Chưa có cơ chế hỗ trợ người khuyết tật vay vốn kinh doanh

2020-11-28 09:30:00 0 Bình luận
Sáng 27/11/2020, tại Hà Nội, Văn phòng Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam phối hợp với tổ chức Habitat tại Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển các mô hình trợ giúp người khuyết tật (NKT) hòa nhập cộng đồng”.

Hội thảo “Phát triển các mô hình trợ giúp người khuyết tật hòa nhập cộng đồng”.

95% NKT tiếp cận về dịch vụ Bảo hiểm y tế

Phát biểu tại hội thảo, bà Phạm Thị Hải Hà, Phó Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, Việt Nam có khoảng 6,2 triệu NKT từ 2 tuổi trở lên, chiếm 7,06% dân số. Trong thời gian qua Đảng, Nhà nước và xã hội luôn quan tâm đến công tác NKT, đã ban hành, triển khai nhiều chủ trương, chính sách pháp luật chăm lo, bảo đảm quyền của NKT. Gần đây nhất là Chỉ thị 39 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác NKT đã ghi nhận những công việc cần phải triển khai của các cấp, các ngành cho việc xây dựng cũng như thực hiện các chính sách đối với NKT, đó là tạo điều kiện thuận lợi để NKT tiếp cận được các dịch vụ về giáo dục, việc làm, tín dụng, bảo trợ xã hội, hoạt động văn hóa, thể thao và xây dựng tổ chức thực hiện có hiệu quả chương trình trợ giúp NKT để họ phát huy năng lực, vươn lên sống độc lập, hòa nhập với xã hội.

Bà Phạm Thị Hải Hà, Phó Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội (Bộ LĐ-TB&XH).

"Vừa qua, tổ chức đánh giá tổng kết việc thực hiện 8 năm Chương trình 1019 về trợ giúp NKT giai đoạn 2012-2020, chúng ta đã thực hiện được rất nhiều chính sách hỗ trợ cho NKT, đã có 95% NKT tiếp cận về dịch vụ Bảo hiểm y tế, giáo dục và hoàn thành một số các chỉ tiêu đề ra. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều chỉ tiêu trong giai đoạn này, như tạo việc làm, giáo dục nghề nghiệp, vốn vay ưu đãi… vẫn chưa đạt được so với yêu cầu đề ra. Giai đoạn 2021-2030, một trong các tiêu chí đặt ra vẫn là vấn đề về tạo việc làm và hỗ trợ sinh kế cho NKT. Qua hội thảo này mong muốn các đại biểu tập trung thảo luận; đồng thời chia sẻ về các mô hình trợ giúp cho NKT cũng như các rào cản hiện nay trong việc hỗ trợ sinh kế cho NKT, giúp NKT tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi trong thời gian tới", bà Hà nhấn mạnh.

Nhiều mô hình trợ giúp NKT hòa nhập cộng đồng

Chia sẻ giải pháp nhà tiếp cận cho NKT, bà Nguyễn Hồng Hà, Giám đốc Trung tâm sống độc lập Hà Nội cho biết, đối với NKT vận động sử dụng nạng, đòi hỏi sân, sàn nhà bằng phẳng, lát bằng gạch chống trơn, đặc biệt là sàn nhà tắm. Trước cửa nhà không có hoặc ít bậc tam cấp; bậc thềm và cầu thang cũng bằng vật liệu chống trơn. Nhà vệ sinh, bồn tắm và bồn vệ sinh yêu cầu phải có tay vịn. Đối với NKT sử dụng xe lăn: Theo quy chuẩn của Bộ quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam 2014, không có bậc trong mọi khu vực của ngôi nhà; cửa rộng 70-80cm; nhà tắm rộng đủ để cho xe lăn đi vào và di chuyển theo tiêu chuẩn 1,5m x 1,5m; bồn tắm nông và có gờ rộng để ngồi; nếu là phòng tắm vòi sen, cần có ghế tắm gắn vào tường hoặc có thể di chuyển được; bồn rửa mặt thấp và không có bo phía trước. Với người khiếm thị, người mù dùng gậy dò đường, nếu là nhà chung cư: Tên tòa nhà, sơ đồ nhà ở vừa tầm tay, có chữ nổi hoặc in nổi; có đường dẫn đến cửa thang máy; nút bấm thang máy có chữ nổi, trong thang máy có âm thanh thông báo tầng, cửa đóng, cửa mở, đi lên hay đi xuống; mỗi tầng đều có chữ nổi trên tay vịn cầu thang bộ thông báo số tầng; cột hay bờ tường đều phải vát tròn. Còn với người khiếm thính, sàn nhà phải lát gạch trống trơn, khu vệ sinh được khép kín; xung quanh nhà có chỗ nguy hiểm như hố nước, bờ ao, cần xây bờ tường hoặc rào chắn; các cột tròn hoặc vuông vuốt tròn cạnh; cùng với đó thềm nhà các góc cũng được vuốt tròn.

