Cựu chiến binh Tạ Xuân Hinh: Tạo việc làm cho hơn 400 lao động, đóng góp hàng trăm triệu đồng cho địa phương

2022-07-27 10:57:44 0 Bình luận
Cựu chiến binh Tạ Xuân Hinh, ở thôn Nam Cường, xã Tam Nông (huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội) ai cũng khâm phục tấm gương làm kinh tế giỏi. Từng trải qua chiến tranh, rồi trở về gắn bó với quê hương, ông rất năng động trong phát triển kinh tế gia đình, vươn lên làm giàu và tạo việc làm cho nhân dân địa phương.

Ông Tạ Xuân Hinh (ngoài cùng bên phải) giới thiệu với lãnh đạo phòng Lao động – TB&XH huyện, lãnh đạo xã Tam Đồng về các sản phẩm mây tre đan xuất khẩu (Ảnh: NVCC)

Lập nghiệp từ hai bàn tay trắng

Năm 1974, theo tiếng gọi của Tổ quốc, ông Hinh viết đơn tình nguyện nhập ngũ khi mới 17 tuổi. Những năm tháng chiến đấu tại Tây Nguyên chiến trường khốc liệt, nhiều chất độc dioxin trong hóa chất diệt cỏ của quân đội Mỹ ngấm vào từng mạch máu, tế bào của ông và đồng đội.

Những đứa con ông Hinh lần lượt chào đời nhưng mang di chứng của cuộc chiến. Đứa đầu ra đi khi mới 2 tháng tuổi, 4 đứa sau thì 2 bị bệnh động kinh kèm chứng teo cơ bại liệt, 2 đứa trí não kém phát triển so với bạn bè cùng trang lứa.

Quê mẹ nghèo, ông Hinh không có gì ngoài tình thương của mẹ và tình cảm đón nhận từ quê hương. Ông quyết tâm làm giàu cho gia đình và mảnh đất Nam Cường bằng nghề đan lát bồ cót truyền thống

Đến năm 2002, được bà con tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội Nông dân cũng là lúc ông khăn gói lên đường, từ Hà Nam đến Hưng Yên rồi về Chương Mỹ để tìm hiểu những bí quyết làm ăn của quê bạn. Suy nghĩ lựa chọn mãi cuối cùng ông quyết định chọn nghề mây tre đan.

"Ở làng cũng đã có nghề truyền thống là đan cót, đan bồ nhưng sản phẩm không đem lại lợi nhuận cao. Nghề mây tre đan có nhiều nét tương đồng với nghề truyền thống của làng nhưng sản phẩm làm ra để xuất khẩu, mang lại thu nhập cao hơn 7-8 lần so với đan cót, đan bồ", ông Hinh chia sẻ.

Để chuyển đổi nghề cũng rất vất vả vì bà con chưa quen, nên thời gian đầu phải lấy hội viên ở chi hội nông dân làm nòng cốt thử nghiệm để chứng minh hiệu quả cho bà con thấy.

Ông Hinh cho biết: "Sau khi thu hút được nhiều người tham gia, tôi phải mời giáo viên từ Hà Nam lên dạy gần 6 tháng. Có sự hướng dẫn của giáo viên nên sản phẩm làm ra đạt chất lượng đến 80%. Nhưng khi rời giáo viên ra mang sản phẩm về làm thì bị hỏng nhiều lắm. Mấy lô hàng xuất đi bị phía bạn trả lại khiến tôi lỗ hơn 70 triệu đồng.

Đó là thời gian khó khăn nhất của tôi, nhiều khi chán nản định bỏ nghề. May sao ông giám đốc nơi nhận hàng cũng là một người lính và đưa ra những lời khuyên chân thành. Nhờ vậy tôi lấy lại được động lực để tiếp tục phát triển nghề mây tre đan tại làng. Hiểu được thái độ của mình, bà con cũng bắt đầu làm việc có trách nhiệm hơn, số người quyết tâm làm tuy ít đi nhưng chất lượng hàng chuyến sau đạt 96%".

Tích cực tham gia hoạt động xã hội

 Sự kiên trì, bền bỉ, ý chí kiên cường của người lính được tôi luyện trong thời chiến đã giúp ông Hinh vượt qua khó khăn ban đầu và hái về những trái ngọt. Sau thất bại của những chuyến hàng đầu tiên, ông đã rút kinh nghiệm, dần hoàn thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm và mang lại thành công.

 Để mở rộng sản xuất và thuận lợi trong các khâu nhập nguyên liệu, xuất hàng... năm 2006, ông Hinh đã đứng ra thành lập doanh nghiệp tư nhân Thịnh Vượng. Cùng với đó là việc nhân rộng mô hình trong xã cũng như hướng dẫn cho bạn bè đồng đội ở các xã Thạch Đà, Hoàng Kim và một số tỉnh Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình.

Hiện nay, nghề đan lát đã giúp tạo việc làm cho hơn 400 lao động là người địa phương và một số trại giam của Bộ Công an.

