Du khách lặn lội gần 2.000 km đến Tây Ninh vì điều gì?

2023-06-08 12:18:48 0 Bình luận
Chuyên trang du lịch Vietnam Nomad giới thiệu "10 viên ngọc ẩn" tuyệt đẹp của du lịch Việt, trong đó Tây Ninh nổi lên như là một điểm đến phải ghé thăm trong năm 2023. 2,5 triệu lượt khách đã đến Tây Ninh, chỉ trong 3 tháng đầu năm 2023, Tây Ninh đang trên hành trình trở thành tâm điểm du lịch số 1 Nam bộ. Đâu là bí quyết hút khách của “viên ngọc ẩn” này?

Lặn lội gần 2.000 cây số để chiêm bái đỉnh núi thiêng

Sáng sớm ngày mùng 10 tháng 3, chị Phạm Ánh Hoa (Quảng Ninh) cùng gia đình bắt chuyến bay từ Sân bay Vân Đồn vào TP.HCM. Rồi từ TP.HCM, gia đình chị đi xe đến thành phố Tây Ninh cách đó gần 100km. Để đặt chân đến núi Bà Đen, tổng cộng chị đã đi mất gần 6 tiếng đồng hồ, cho quãng đường khoảng 1.800km, nhưng tâm trạng vẫn rất háo hức.

Tượng Phật Tây Bổ Đà Sơn thu hút đông đảo du khách tới chiêm bái.

Ghé núi Bà Đen đúng dịp diễn ra Lễ Vía Quán Thế Âm Bồ Tát đản sinh, chị Hoa cho biết: “Đầu năm nay tôi đã lỡ hẹn đến bái Bà, nên tôi quyết định thu xếp công việc để đến núi Bà Đen vào dịp Lễ Vía Quán Thế Âm Bồ Tát đản sinh. Thực sự bất ngờ khi được chứng kiến lễ Vía trang trọng tại chùa Bà và cùng hòa mình vào dòng người để nghe pháp thoại và thả hoa đăng trên đỉnh núi trong ánh đèn ảo diệu khi đêm về. Cảm giác như mình đi lạc vào miền đất Phật vậy, vô cùng an yên và thư thái”.

Cũng giống như chị Hoa, rất nhiều du khách chọn núi Bà Đen (Tây Ninh) là điểm tâm linh phải đến mỗi năm để chiêm bái, hành hương và ngoạn cảnh miền đất thiêng trên “nóc nhà Nam Bộ”.

Được biết đến là ngọn núi thiêng bậc nhất Nam bộ, núi Bà Đen gắn liền với huyền thoại về Linh Sơn Thánh Mẫu được người dân miền Nam tôn là Bồ Tát. Chưa kể, nơi đây còn quy tụ một hệ thống chùa, am, động, miếu… rất đa dạng, càng nhân lên sự linh thiêng cho núi Bà.

Thả hoa đăng mừng Phật đản trên núi Bà. Ảnh: Hải An.

Bởi vậy, nếu cần giải mã cho sức hấp dẫn của du lịch Tây Ninh, thì sự linh thiêng chính là chìa khóa đầu tiên giúp miền đất thánh này trở thành tâm điểm của du lịch Nam bộ. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào cảnh quan thiên nhiên và lịch sử huyền bí thì có lẽ lượng khách đến núi Bà Đen không bùng nổ như thời gian qua.

Chìa khóa là “sản phẩm du lịch” khác biệt

“Chìa khóa” mở rộng cánh cửa đón du khách đến núi Bà Đen chính là quần thể du lịch tâm linh Sun World Ba Den Mountain cùng hàng loạt sản phẩm du lịch, mang đến một diện mạo mới hấp dẫn du khách. Nơi đỉnh núi, nổi bật là bức tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn bằng đồng sừng sững uy nghi giữa mây trời – một biểu tượng của lòng từ bi bác ái và sự thông tuệ của nhà Phật. Tại khu vực trung tâm của quần thể các công trình kiến trúc tâm linh trên đỉnh Núi Bà Đen là cụm trụ kinh Bát Nhã, gồm 5 trụ kinh bằng đá granite đen kim sa, điêu khắc 12.000 chữ kinh Tây Tạng được dát vàng.

Quần thể tâm linh trên núi Bà lung linh khi đêm về. Ảnh: Hải An

Ngay dưới chân đại tượng Phật là một khu triển lãm Phật giáo lần đầu tiên có tại Việt Nam với hàng trăm pho tượng, tranh và phù điêu với nhiều chất liệu đặc trưng mang đậm phong cách Phật Giáo Việt Nam qua các thời kỳ và công nghệ trình chiếu phim video mapping hiện đại về sự vận động của vũ trụ trong quan niệm Phật giáo.

Đặc biệt, tại đây du khách được tận mắt ngắm các phiên bản mô phỏng những tác phẩm nghệ thuật Phật Giáo kinh điển, trong đó có nhiều pho tượng Phật nổi tiếng của Việt Nam và thế giới. Các tác phẩm nghệ thuật lấy cảm hứng từ các cổ vật trong kiến trúc Phật giáo bằng gỗ, đá có niên đại từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIII và chiêm bái Phật Bảo Xá Lợi Phật tỏa sáng lung linh giữa không gian uy nghiêm.

Tâm lý của khách du lịch là muốn tìm sự khác biệt: khác biệt với nơi họ sinh sống và khác biệt giữa những nơi họ đến, giữa các quốc gia dân tộc khác nhau, các cảnh quan khác nhau và các sản phẩm du lịch khác nhau”, ông Dương Trung Quốc nhận định.