Bà Nguyễn Hồng Hà, Giám đốc Trung tâm sống độc lập Hà Nội chia sẻ về giải pháp nhà tiếp cận cho NKT.

Để định hướng cho thanh niên khuyết tật (TNKT) khởi nghiệp, Hội vì sự tiến bộ của NKT tỉnh Quảng Bình chia sẻ: Hội đã nhân rộng các mô hình thành công bằng phương pháp hỗ trợ đồng cảnh, đó là chính TNKT hỗ trợ TNKT; thúc đẩy các sáng kiến khởi nghiệp thông qua các diễn đàn online, offline; tăng cường hợp tác và huy động hỗ trợ của các tổ chức thanh niên từ Trung ương đến địa phương để hỗ trợ cho TNKT khởi nghiệp; phổ biến rộng rãi các câu chuyện thành công của TNKT khởi nghiệp để truyền cảm hứng cho TNKT khác; kết nối và giới thiệu TNKT tới các tổ chức trong nước và quốc tế để có sự hỗ trợ kịp thời các ý tưởng khởi nghiệp của TNKT. Đặc biệt, thúc đẩy mô hình dịch vụ cộng đồng để tạo sự lan tỏa trong cộng đồng NKT; kết nối NKT với các cơ sở dạy nghề và cơ sở sản xuất, dịch vụ để tạo việc làm cho NKT; thay đổi tư duy hỗ trợ NKT từ từ thiện sang tự chủ; tạo điều kiện và thúc đẩy NKT tự ra quyết định cho những vấn đề của họ; áp dụng cơ chế đóng góp chi phí trong các mô hình hỗ trợ khởi nghiệp để tạo tính tự chủ và tính sở hữu; huy động sự tham gia của chính quyền địa phương trong quá trình hỗ trợ để có sự hậu thuẫn và hỗ trợ nguồn lực kịp thời và mọi lúc mọi nơi.

Chia sẻ một số kết quả về mô hình phòng chống thiên tai đối với NKT đại diện trung tâm chính sách và kỹ thuật phòng chống thiên tai (PCTT) Bộ NN&PTNT Việt Nam cho biết, Trung tâm đã tập huấn, nâng cao kiến thức, kỹ năng sơ cấp cứu NKT (với các dạng tật khác nhau, đặc biệt là NKT về vận động, bị gù, vẹo cột sống,…) bị thương trong thiên tai cho đội xung kích cấp thôn, xã. Xây dựng công cụ tranh về PCTT do chính các em nhỏ (trẻ khuyết tật) cùng lứa tuổi vẽ cho trẻ em tự kỷ đảm bảo đúng theo lứa tuổi để trẻ có thể đưa ra được câu trả lời nên, không nên làm gì khi thiên tai xảy ra.

Tập huấn cho NKT bị thương trong thiên tai của trung tâm chính sách và kỹ thuật phòng chống thiên tai, Bộ NN&PTNT Việt Nam.

Cùng với đó, tập huấn sơ cấp cứu cho NKT, đặc biệt là phụ nữ khuyết tật nuôi con nhỏ vì đây là vấn đề lớn mà nhiều phụ nữ khuyết tật không biết chữa trị những bệnh đơn giản cho con nhỏ, nhưng không có đủ tiền để đưa đến bệnh viện. Đẩy mạnh các lớp tập huấn hòa nhập để giúp NKT có thể phá bỏ rào cản bản thân như: Tự ti, rụt rè và xác định được những hạn chế về kiến thức, kỹ năng để có hướng phấn đấu phát triển năng lực bản thân. Bên cạnh đó, Trung tâm đã đưa nội dung về NKT vào trong các tài liệu tập huấn, truyền thông cho cấp xã như: Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; Chương trình xây dựng và kiện toàn đội xung kích PCTT cấp xã; lồng ghép nội dung NKT trong các tài liệu về giới, người cao tuổi.

