Đường sắt Đô Thị: Nâng tầm vóc tương lai đô thị lớn
Đoàn tàu tuyến Cát Linh - Hà Đông vận bành qua hồ Hoàng Cầu. Ảnh:Giang Huy
Khi nhắc đến “Đô thị thông minh”, phần lớn sử dụng và dựa trên nền tảng của công nghệ giao thông thuận lợi tạo ra một cuộc sống có chất lượng hơn. Trong đó hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông luôn được xem là mạch máu của nền kinh tế, là đường dẫn cho sự giao thoa, phát triển hài hòa mọi lĩnh vực xã hội.
Đối với các đô thị lớn đang trong quá trình hình thành, hoàn thiện, mạng lưới giao thông còn giữ vai trò đòn bẩy chính nâng cao tầm vóc và tác động trực tiếp đến sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.
Nhờ đầu tư hạ tầng, diện mạo các đô thị của nước ta ngày càng hiện đại, tình trạng ùn tắc giao thông đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, với số lượng phương tiện tham gia giao thông ngày càng lớn trong khi diện tích dành cho giao thông mới tăng ở mức 0,3%/năm, thì kết cấu hạ tầng giao thông vẫn còn tình trạng quá tải. việc đầu tư phát triển các tuyến đường sắt đô thị mới mới đáp ứng nhu cầu vận tải, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta là rất cần thiết.
Hệ thống đường sắt đô thị nước ta, đang tập trung triển khai bước đầu tại hai thành phố lớn nhất cả nước cụ thể: Tp Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh đã và đang được tiếp tục triển khai đầu tư như; tuyến đường sắt đô thị Yên Viên – Ngọc Hồi; tuyến đường sắt đô thị Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo; tuyến đường sắt đô thị đoạn Bến Thành - Tham Lương và một số đoạn tuyến gần cơ bản hoàn thành chuẩn bị đưa vào hoạt động như tuyến Bến Thành - Suối Tiên ở Thành phố Hồ Chí Minh, tuyến Nhổn - ga Hà Nội.
Trong đó tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông tại TP. Hà Nội vừa chính thức “lăn bánh”, mang lại một diện mạo mới cho giao thông đô thị Hà Nội. Và quan trọng hơn, tạo ra thói quen và nhu cầu sử dụng phương tiện giao thông công cộng nhằm giải quyết tình trạng tắc đường, tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường.
Vé một lượt tuyến Tàu sắt Cát Linh - Hà Đông. Ảnh: Dương Mộc
Trong buổi lễ bàn giao dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh – Hà Đông vừa qua, ông Vũ Hồng Phương, Giám đốc BQL đường sắt Bộ GTVT đã chia sẻ về quá trình xây dựng dự án, là dự án đường sắt đô thị đầu tiên của Việt nam tuy gặp nhiều khó khăn vướng mắc nhưng với tinh thần quyết tâm, tận lực, dự án đã được hoàn thiện và đưa vào sử dụng. Ông Phương cho biết, đây là 1 trong 8 tuyến đường sắt đô thị xuyên tâm và vành đai kết nối đô thị trung tâm Hà Nội với các đô thị vệ tinh, là một trong những loại hình vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn, hiện đại, văn minh nhằm nâng cao năng lực vận hành, giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường.
Nếu trước kia để đi khoảng khoảng 10km đi tuyến Cát Linh Hà Đông hay chiều ngược lại người dân sẽ mất 35 - 40 phút bằng xe máy hay 60 - 70 phút bằng ô tô và nếu tắc đường thì thời gian di chuyển còn nhiều hơn nữa nhưng nếu đi Metro thì chỉ mất khoảng 13 - 20 phút vào bất kể thời điểm nào trong ngày.
Sau khi chính thức đưa vào khai thác, vận hành, tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông từ ngày 6/11, tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Hà Nội và cả nước đã đón lượng hành khách vượt con số dự kiến. Trong gần 1 tuần đầu đi vào hoạt động, đường sắt Cát Linh Hà Đông đã vận chuyển trên 150.000 hành khách. Đa phần người dân sau khi trực tiếp trải nghiệm đã có cái nhìn tích cực về loại hình giao thông mới mẻ này xuất hiện tại thủ đô. Có không ít ý kiến cho rằng, người dân Hà Nội phải tập thói quen đi xe buýt, tàu điện để theo kịp những nước phát triển.
Tàu sắt đi vào hoạt động đã giảm bớt tình trạng ùn tắc giao thông những tuyến đường có Tàu sắt chạy qua.
Cũng theo thông tin từ Bộ GTVT cho biết, trong định hướng quy hoạch Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn 2050, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Hà Nội sẽ có 10 tuyến đươg đường sắt đô thị với tổng chiều dài 417,8 km gồm 5 tuyến đi trong khu vực trung tâm, 5 tuyến kết nối đến các đô thị vệ tinh và vùng ven, Hà Nội sẽ giải quyết được vấn nạn giao thông công cộng. Trong đó, giao thông đường sắt đô thị sẽ đáp ứng cho việc đi lại, giảm các phương tiện cá nhân.
Hiện nay, chỉ tính riêng thành phố Hà Nội có khoảng 5,7 triệu xe máy, gần 700.000 ô tô các loại, chưa kể 1,2 triệu phương tiện ngoại tỉnh tham gia giao thông tại Hà Nội. Điều này khiến cho mật độ giao thông của thành phố luôn ở mức cao chỉ số ô nhiễm không khí luôn ở mức báo động, việc xây dựng và phát triển các phương tiện công cộng kỳ vọng sẽ thay đổi được thói quen sử dụng phương tiện giao thông ở các thành phố lớn.
Với khối lượng vận tải lớn, an toàn tốc độ cao xa, đảm bảo giờ giấc, tiết kiệm hao phí xã hội lên đến cả chục nghìn giờ di chuyển trên đường mỗi năm, những dự án đường sắt nội đô thị đang được người dân háo hức chờ đợi, khi hoàn thành, các tuyến đường sắt đô thị sẽ tạo nên bộ khung xương sống hoàn chỉnh cho hệ thống giao thông vận tải đô thị thông minh, đem đến rất nhiều cơ hội phát triển toàn diện về kinh tế – xã hội../.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.