Du lịch Quảng Ninh - những mỏ vàng mới đang dần khai lộ

2019-12-04 19:12:40 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Đã từ rất lâu, nhắc đến Quảng Ninh là nhắc đến Hạ Long hay Bãi Cháy. Nếp nghĩ quen thuộc này vô tình khiến cả du khách và cả người dân nơi đây quên đi những tiềm năng to lớn khác của thành phố di sản.

Những con số “biết hát”

Quảng Ninh nổi lên như một điểm son liên tiếp trong những năm gần đây, từ chỉ số cải cách hành chính xếp đầu cả nước đến tăng trưởng ngoạn mục trong phát triển du lịch. Các con số như những đợt sóng dội về, sóng sau cao hơn sóng trước. Ước tính 10 tháng đầu năm 2019, tổng số khách du lịch đến Quảng Ninh đạt khoảng 14 triệu lượt, tăng 14% so với cùng kỳ.Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 29.500 tỉ đồng –  tăng 24,8% so với cùng kỳ, vượt kế hoạch (kế hoạch 27.000 tỉ đồng); dự kiến cả năm đạt khoảng 27 ngàn tỷ đồng; đóng góp GDP vào ngân sách tăng rõ rệt, tăng 26% so với 2018.

Song hành và góp phần cho sự lột xác ngoạn mục này là các nhà đầu tư chiến lược. Không khó nhìn thấy dấu ấn của họ ở khắp mọi nơi, rõ nét nhất từ hạ tầng đồng bộ về giao thông đủ cả 3 loại hình, đường cao tốc; cảng hàng không quốc tế và cảng tàu khách quốc tế chuyên biệt tại Việt Nam. Sự năng động của họ còn ở cả việc kiến tạo và vận hành nhiều sản phẩm du lịch mới. Nói như chủ tịch tỉnh tại buổi gặp gỡ doanh nghiệp hồi tháng 10, doanh nghiệp đã mang khách về, tạo nên sức bật cho du lịch Quảng Ninh.

Những "công chúa ngủ trong rừng"

Dù đã “cắm cờ” số 1 trên một số lĩnh vực, nhưng sức vươn của Quảng Ninh không dừng ở đó. Địa phương này đang trên hành trình để cán mốc 50 triệu du khách vào năm 2030 theo kỳ vọng của Thủ tướng Chính phủ.

“Có rất nhiều việc phải làm”, ông Phạm Ngọc Thuỷ, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh khẳng định. Là bởi vì đã quá quen thuộc với Hạ Long, Bãi Cháy, người ta ít biết rằng Quảng Ninh còn rất nhiều “mỏ vàng đen du lịch”. Sự đa dạng từ di sản, kỳ quan đến từ vịnh Cửa Lục, địa hình đồi núi, rừng thường xanh núi đá trên vịnh và trên bờ, hệ thống 6 con sông và đặc biệt là khu bảo tồn công viên rừng 15.000 ha còn nguyên sơ có giá trị sinh thái rất lớn để khai thác và phát triển du lịch.

Ngoài vườn quốc gia Bái Tử Long vừa được “đánh thức” với đề án phát triển du lịch sinh thái, sắp tới đây Quảng Ninh còn khu bảo tồn công viên rừng 15.000 ha để khai thác du lịch cũng sẽ thành hình sau khi sát nhập Hoành Bồ vào Hạ Long. Tỉnh cũng chủ trương hướng mạnh tới việc giữ gìn những nơi còn nguyên sơ để làm du lịch núi rừng.

Đặc biệt, không gian du lịch trên đảo còn dư địa lớn từ các đảo Cô Tô, Quan Lạn, Minh Châu... Những dạng thức du lịch biển, du lịch khám phá đang giàu tiềm năng ở Bình Liêu, Ba Chẽ, du lịch nông nghiệp ở Đông Triều, Quảng Yên...

Bên cạnh đó là hệ thống chùa chiền phong phú cho du lịch tâm linh. Tới đây, sẽ thêm những con đường mới tiếp tục được mở ra: cây cầu nối liền giữa Vịnh Hạ Long và Vịnh Cửa Lục; tuyến đường 10 làn xe để đi cao tốc Hải Phòng - Hạ Long, chạy dọc theo sông Hải Phòng, sông Kinh Thầy… để tiếp nối ba thành phố và thị xã Quảng Yên, Đông Triều chạy song song với TP Hải Phòng và TP Hải Dương. Trục này sẽ tạo ra không gian rất mới đặc biệt có ý nghĩa để khai thác vùng du lịch của tuyến phía Tây gồm Đông Triều; Quảng Yên và Uông Bí. Đây cũng là một trong những trọng điểm quốc gia về du lịch văn hoá tâm linh.

