Dòng người xếp hàng dài viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Hà Nội

2024-07-25 20:00:00 0 Bình luận

Theo nhandan.vn, ông Nguyễn Văn Vỵ, 91 tuổi, đi từ Lục Nam, Bắc Giang lên Hà Nội dẫn đoàn cựu chiến binh 3 chiến dịch vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đoàn có 119 người, đến từ 63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Phần đông thành viên của đoàn từ 70 đến ngoài 90 tuổi.

Họ là những chiến sĩ của 3 chiến dịch lớn: Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không năm 1972 và Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975.

Ông Vỵ khóc nghẹn khi nhắc đến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lãnh đạo xuất sắc của thời bình. Khi nghĩ đến hình ảnh Tổng Bí thư làm việc đến phút cuối cùng, nằm trên giường bệnh vẫn làm việc, tôi vô cùng xúc động, vô cùng nhớ thương. Chúng tôi là thế hệ đã đi qua nhiều cuộc chiến. Tôi mong rằng các lãnh đạo kế nhiệm sẽ học tập tấm gương đạo đức cách mạng của Tổng Bí thư, bảo vệ và phát huy thành quả của cách mạng”.

Các cựu chiến binh vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Trong khi đó, cựu chiến binh Lê Kinh Thông, 73 tuổi, trú tại phố Lý Nam Đế (Hà Nội) không khỏi bùi ngùi khi nhắc đến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

“Tôi là sinh viên khóa 14 khoa Hóa trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Khi nghe tin bác Trọng mất, tôi vô cùng xúc động. Chúng tôi là những người lính nên luôn tôn trọng những người lãnh đạo có tầm, có tâm như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Vì vậy, tôi quyết tâm phải đi tiễn bác Trọng lần cuối, có phải đợi bao lâu cũng đi”.

Là một người lính từng xông pha chiến trường, ông Thông cho biết, những người cựu chiến binh như ông chỉ mang một khát vọng lớn lao nhất là khát vọng hòa bình. Hiện nay, dù đất nước đã hòa bình, thống nhất, nhưng lại xảy ra tệ nạn tham nhũng. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người rất quyết liệt trong công tác phòng, chống tham nhũng.

“Tôi kỳ vọng các thế hệ kế cận có thể tiếp bước Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong việc thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là trong lĩnh vực phòng, chống tham nhũng”, ông Thông chia sẻ.

Bà Hoàng Thị Mến cầm trên tay tấm thẻ đảng viên vào viếng Tổng Bí thư.

Cầm trên tay tấm thẻ đảng viên vào viếng Tổng Bí thư, bà Hoàng Thị Mến (80 tuổi) tự hào cho biết bà đã có 60 năm tuổi Đảng từ tháng 5 vừa qua. Đi từ Nam Định lên bến xe Mỹ Đình, rồi đi xe ôm tới đây, có mặt từ 5 giờ sáng trước phố Trần Thánh Tông, mặc dù tuổi cao sức yếu, bà vẫn kiên nhẫn đợi chờ để được vào viếng.

Bà tâm sự, đã đến được nơi đây thì dù không được vào viếng thì bà cũng đã toại nguyện ước muốn và thể hiện được tình cảm với Tổng Bí thư.

Bà nghẹn ngào nói trong nước mắt: “Nghe tin bác Trọng từ trần, bà chỉ có khóc thôi, bởi vì bà thương bác. Với những quyết định của bác ký, những người có công với cách mạng luôn được nhớ tới. Dù bác không còn nữa, nhưng vẫn còn bao nhiêu cuốn sách bác viết ra dành cho toàn Đảng, toàn dân, đặc biệt hướng tới thanh niên để thực hiện phát triển đất nước”.

Là một trong những người dân đến viếng, bà Ngô Thị Quý năm nay 75 tuổi, từng là y sĩ của Viện Pasteur Trung ương (nay là Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương). Bà đến từ sáng sớm nhưng chưa có cơ hội được vào thắp nén nhang. Mặc dù vừa có cơn mưa lớn, song bà Quý cùng nhiều người dân vẫn ở lại khu vực chờ, mong mỏi được kính viếng Tổng Bí thư.

“Cụ Trọng là người đảng viên đáng kính, chân chính nên người dân thương mến. Cụ để lại ấn tượng sâu sắc là người đấu tranh tham nhũng, tiêu cực mạnh mẽ”, bà Quý chia sẻ.


Chị Cầm Cẩm Thơ (trái) nghẹn ngào khi nhắc đến Tổng Bí thư.

Chị Cầm Cẩm Thơ (đại diện nhóm đồng bào và sinh viên dân tộc Thái tại Hà Nội) khóc nghẹn khi cùng nhóm khoảng 20 người đứng ở ngoài cổng Yec-xanh chờ vào viếng Tổng Bí thư.

