Đề xuất lập đơn vị hành chính mới: 'Nội đô' tại Hà Nội, TP HCM

2025-03-06 18:25:00 0 Bình luận
PGS Tô Văn Hòa, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội, đề xuất thành lập đơn vị hành chính mới mang tên "Nội đô" tại các thành phố trực thuộc Trung ương như Hà Nội, TP HCM và Hải Phòng.

Đề xuất này được đưa ra tại Hội thảo khoa học cấp quốc gia về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới do Bộ Tư pháp và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức tại Hà Nội, sáng 6/3.

Theo PGS Hòa, việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp là cấp thiết, tạo cơ sở hiến định vững chắc để tiến hành "cách mạng về tinh gọn bộ máy" và bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp. Hướng nghiên cứu sửa đổi Hiến pháp năm 2013 cần tập trung vào các quy định về chính quyền địa phương nhằm hiến định việc không tổ chức chính quyền trung gian (cấp huyện).

Ông Hòa cho rằng việc không tổ chức cấp huyện không chỉ đơn thuần là bãi bỏ đơn vị hành chính cấp huyện rồi sáp nhập các xã lại với nhau. Vấn đề đặt ra lúc này là hệ thống hành chính lãnh thổ địa phương ở Việt Nam cần được cấu trúc lại để phát huy hiệu quả quản lý.

Ông đề xuất đơn vị hành chính ở Việt Nam sẽ có hai cấp, đó là cấp tỉnh (gồm tỉnh và các thành phố trực thuộc trung ương) và cấp cơ sở (dưới cấp tỉnh, có thể gọi là cấp xã hoặc cấp cơ sở).

PGS Tô Văn Hòa tại hội thảo. Ảnh: Phạm Yến

Sau khi chỉ ra các vấn đề trên, ông Hòa cho rằng bỏ đơn vị hành chính cấp huyện cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hai điều khoản của Hiến pháp 2013. Cụ thể, với điều 110 Hiến pháp 2013 về các đơn vị hành chính ở Việt Nam có thể nghiên cứu sửa đổi, bổ sung theo hướng quy định Việt Nam gồm các đơn vị hành chính và các đơn vị hành chính chuyên biệt. Trong đó có hai cấp đơn vị hành chính là cấp tỉnh (gồm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) và đơn vị hành chính cấp cơ sở hoặc cấp xã (gồm xã, thành phố, thị xã ở tỉnh; xã thành phố, thị xã, Nội đô ở thành phố trực thuộc trung ương).

Trong đó, Nội đô là đơn vị hành chính mới - thủ phủ của thành phố trực thuộc trung ương. Nội đô sẽ bao gồm các quận nội thành hiện nay của các thành phố trực thuộc trung ương. Ví dụ, Nội đô của Hà Nội gồm 12 quận, của TP HCM gồm 16 quận, TP Hải Phòng gồm 6 quận.

Đơn vị hành chính chuyên biệt sẽ quy định kỹ hơn trong Luật tổ chức chính quyền địa phương, do chính quyền địa phương cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương quản lý.

Khi sửa điều 110, ông Hòa cho rằng cần quy định việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính và đơn vị hành chính chuyên biệt để thực hiện theo quy định của Luật. Việc điều chỉnh, phân chia ranh giới của hai đơn vị hành chính này sẽ căn cứ tình hình thực tiễn từng giai đoạn.

Với điều 111 về tổ chức chính quyền địa phương, ông Hòa đề xuất nghiên cứu sửa đổi, bổ sung theo hướng quy định tại các đơn vị hành chính đều thành lập chính quyền địa phương gồm HĐND và UBND. Không phân biệt giữa "chính quyền địa phương" và "cấp chính quyền địa phương" bởi vì đã là chính quyền địa phương là phải có cơ cấu đầy đủ HĐND và UBND.

Tại các đơn vị hành chính chuyên biệt không thành lập chính quyền địa phương mà có thể thiết lập các cơ chế quản lý hành chính phù hợp. 

Ông Hòa giải thích đơn vị hành chính là một phần lãnh thổ quốc gia có ranh giới được xác định rõ ràng. Trên đó có dân cư sinh sống tập trung, ổn định thành cộng đồng và có đủ điều kiện thành lập chính quyền địa phương để tổ chức quản lý hành chính nhà nước. Ví dụ điển hình về đơn vị hành chính là các thành phố, tức những nơi có dân cư sinh sống tập trung.

Đơn vị hành chính chuyên biệt là những phạm vi lãnh thổ quốc gia có ranh giới rõ ràng do Nhà nước phân định. Tuy nhiên trên đó không có hoặc rất ít dân cư sinh sống ổn định nên không đủ điều kiện để thành lập chính quyền địa phương đầy đủ tại chỗ. Với trường hợp này, Nhà nước chỉ thiết lập cơ chế quản lý lãnh thổ nhằm phục vụ mục đích chuyên biệt phù hợp điều kiện, lợi thế tự nhiên ở đó, như quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế hoặc bảo vệ tài nguyên, môi trường.

Chính quyền địa phương hiện gồm ba cấp: Tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; huyện (quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương) và xã (xã, phường, thị trấn). Một số thành phố trực thuộc trung ương đang có thành phố thuộc thành phố như TP HCM, Hải Phòng. Việt Nam hiện có 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh, trong đó có 57 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương; 705 quận, huyện; 10.595 xã, phường.

