Độc đáo nghề nuôi cà cuống

2020-05-03 19:05:39 0 Bình luận
Xuất thân là tài xế lái xe nhưng từ lâu anh Cao Nguyễn Đô Lăng, ngụ phường Mỹ Phước, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang luôn ấp ủ ước mơ có được một mảnh vườn để làm kinh tế nông nghiệp.

Trong một lần đi Tây Ninh, thấy người ta nuôi cà cuống đơn giản mà cho thu nhập cao, anh bắt đầu nảy sinh ý định mang loại côn trùng này về quê nhà để nuôi. Sau khi tìm hiểu và được người bạn hướng dẫn tận tình, anh quyết định mua 150 con giống về nuôi thử.

  Cà cuống

Khi bắt tay vào nuôi loài vật độc đáo này anh gặp không ít khó khăn, do chưa có kinh nghiệm nên tỉ lệ hao hụt khoảng 30% trên tổng số đàn, sau hơn 1 tháng nuôi. Khi đó, thay vì bán lứa đầu để lấy vốn nuôi lứa mới, anh quyết định để toàn bộ cà cuống trưởng thành nuôi thành con bố mẹ cho sinh sản. Sau thời gian mày mò học hỏi cùng sự hỗ trợ của người bạn ở Tây Ninh, anh đã có bài học kinh nghiệm và kĩ thuật để phát triển, nhân rộng mô hình độc đáo này cho đến hôm nay.

Cà cuống còn gọi là sâu quế, đà cuống là một côn trùng có kích thước lớn nhất hiện nay, có cơ thể dẹt, màu vàng xỉn hoặc nâu đất, dài trung bình từ 7-8cm. Khi còn non, cà cuống giống như con gián, phần miệng là một ngòi nhọn hút thức ăn. Giá trị nằm ở túi tinh dầu phần ngực. Chất tinh dầu này không độc, có vị cay, mùi thơm ngát, thường được dùng làm gia vị trong bữa ăn và làm dược liệu có tác dụng bổ thận, tráng dương, lợi tiêu hóa. Thịt và trứng cà cuống chứa protein với hàm lượng khá cao, lipid và các vitamin… Ngoài việc dùng để chế biến món ăn, người ta còn dùng để làm nước mắm. Chúng có vị the the tựa mù tạt, nhưng thơm mùi quế, ăn vô sau 3-4 tiếng vẫn còn mùi thơm. Chính vì thế, cà cuống được xem là đặc sản có giá trị kinh tế cao được nhiều người ưa thích.

Hiện nay anh Lăng đầu tư trang trại 1.600m2 để nuôi cà cuống tại ấp Hòa Phú I, An Châu, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang với hơn 30 bồn, diện tích trung bình khoảng 3-3,5m2/bồn. Trong đó có 20 bồn nuôi cà cuống bố mẹ sinh sản, các bồn còn lại dùng để nuôi cà cuống con. Tùy từng giai đoạn, cà cuống được anh tách ra nuôi riêng để tiện chăm sóc.

Bồn nuôi cà cuống được làm bằng xi măng, cao khoảng 0,8m. Mực nước trong bể nuôi cà cuống lý tưởng nhất là 0,5m, bình quân 15-20 ngày thay nước 1 lần. Mỗi bồn, thả nuôi từ 50-60 con cà cuống bố mẹ/m2 là tốt nhất. Bên trên phải có nắp đậy bằng lưới để cà cuống không bay ra ngoài vào ban đêm. Trong bồn nuôi, phải để gạch ống và dựng các cây khô nằm cặp tường để cà cuống bám vào đó trú ngụ. Khi đến lúc sinh sản, chúng tự leo lên cây đẻ trứng. Thông thường, cà cuống từ lúc mới nở đến 45 ngày tuổi sẽ trưởng thành và có thể xuất bán. Còn cà cuống nuôi khoảng 85-90 ngày tuổi là có thể sinh sản. Đối với con cái sinh sản được 5-6 lần. Dòng đời cà cuống sống khoảng 1,5-2 năm sẽ chết. Cà cuống đẻ được quanh năm, mỗi lần đẻ cách nhau khoảng 1-1,5 tháng. Khi đẻ trứng, cà cuống bò lên cành cây nhô trên mặt nước và đẻ trứng. Mỗi ổ cà cuống cái đẻ từ 100-120 trứng.