“Tôi rất đau buồn và xót thương. Nhiều câu nói, lời dạy của bác luôn luôn hiện trong tâm trí. Khi nghe tin bác mất, tôi rất sốc. Có lúc tôi ngồi một mình khóc vì thương xót, cảm thấy có điều gì đó đau như người thân trong gia đình mình mất. Khi về nhà, tôi gặp mẹ và khóc nói: ‘Bác Trọng mất rồi!’, mẹ tôi cũng khóc nói: ‘Thương bác quá, bác chưa được nghỉ ngơi ngày nào’, rồi hai mẹ con ôm nhau khóc. Mong muốn hôm nay chúng tôi chờ được vào viếng bác để tỏ lòng thành kính với một vị lãnh đạo, một người con ưu tú của đất nước”, chị Thơ chia sẻ.

Là một cán bộ công tác tại Bảo tàng Dân tộc Việt Nam, chị Thơ tâm sự, Tổng Bí thư mất đi không chỉ là nỗi đau của người con dân tộc Việt Nam mà còn là nỗi đau của bạn bè quốc tế.

“Khi thấy nhiều quan khách quốc tế sang đây viếng bác, tôi thấy sức lan tỏa của bác rất lớn. Ngay cả các em nhỏ cấp 2, 3 khi nghe tin bác mất cũng rất buồn, cũng thay đổi ảnh đại diện của mình trên trang mạng xã hội để tỏ lòng thành kính, biết ơn bác, mới thấy năng lượng của bác lan tỏa tới mọi người rất lớn.

Tôi tâm đắc với câu nói của bác và là kim chỉ nam cho chúng tôi là ‘Văn hóa còn thì dân tộc còn, văn hóa mất thì dân tộc mất’, đó là động lực cho chúng tôi tiếp tục trên con đường bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mình”.

Tài xế xe ôm công nghệ Trịnh Nghĩa Dũng (Gia Lâm, Hà Nội) sẵn sàng đưa đón miễn phí người dân đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Cũng trong chiều nay, ông Trịnh Nghĩa Dũng (Gia Lâm, Hà Nội) làm nghề tài xế xe ôm công nghệ đã tắt ứng dụng, sẵn sàng đưa đón miễn phí người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Trước chiếc xe máy của mình, ông Dũng gắn tấm biển đen kèm dòng chữ màu trắng dễ nhìn: “Vô cùng thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Xe đưa đón miễn phí”. Ông vừa chở người đến đầu đường Trần Thánh Tông, một người dân lỉnh kỉnh túi đồ từ trên xe bước xuống gửi lời cảm ơn.

Chia sẻ với phóng viên Báo Nhân Dân, ông Dũng bày tỏ lòng cảm phục, biết ơn những việc làm vì nước, vì dân cho tới phút cuối cuộc đời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Ông xúc động chia sẻ: “Cả cuộc đời Tổng Bí thư đã vì dân vì nước. Tổng Bí thư ra đi để lại niềm tiếc thương vô hạn của người dân khắp cả nước, kiều bào và bạn bè quốc tế. Trong ngày Quốc tang này, tôi cũng muốn góp chút sức nhỏ của mình để giúp đỡ những người xa xứ đến Thủ đô để thăm viếng bác, bởi công việc của tôi là chạy xe ôm công nghệ nên nắm rõ những cung đường chung quanh nhà tang lễ”.

“Chiều nay tôi tắt app, đưa đón miễn phí mọi người đến điểm viếng Tổng Bí thư. Tôi đi ngoài đường, ai hỏi chở đi viếng Tổng Bí thư tôi sẵn sàng chở miễn phí ngay. Vốn biết đường sá Hà Nội nên tôi đi nhanh và tiện. Đến chiều nay, tôi đã chở được hơn 20 người đi đến điểm viếng. Từ những việc nhỏ này, tôi mong rằng những hành động đẹp sẽ được nhân lên”, ông Dũng cười nói.

Dòng người xếp hàng dài viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Hà Nội.

Còn trên Tạp chí điện tử Tri thức, chiều 25/7, tại Hà Nội, hàng nghìn người dân đến từ nhiều tỉnh thành khắp cả nước đổ dồn về khu vực xung quanh Nhà tang lễ Quốc gia (số 5 phố Trần Thánh Tông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) để viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Theo thông tin từ Ban Tổ chức Lễ tang, người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Tuy nhiên, ngay từ 15h, đã có rất đông người dân tập trung về đây chờ đến giờ vào viếng.

Dòng người xếp hàng kéo dài, bắt đầu từ đầu ngã tư Trần Thánh Tông - Trần Hưng Đạo qua hết phố Hàn Thuyên, Hàng Chuối, phố Nguyễn Công Trứ và mỗi lúc một đông hơn.