Bình quân mỗi tháng, doanh nghiệp xuất đi 3.000 đến 10.000 sản phẩm, thu nhập từ mây tre đan đạt từ 3-3.5 triệu đồng/người/tháng. Công việc có thể tranh thủ làm buổi tối hoặc lúc nông nhàn, những người già, người khuyết tật, sức khỏe yếu đều có thể làm. Trung bình mỗi năm, doanh nghiệp của ông đạt doanh thu 8-12 tỷ đồng, trừ chi phí lãi 800 triệu – 1 tỷ đồng.

Ông Tạ Xuân Hinh chia sẻ: "Là một người lính từng tham gia kháng chiến, tôi cứ nghĩ nếu trong kháng chiến ác liệt như vậy, khổ cực như vậy mà tôi và đồng đội của chú còn vượt qua được thì hiện tại hòa bình và có điều kiện như bây giờ thì mình càng phải nỗ lực vươn lên để phát triển kinh tế gia đình, và càng không nên trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ, chăm lo của Nhà nước."

Không chỉ giữ nghề truyền thống của làng, ông Hinh còn dạy nghề, truyền nghề miễn phí cho nhiều trường hợp thuộc diện chính sách, những trẻ em tàn tật không có khả năng làm việc nặng nhọc.

Ông không chỉ tạo việc làm cho lao động nông nhàn trên địa bàn, cho thu nhập ổn định, mà còn thường xuyên tham gia hoạt động từ thiện xã hội, cùng chính quyền địa phương xây dựng nhiều ngôi nhà tình nghĩa cho các đối tượng là người có công, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn; làm đường giao thông địa phương; tham gia phong trào xây dựng quỹ phòng chống lụt bão; quỹ vì người nghèo.

Chị Tạ Thị Toàn con gái ông Hinh dù bị tật ở chân, tay nhưng vẫn thoăn thoắt làm nghề

Từ ngày đem nghề mây tre đan về làng, ông Hinh mừng vì thu nhập của gia đình và bà con ở địa phương được cải thiện. Ông mừng hơn vì cô con gái bị tật nguyền Tạ Thị Toàn của ông trở nên nhanh nhẹn hoạt bát, vui vẻ hơn, cô hay nói, hay cười bởi trong nhà luôn có người trò chuyện.

Tuy đôi tay không lành lặn, nhưng cô vẫn cố gắng học đan ngay từ ngày ông Hinh mời thầy về dạy lớp đầu tiên. Bây giờ, Toàn không chỉ là người khéo tay, lành nghề mà còn là một giáo viên nhiệt tình truyền nghề cho những người mới.

Ông Nguyễn Văn Huỳnh – Chủ tịch UBND xã Tam Đồng chia sẻ: “Ông Tạ Xuân Hinh là một trong những gương cựu chiến binh, người có công nhiễm chất độc hóa học tiêu biểu trong phong trào thi đua phát triển kinh tế tại địa phương. Luôn gương mẫu trong các phong trào chung của cấp ủy, chính quyền địa phương, đồng thời tích cực giúp đỡ đồng chí, đồng đội gặp hoạn nạn, khó khăn, được anh em đồng chí, đồng đội cũng như bà con nhân dân tin yêu, quý mến”.

Dù mang thương tật trong người, nhưng điều đó không làm giảm được ý chí phấn đấu vươn lên làm giàu cho gia đình và quê hương của cựu chiến binh Tạ Xuân Hinh. Ông xứng đáng là một điển hình tiêu biểu của ý chí, tinh thần vượt khó vươn lên của người có công huyện Mê Linh.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Quảng Ninh: “Bừng sáng cùng Kỳ quan” - Carnaval Hạ Long đầu tiên trên biển

Tối 28/4 tại khu du lịch Bãi Cháy thành phố Hạ Long, Carnaval Hạ Long 2024 lần đầu tiên được tổ chức trên biển đã mang tới cho du khách nhiều cảm xúc về vùng đất, con người Quảng Ninh với nhiều nét văn hóa đặc sắc, khởi động một mùa du lịch mới.
2024-04-29 14:43:11

Hiệp định Geneve: Việt Nam mềm dẻo, sáng suốt và kiên định trong đàm phán

Tại Hội nghị Geneve, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã kiên định với lập trường: "Đi tới một giải pháp hoàn chỉnh là đình chỉ chiến sự trên toàn bán đảo Đông Dương đi đôi với giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam, Lào và Campuchia trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước Đông Dương".
2024-04-27 19:43:25

Triển lãm ảnh những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử

Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp cùng Bảo tàng chiến thắng B52 và Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam vừa tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Việt Nam - những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử Thế giới”.
2024-04-27 01:13:48

Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội 2024

Tối 26/4, tại Công viên Thống Nhất, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại Du lịch Hà Nội đã tổ chức Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024.
2024-04-26 23:56:34

SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I năm 2024 cao nhất lịch sử

Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.
2024-04-26 18:33:29
Đang tải...