Khó khăn, thách thức để NKT hòa nhập cộng đồng

Bên cạnh những mô hình đã thực hiện trong thời gian qua, nhiều đại biểu cũng chỉ ra những khó khăn thách thức và kiến nghị đối với mô hình trợ giúp NKT hòa nhập cộng đồng trong giai đoạn tiếp theo như: Nhận thức, hiểu biết của cộng đồng, TNKT đặc biệt là TNKT tại các vùng xa xôi hẻo lánh còn nhiều hạn chế. TNKT và NKT gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng. TNKT ít cơ hội vay vốn do không đủ điều kiện thế chấp, tín chấp bởi hầu hết TNKT thuộc hộ nghèo nên thiếu vốn để sản xuất kinh doanh.

​​​​​​​

Các đại biểu dự hội thảo.​​​​​​​

Trong việc PCTT, vấn đề NKT vẫn đang dừng ở mức lồng ghép, chưa xác định là một nội dung quan trọng, được xác định cụ thể trong các văn bản pháp luật về PCTT. Nhận thức của cán bộ làm công tác PCTT còn xem NKT là đối tượng cần trợ giúp mà chưa xác định đúng vai trò và điểm mạnh của NKT để tạo điều kiện, hỗ trợ NKT tham gia trong PCTT đảm bảo tính hòa nhập. Chưa có tài liệu tập huấn lồng ghép NKT trong các hoạt động PCTT; nhiều tài liệu về PCTT chưa được chuyển đổi sang dạng dễ tiếp cận. Công cụ hỗ trợ NKT, đặc biệt là người mù, người điếc khó khăn dẫn đến hạn chế sự tham gia của đối tượng này trong các hoạt động tập huấn, đánh giá rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng…

 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Nam Định kỷ niệm 55 năm thành lập Hội Người mù Việt Nam

Sáng 16/4, Hội Người mù tỉnh Nam Định đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 55 năm thành lập Hội Người mù Việt Nam (17/4/1969 - 17/4/2024) và kỷ niệm 44 năm thành lập Hội Người mù tỉnh Nam Định (1980-2024).
2024-04-16 14:34:00

HDBank hỗ trợ trả góp 100% tiền học phí với kỳ hạn đến 60 tháng

HDBank là ngân hàng duy nhất triển khai gói sản phẩm Đồng hành tri thức - ưu đãi thanh toán học phí và trả góp đến 60 tháng, giải quyết nỗi lo về tài chính cho các các bậc phụ huynh.
2024-04-16 14:22:33

Phó CT Hải Phòng thăm gia đình người có công dịp 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 16/4, ông Lê Khắc Nam - Phó Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng đến thăm, tặng quà các gia đình người có công tại huyện An Lão nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.
2024-04-16 11:47:00

Hải Phòng: Thông qua 7 Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 15 HĐND thành phố

Chiều 15/4, HĐND TP.Hải Phòng đã tổ chức kỳ họp 15 (chuyên đề) khóa XVI, thông qua 7 Nghị quyết và hoàn thành các nội dung chương trình đề ra.
2024-04-16 11:25:51

Cựu chiến binh xã tổ chức lớp học giáo dục truyền thống cho thanh niên

Sáng 16/4, Hội cựu chiến binh xã Quảng Tân tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu” giai đoạn 2019 – 2024
2024-04-16 10:40:00

Tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho giáo viên khuyết tật ở Bắc Kạn

Sáng 15/4, tại Trường TH&THCS Dương Phong, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn đã diễn ra Lễ trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho cô giáo Đàm Thị Thanh Tâm- tấm gương sáng về tinh thần vượt khó vươn lên trong giảng dạy và giáo dục.
2024-04-16 09:42:30
Đang tải...