Để tỉ lệ trứng nở cao, người nuôi cần lấy ổ trứng ra ngoài để vào thùng xốp chứa nước, đặt mặt trứng quay xuống và cách mặt nước khoảng 30cm. Chỉ cần xịt nước lên ổ trứng mỗi ngày 2 lần, khoảng 5-7 ngày sau nở ra ấu trùng. Ấu trùng sẽ trải qua 5 lần lột xác trong khoảng 45 ngày để trở thành con cà cuống trưởng thành.

Hiện tại trang trại nuôi cà cuống của anh Lăng không đủ cung cấp cho thị trường. Khách hàng muốn mua phải đặt trước cả tháng mới đủ số lượng giao. Cà cuống trưởng thành có thể xuất bán với giá từ 35.000-40.000 đồng/con. Riêng cà cuống bố mẹ có giá trung bình từ 300.000-350.000 đồng/con, còn ổ trứng cà cuống được bán với giá từ 800.000-1.000.000 đồng/ổ trứng. Bình quân mỗi tháng, anh xuất bán khoảng 500-600 con cà cuống, chủ yếu là cà cuống bố mẹ, sau khi trừ hết chi phí, thu lãi từ 30-40 triệu đồng/tháng.

Anh Lăng chia sẻ: “Dù cà cuống khá dễ nuôi nhưng nhược điểm lớn nhất của loài này là rất nhạy cảm với môi trường bên ngoài. Do đó, cà cuống phải được nuôi hoàn toàn trong môi trường sạch, không hóa chất hay cho ăn bằng các sản phẩm thức ăn công nghiệp. Nhưng điều quan trọng nhất là đảm bảo nước phải sạch, thức ăn luôn phải có trong bồn đầy đủ, như: ếch con, nhái, nòng nọc, cá con các loại… Có thức ăn đầy đủ giúp chúng không ăn thịt lẫn nhau, tránh hao hụt”.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Thủ tướng đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ ủng hộ thỏa thuận thương mại cùng có lợi

Sáng 13/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với đại diện cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ đang đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam để lắng nghe, giải quyết các vướng mắc, đề xuất giải pháp thúc đẩy hợp tác đầu tư, kinh doanh Việt Nam - Hoa Kỳ.
2025-05-13 17:49:49

Khởi công dự án đường cao tốc qua tỉnh Nam Định - Thái Bình và Khu công nghiệp Hưng Phú

Dự án cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng đoạn qua tỉnh Nam Định và Thái Bình là dự án đối tác công tư (PPP) lớn nhất ngành giao thông hiện nay với tổng mức đầu tư 19.785 tỷ đồng.
2025-05-12 16:34:29

Tác phẩm dự thi viết chính luận: “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng” 2025: Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong thời kỳ cuộc “cách mạng” sắp xếp, tinh gọn bộ máy - ý đảng hợp lòng dân

Kể từ tháng 11/2024, sau bài: “Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả” có ý nghĩa như một lời hiệu triệu của Tổng Bí thư Tô Lâm, Đảng, Nhà nước ta khẩn trương bắt tay vào việc tinh gọn, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; với tinh thần tiên phong gương mẫu từ Trung ương xuống địa phương “vừa chạy vừa xếp hàng”.
2025-05-12 14:59:26

Huyện Ý Yên nỗ lực xoá nhà tạm, nhà dột nát

Thời gian qua, Ban Chỉ đạo triển khai xoá nhà tạm, nhà dột nát huyện Ý Yên (Ban Chỉ đạo) đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai, thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt để giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo tại các địa phương trên địa bàn huyện có một mái ấm an toàn, vững chãi.
2025-05-12 10:30:59

Huyện Ý Yên trao tặng 260 suất học bổng cho học sinh, sinh viên nghèo vượt khó học giỏi và người lớn tích cực học tập

Chiều ngày 10/5, Hội Khuyến học huyện Ý Yên, Hội Khuyến học tỉnh Nam Định và các nhà tài trợ phối hợp tổ chức Chương trình trao tặng học bổng “Học không bao giờ cùng” và học bổng “Tống Văn Trân” cho học sinh, sinh viên nghèo vượt khó học giỏi và người lớn tích cực học tập.
2025-05-12 09:35:55

Lễ Công bố thành lập Trung tâm Kỹ thuật Chống hàng giả ACF

Sáng ngày 11/5, Lễ Công bố quyết định thành lập Trung tâm Kỹ thuật Chống hàng giả ACF đã diễn ra tại TP. HCM.
2025-05-11 15:09:35
Đang tải...