Cùng với đó là con đường bao biển từ Hạ Long đến Cẩm Phả; con đường nối đến trạm BOT Mông Dương và trong tương lai sẽ nối tiếp sang Vân Đồn. Tương lai, sân bay Vân Đồn sẽ đến từ 3 con đường: gồm cao tốc, con đường hiện nay và con đường bao biển.

Và đặc biệt không thể bỏ qua là tăng cường sản phẩm du lịch mới. Hiện nay, Quảng Ninh mới có 2 bãi tắm. Ngoài việc đầu tư tôn tạo các bãi biển, tỉnh cũng sẽ sớm đưa vào dự án trọng điểm như suối khoáng Quang Hanh, một sản phẩm du lịch đang được khách nước ngoài hết sức quan tâm. Đó là chưa kể tới du lịch về đêm và sự kiện mùa đông vẫn đang là khoảng trống, chờ đón những bàn tay du lịch lão luyện khai mở.

Lời đề nghị “đánh thức mùa đông” của Bí thư tỉnh uỷ

Xu thế kết hợp, liên kết du lịch, mở rộng không gian du lịch, kết hợp giữa nhà cung cấp sản phẩm để tạo nên những gói sản phẩm chất lượng cao ngày càng gắn bó với nhau. Bởi vậy, sân bay Vân Đồn và hãng hàng không, hãng tàu biển, các tập đoàn lớn, các khách sạn và cơ sở lưu trú, cơ sở ăn uống, mua sắm... đều phải gắn bó với nhau, bởi “dây là chuyện hết sức tự nhiên và khách quan trong nhu cầu phát triển”.

Lời đề nghị Sun Group và các tập đoàn lớn “tổ chức các lễ hội, sự kiện về mùa đông” của Bí thư tỉnh uỷ Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký tại Hội nghị Phát động triển khai và bàn các biện pháp kích cầu du lịch Quảng Ninh mùa thấp điểm hôm 22/10 vừa qua, cho thấy sự nhìn nhận về vai trò quan trọng của các nhà đầu tư chiến lược song hành với địa phương trong thời gian tới. Tiềm năng đã có, nhưng thách thức mới cũng nhiều: Làm sao không phát triển manh mún, làm sao để tiềm năng không bị lãng phí hay khai thác nửa vời. “Chúng tôi không bao giờ cho phép mình dừng lại, quyết tâm giữ vững môi trường đầu tư kinh doanh và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nhân, doanh nghiệp, các nhân phát triển kinh tế, xã hội" – lời khích lệ của lãnh đạo địa phương cho thấy cam kết mạnh mẽ. Để khai thác xứng tầm các “kho báu du lịch”, Quảng Ninh cần có thêm nhiều nhà đầu tư chiến lược giàu kinh nghiệm và am hiểu địa bàn tiếp tục khai thác những vùng đất mới, địa điểm du lịch có tiềm năng.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

TP. Vinh là trung tâm kinh tế, văn hóa của tiểu vùng Bắc Trung Bộ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định 376/QĐ-TTg, ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
2024-05-07 21:18:00

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và dấu ấn chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” gắn liền với tên tuổi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị Tổng Tư lệnh xuất chúng, người đã thấm nhuần chỉ đạo của Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh, với tư duy sắc sảo, bản lĩnh của người cầm quân, đã đưa ra quyết định quan trọng, chuyển từ phương châm “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đi tới thắng lợi cuối cùng cũng chính từ bước ngoặt quan trọng này. Tài thao lược quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được cả thế giới biết đến và ngưỡng mộ.
2024-05-07 14:41:26

Hình ảnh cuộc diễu binh sống dậy ký ức 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ vào sáng 7/5 tại Sân vận động tỉnh Điện Biên với cuộc diễu binh khí thế ngút trời.
2024-05-07 11:42:59

Video cuộc diễu binh trên đường phố Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ diễn ra sáng ngày 7/5/2024 là hoạt động chính trị vô cùng quan trọng nhằm khơi dậy, phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
2024-05-07 11:36:26

Người dân đội mưa chen kín quanh SVĐ dự Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, hàng nghìn người dân đứng dưới mưa để chứng kiến lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Cơn mưa nặng hạt không làm ảnh hưởng nhuệ khí ngút trời của lực lượng diễu binh cũng như người dân Điện Biên và du khách.
2024-05-07 09:43:23

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Bước ngoặt trong cuộc kháng chiến chống Pháp

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, chiến thắng Điện Biên Phủ là một trong những đỉnh cao chói lọi, một kỳ tích vẻ vang của thời đại Hồ Chí Minh. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng vĩ đại nhất, giáng đòn quyết định tạo bước ngoặt lịch sử làm thay đổi hẳn cục diện chiến tranh giữa ta và địch, trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
2024-05-07 08:48:42
Đang tải...