:00

Bộ Xây dựng bổ nhiệm các cán bộ chủ chốt

Sáng 8/5, tại Bộ Xây dựng, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đã trao quyết định bổ nhiệm Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng, Viện trưởng Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia.
2024-05-09 08:38:43

Hải Phòng: HĐND thành phố thống nhất thời gian Kỳ họp chuyên đề thứ 16

Sáng 8/5, Thường trực HĐND TP.Hải Phòng tổ chức họp thống nhất thời gian, nội dung chuẩn bị Kỳ họp thứ 16 (chuyên đề và kỳ họp thường lệ giữa năm 2024), khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
2024-05-09 08:11:33

Hải Dương: Khai mạc tuần lễ xúc tiến thương mại dịp lễ hội đền Bia

Ngày 8/5, huyện Cẩm Giàng tổ chức lễ hội truyền thống và tuần hàng xúc tiến thương mại, tỏ lòng thành kính tới ân đức Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh tại đền Bia
2024-05-09 07:38:45
Đang tải...