Tại Sun World Ba Den Mountain, bản sắc văn hóa và những nét bản địa của vùng đất Tây Ninh đã được trân trọng gìn giữ và khai thác, qua đó mang lại hiệu quả thu hút du khách rõ rệt.

Núi Bà Đen – nóc nhà Nam Bộ.

Giàu trải nghiệm, đa sắc màu văn hóa

Anh Lê Thanh Sơn (Hà Nội) chọn núi Bà Đen là điểm đến dịp 30/4 năm nay chia sẻ: “Trước đây, Tây Ninh không nằm trong danh sách các điểm đến du lịch của tôi, nhưng khi biết có Liên hoan nghệ thuật đờn ca tài tử, tôi cùng bạn bè đã quyết định đặt vé đi Tây Ninh. Vào đây mới thấy, vùng đất này đã đổi thay rất nhiều. Không chỉ là điểm đến tâm linh, Tây Ninh đang trở thành điểm đến du lịch văn hoá độc đáo với rất nhiều trải nghiệm hấp dẫn”.

Du lịch tâm linh không phải là lý do duy nhất để nhiều du khách chọn đến Tây Ninh. Bên cạnh các điểm đến tâm linh nổi tiếng như núi Bà Đen, Tòa Thánh Cao Đài hay chùa Gò Kén, Tây Ninh còn đang đầu tư phát triển du lịch văn hoá với một loạt các sự kiện lễ hội hấp dẫn như Lễ Hội Xuân núi Bà đầu năm, lễ hội ẩm thực chay, Lễ vía Quán thế âm Bồ Tát, hay sắp tới là lễ hội Vía Bà Đen được công nhận là di sản phi vật thể quốc gia. 

Cảnh quan trên núi liên tục được đầu tư, chỉnh trang nhằm thu hút du khách

Sở hữu đến 8 di sản văn hoá phi vật thể, Tây Ninh là một trong số ít địa phương có đời sống văn hoá, tâm linh đặc trưng tại khu vực Nam bộ. Các di sản văn hoá được biết đến nhiều nhất tại Tây Ninh phải kể đến như nghệ thuật đờn ca tài tử, hay điệu múa trống Chhay dăm mang đặc trưng văn hóa Khmer, tất cả đều đang được nuôi dưỡng và tái hiện một cách độc đáo trong các lễ hội tại núi Bà Đen. Nếu được khai thác đúng cách, đây sẽ là những sản phẩm du lịch đặc sắc, riêng có của Tây Ninh mà du khách sẽ phải đến để trải nghiệm.

Nhiều hạng mục vui chơi giải trí, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng quy mô tại Tây Ninh sẽ tiếp tục được bổ sung, để Tây Ninh ngày một hấp dẫn hơn nữa. Ông Trần Anh Minh – Giám đốc  Sở VHTT & DL Tây Ninh cho hay: “Chúng tôi sẽ tiếp tục kêu gọi đầu tư các dự án như công viên chuyên đề hay khu nghỉ dưỡng để dần hình thành các sản phẩm du lịch trọng điểm thu hút ngày càng đông khách đến với Tây Ninh”.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII: Lan tỏa giá trị văn hóa và tri thức

Giải thưởng Sách Quốc gia – sự kiện văn hóa thường niên, đã trở thành biểu tượng của nền xuất bản Việt Nam, không ngừng lan tỏa giá trị tri thức, văn hóa và góp phần xây dựng xã hội học tập.
2024-11-22 22:15:00

Tổ chức Phòng chống mù lòa Châu Á phẫu thuật nhân đạo cho người nghèo tại Hải Phòng

Sáng 22/11, Đoàn công tác của Tổ chức Phòng chống mù lòa Châu Á (APBA) do Giáo sư Bác sĩ Hattori Tadashi - Giám đốc dẫn đầu, đến khám và phẫu thuật nhân đạo cho bệnh nhân nghèo, mắc bệnh nặng về dịch kính võng mạc tại Hải Phòng.
2024-11-22 19:05:20

Fansipan rực rỡ sắc màu lễ hội hoa sen đá, giá vé cáp treo chỉ còn 550.000 đồng

Lầu đầu tiên được tổ chức tại Fansipan, Lễ hội hoa sen đá đem đến vô vàn trải nhiệm độc đáo cho du khách, đặc biệt khi Sa Pa đang vào mùa mây đẹp nhất năm.
2024-11-22 18:47:26

HEAD Honda Thắng Lợi lưu chuyển tiền thuần âm và chiến lược vượt khó

Mặc dù trên bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ của Công ty TNHH Thắng Lợi âm 225 triệu đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái âm hơn 1,7 tỷ đồng nhưng kết thúc năm 2023, công ty TNHH Thắng Lợi đạt hơn 711 tỷ đồng doanh thu, báo lãi sau thuế hơn 260 triệu đồng.
2024-11-22 17:40:02

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học Quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh chặng đường tiếp theo của Việt Nam và Malaysia cũng như việc bảo đảm một hệ thống quốc tế công bằng, rộng mở phụ thuộc lớn vào sự phát triển vững mạnh của ASEAN.
2024-11-22 14:08:22

Các khuyến nghị công tác quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp gắn với sinh kế người dân

Ngày 21/11, tại TP Hà Nội, Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam, phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Nhiệt đới, đồng tổ chức Diễn Đàn: Thực thi Luật Đất đai 2024 và các khuyến nghị công tác quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp gắn với sinh kế người dân.
2024-11-22 12:05:00
Đang tải...