Ngày 28/2, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành kết luận, giao các cơ quan liên quan chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng đề án, tờ trình Bộ Chính trị về sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện; tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã. Đảng ủy Quốc hội được giao chủ trì, phối hợp với Đảng ủy Chính phủ chỉ đạo Đảng ủy Ủy ban Pháp luật và Tư pháp, Đảng ủy Bộ Tư pháp nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp với phạm vi là các vấn đề về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

PGS Tô Văn Hòa cũng đề xuất sửa đổi Hiến pháp theo hướng cô đọng hơn về vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Chương I của Hiến pháp năm 2013 có vai trò rất quan trọng, quy định những nguyên tắc nền tảng nhất của chế độ chính trị Việt Nam. Chương này xác lập chủ quyền quốc gia, bản chất của chế độ, đồng thời định hình cấu trúc tổng thể của hệ thống chính trị.

Hiến pháp chỉ quy định nội dung mang tính nguyên tắc, như cấu trúc hệ thống, vai trò của từng thành tố trong hệ thống chính trị. Bởi thế ông cho rằng nội dung về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong Chương I cần được thể hiện theo hướng cô đọng, chỉ tập trung vào những vấn đề căn bản nhất.

Ông Hòa đề xuất các quy định về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nên được đưa vào một điều và giới hạn ở nội dung cốt lõi, gồm: thuộc tính cơ bản, vai trò trong hệ thống chính trị và các nhiệm vụ trọng tâm của Mặt trận Tổ quốc để thực hiện vai trò này. Các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc, nội dung cụ thể hơn sẽ được quy định tại các văn bản luật. Việc này sẽ phù hợp với nguyên tắc Hiến pháp chỉ quy định nguyên tắc nền tảng, trong khi tổ chức thực hiện được điều chỉnh bởi luật và các văn bản dưới luật.

Theo ông, nếu sửa đổi Hiến pháp theo hướng này thì không chỉ bảo đảm tính nhất quán về tiếp cận điều chỉnh của Chương I mà còn phù hợp với chủ trương tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị đang được triển khai.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Thủ tướng dự khởi công dự án nhà ở xã hội 7.000 tỷ đồng tại Vĩnh Phúc

Trưa 16/3, trong chương trình công tác tại tỉnh Vĩnh Phúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công xây dựng công trình nhà ở xã hội thuộc dự án Khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên, giai đoạn 1.
2025-03-16 19:03:15

Xuân Son và Omoda & Jaecoo Việt Nam – Khi bản lĩnh tạo nên dấu ấn

Bản lĩnh không chỉ giúp con người vượt qua thử thách mà còn tạo nên dấu ấn khác biệt. Xuân Son và Omoda & Jaecoo Việt Nam chính là minh chứng cho tinh thần tiên phong ấy. Một bên là cầu thủ kiên cường, vươn lên từ gian khó để khẳng định vị thế. Một bên là thương hiệu xe ô tô đổi mới, tiên phong chinh phục thị trường. Sự kết hợp này không chỉ gắn kết thể thao và công nghệ, mà còn tôn vinh tinh thần dám nghĩ lớn, hành động mạnh mẽ.
2025-03-16 12:01:14

Hải Phòng thông qua 7 Nghị quyết tại kỳ họp thứ 24 HĐND thành phố

5 Nghị quyết chuyên đề và 2 Nghị quyết về “công tác nhân sự” được HĐND thành phố Hải Phòng thông qua tại kỳ họp thứ 24 HĐND thành phố khóa XVI (nhiệm kỳ 2021 - 2026), tổ chức vào chiều 14/3.
2025-03-14 19:04:24

Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa võ cổ truyền Việt Nam vào kỷ nghiên mới - kỷ nguyên phát triển đất nước cường thịnh

Lịch sử hình thành và phát triển nền võ học Việt Nam hòa quyện với lịch sử dựng nước và giữ nước. Võ cổ truyền Việt Nam không chỉ đơn thuần là những bài võ nhằm rèn luyện kỹ năng tự vệ mà còn hướng tới sự hòa hợp về thể chất và tinh thần, khơi dậy lòng tự hào, tinh thần thượng võ và nhân văn của con người Việt Nam. Do đó, việc bảo tồn và phát huy võ cổ truyền nước ta là nhiệm vụ quan trọng để tôn vinh giá trị di sản văn hóa phi vật thể nước nhà. Võ cổ truyền Việt Nam được xem là cái nôi của võ cổ truyền Đông Nam Á. Công tác bảo tồn và phát huy võ cổ truyền có tác động quan trọng đến sự phát triển văn hóa dân tộc.
2025-03-14 17:28:27

Ngôi trường đặc biệt mang “âm thanh” tới học sinh câm điếc

Nằm dọc trên con phố Hoàng Ngân tấp nập, có một ngôi trường nho nhỏ, đặc biệt mang tên Trường PTCS Dân lập dạy trẻ câm điếc Hà Nội. Với sứ mệnh thiêng liêng mang tri thức đến cho những em học sinh đặc biệt, suốt nhiều năm qua ngôi trường đã là nơi nâng bước, chắp cánh cho nhiều ước mơ thành hiện thực.
2025-03-14 11:58:26

Quảng Ninh: Tàu biển Nhật Bản với khoảng 1.700 du khách lần đầu tiên đến Quảng Ninh

Dự kiến ngày 30/4, tàu biển Pacific World do công ty Peace Boat (Nhật Bản) quản lý điều hành sẽ đưa khoảng 1.700 du khách, chủ yếu là khách Nhật Bản lần đầu tiên đến Quảng Ninh. Tỉnh Quảng Ninh đã chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện hạ tầng cơ sở cảng bến, thủ tục nhập cảnh, lịch trình tham quan các điểm du lịch trên địa bàn, tạo điều kiện tối đa cho đoàn.
2025-03-14 08:42:20
Đang tải...