Nguyễn Hương Liên (sinh viên trường Đại học Lao động Xã hội) cùng 5 người bạn của mình có mặt từ 15h và lặng lẽ xếp hàng chờ đến lượt viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. "Có lẽ không chỉ riêng em mà mọi người xếp hàng ở đây đều đang cảm thấy tiếc thương và mang trong mình lòng kính trọng sâu sắc đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng", Liên nghẹn ngào nói.

Có mặt ở trước Nhà tang lễ Quốc gia từ sáng sớm, bà Nguyễn Thị Hồng (xã Di Trạch, huyện Hoài Đức, Hà Nội), mang theo di ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đi viếng. "Bước chân hướng về nhà tang lễ mà lòng tôi nôn nao vì đây là cơ hội hiếm hoi để tôi được bày tỏ tấm lòng thành kính với Tổng Bí thư".

Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong đi lại vì hậu quả bom đạn từ chiến tranh, ông Đoàn Tấn Phụ (67 tuổi, Quảng Ngãi) vẫn cố gắng ra Hà Nội để hòa cùng dòng người vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Theo thông tin từ Ban Tổ chức Lễ tang, người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nhà tang lễ Quốc gia cần mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Khi đến viếng, người dân không mang theo túi xách, vòng hoa... Sau khi hoàn tất thủ tục, người dân sẽ tuân theo sắp xếp của bộ phận an ninh để vào viếng. Tại TP.HCM, do số lượng người dân đến viếng đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất vào chiều tối rất đông nên UBND TP.HCM quyết định giờ viếng đến 23h thay vì đến 22h như thông báo trước. Nhằm tạo mọi điều kiện để người dân được đến viếng thuận lợi nhất từ 23h Ban tổ chức sẽ không nhận đăng ký vào viếng và giờ viếng ngày 26/7 bắt đầu từ 7h và kết thúc lúc 12h30.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Trường Tiểu học số 1 thị trấn Tân Uyên: Tưng bừng không khí khai giảng năm học mới 2024 - 2025

Hòa chung không khí chào mừng năm học mới 2024 - 2025 và ngày "Toàn dân đưa trẻ đến trường” trong cả nước, sáng 5/9, trường Tiểu học số 1 thị trấn Tân Uyên (Lai Châu) tưng bừng tổ chức lễ khai giảng, đón các em học sinh vào lớp 1.
2024-09-07 20:37:29

Cấp căn cước cho người khuyết tật, cơ nhỡ ở TP.HCM

Công an TP.HCM phối hợp với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an tổ chức Chương trình cấp thẻ Căn cước cho nhân khẩu đặc biệt đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại Cơ sở bảo trợ xã hội người tàn tật Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức, TP. HCM.
2024-09-07 15:22:12

Bão số 3 giật cấp 16, áp sát vùng biển Quảng Ninh - Hải Phòng

CẬP NHẬT TIN BÃO KHẨN CẤP (bão số 3 - YAGI) và các chỉ đạo ứng phó bão, thời tiết nguy hiểm trước bão và mưa lũ sau bão. Hồi 09 giờ ngày 7/9, vị trí tâm bão bão số 3 ở vào khoảng 20.5 độ Vĩ Bắc; 107.8 độ Kinh Đông, trên vùng biển Quảng Ninh – Hải Phòng.
2024-09-07 10:25:00

Người dân chủ động phòng ngừa, giảm thiệt hại do bão số 3

Sau khi đạt cấp siêu bão, bão số 3 tiếp tục duy trì cường độ, di chuyển theo hướng Tây với tốc độ 10 - 15km/giờ. Dự kiến chiều tối 7/9, bão đổ bộ đất liền khu vực Bắc Bộ (từ Quảng Ninh đến Nam Định) với cường độ cấp 9 - 12, giật cấp 13 - 14. Do ảnh hưởng của bão số 3, từ sáng 7 đến ngày 9/9, thành phố Hà Nội có mưa to đến rất to và dông.
2024-09-06 19:30:00

Bão Yagi mạnh nhất 30 năm qua trên Biển Đông

Với cường độ cực mạnh, đạt cấp 16 và giật trên cấp 17, siêu bão Yagi (bão số 3) đã trở thành cơn bão mạnh nhất năm 2024 trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương
2024-09-06 16:51:33

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó khẩn cấp siêu bão số 3

Lúc 12h ngày 6/9, siêu bão Yagi mạnh cấp 16, cách Quảng Ninh khoảng 510km, dự báo trong 12 giờ tới, bão giảm xuống cấp 15.
2024-09-06 14:30:00
Đang tải...