Gần bốn thập kỷ mới hoàn thành xong bức họa Bác Hồ

2025-05-19 08:34:34 0 Bình luận
Bức họa mà tôi muốn kể sau đây, chính là bức tranh sơn mài “Ông Ké Kách mệnh về Pác Bó năm 1941” (khổ 83 cm x 119 cm) do họa sĩ Thế Vỵ thể hiện đã được công chúng mê hội họa ghi nhận, bằng giải thưởng Huy chương Bạc trong Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1995 (không có Huy chương Vàng).

Chân dung Họa sĩ Nguyễn Thế Vỵ

  • Chân dung tác giả

Họa sĩ Nguyễn Thế Vỵ sinh năm 1927, mất năm 2013. Ông là một trong những chiến sĩ tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1945. Ông từng là nghĩa quân kháng Nhật - Pháp năm 1945, chiến sĩ đại đội Ký Con (1945-1947); tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử... Đồng thời ông cũng là sáng lập viên Hội Mỹ thuật Việt Nam. Xem tranh của họa sĩ Thế Vy, người xem như cảm nhận được những hình ảnh lịch sử sống động của dân tộc.

Thời kỳ làm giảng viên trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Việt Nam, họa sĩ Thế Vị thường tự bạch với báo giới về những năm tháng cầm súng chiến đấu và sáng tác nghệ thuật của lớp họa sĩ tài năng đầu tiên của Việt Nam. Ông chia sẻ: Người họa sĩ kháng chiến được đào tạo và rèn luyện đặc biệt. Dù điều kiện vật chất rất eo hẹp, nhưng tinh thần, lý tưởng phải cao. Làm việc, cảm nghĩ sáng tác đều vì lợi ích của nhân dân, của kháng chiến. Nghệ thuật cố gắng về nội dung phải sát với thực tế cuộc sống; về hình thức phải dễ được công chúng cảm nhận. Nghệ thuật phục vụ cách mạng không thể quá cao siêu, thoát tục mà thiết thực như bát nước chè ngon giữa trưa hè, như hương hoa cau, hoa nhài trong làn gió mát ... là lời động viên đồng cảm chân tình... mong làm dịu đi nỗi vất vả, hy sinh, mất mát, làm giàu thêm chí khí kiên cường của cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ nhưng nhất định toàn thắng.

Tranh sơn mài Ông Ké Kách mệnh về Pác Bó năm 1941

  • Đôi nét về chân dung tác phẩm

Trong suốt những năm tháng tham gia kháng, hình ảnh Bác Hồ, thần thái của    Bác mà họa sĩ Thế Vị đã may mắn nhiều lần được gặp luôn in đậm trọng tâm trí của ông. Hình ảnh Hồ Chủ tịch luôn theo họa sĩ trong suốt hành trình cầm súng chiến đấu và cầm bút vẽ.

Năm 1956, họa sĩ Nguyễn Thế Vỵ có duyên được lên Pác Bó, nơi mà Bác Hồ đã về ở đó từ năm 1941. Ông gặp được gia đình anh em ông Dương Đại Lâm, Dương Đại Phong, Dương Đại Hoa là ngôi nhà Bác Hồ (ông Ké) về ở, hoạt động cách mạng trước kia. Đặc biệt, trong đó có chị Lâm (vợ của ông Dương Đại Lâm) người dân tộc Nùng được Bác Hồ đặt tên là Kim Liên (tên ngôi làng của Bác) vẫn thường đem thức ăn dâng lên Bác. Cảnh tượng đó đã được bà con ở đây tái hiện lại một cách chân thực: từ ngôi nhà sàn Bác ở, xích đu Bác ngồi bên suối, hay những chi tiết nhỏ nhất như hòn đá bên đường... để họa sĩ Thế Vỵ vẽ, ghi lại.

Ở đây được khoảng một tháng, ông đã ghi lại được những cảnh sinh hoạt của Bác, thế nhưng để vẽ làm bật lên thần thái của Bác thì thật là khó.? Cứ như vậy, thời gian trôi đi, suốt những năm tháng chống Mỹ ác liệt, họa sĩ Thế Vỵ vẫn luôn mang bên mình những tư liệu đó.

Năm 1962, ông nghiên cứu sâu về chất liệu sơn mài. Và từ năm 1963 - 1964 ông đã thể hiện hình ảnh Ông Ké ở Pác Bó bằng tranh sơn mài, với những chất liệu truyền thống như: vàng, bạc, sơn ta, vỏ trứng... Những hình ảnh trong những lần gặp Bác luôn hiện lên trong cảm xúc sáng tạo của ông và khoảnh khắc hoạt động của Bác được nghệ sĩ nhiếp ảnh Đinh Đăng Định ghi lại đã cho ông quyết định đưa hình Bác ngồi đọc báo vào tranh. Thế nhưng khi vẽ xong, ông vẫn chưa hài lòng với bức tranh mình đã dồn nhiều tâm sức vẽ, ông dừng lại và tiếp tục nghiền ngẫm. Và dấu hỏi làm gì để bức tranh mình vẽ được thỏa mãn sức sáng tạo nghệ thuật về Bác, luôn hiện trong tâm trí họa sĩ Thế Vỵ.

Năm 1987, sau khi nghỉ giảng dạy ở trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp, họa sĩ Thế Vỵ dồn tâm sức sáng tạo bức tranh Ông Ké Kách mệnh về Pác Bó năm 1941. Thế nhưng phải đến năm 1994, ông mới đưa thêm điểm nhấn mới vào trong tranh, đó là hình ảnh chị Kim Liên mang thức ăn cho Bác Hồ. Cả bức tranh như tấm lòng đồng bào Pác Bó đã đùm bọc che chở cho Bác những ngày tiền khởi nghĩa. Sự nhiệt tâm, cẩn trọng sáng tạo của họa sĩ Thế Vỵ trong gần bốn mươi năm với hàng trăm bức phác thảo, vẽ bức tranh sơn mài Ông Ké Kách mệnh về Pác Bó năm 1941 (khổ 83 cm x 119 cm) đã được công chúng mê hội họa ghi nhận, bằng giải thưởng Huy chương Bạc trong Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1995 (không có Huy chương Vàng).

Cả cuộc đời họa sĩ Thế Vy, luôn giành niềm đam mê lớn nhất là vẽ những dòng tranh cách mạng, khi xem nhưng bức họa của ông như: Tây Nguyên tiễn người tập kết ra miền Bắc, Chuẩn bị bộc phá đánh đổi A1, Hào khí vây hãm địch ở trận Điên Biên, Lòng dân Tây Nguyên... của ông ai cũng cảm nhận đó là “chiếc cầu nối giữa hiện tại và quá khứ"./.

(Nguồn: sách “Họa sỹ Thế Vỵ - Cuộc đời và Sự nghiệp (1927-2013)” xuất bản năm 2023)  

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Báo xưa: Di sản còn sống mãi

Trong suốt 100 năm qua, Báo chí Cách mạng Việt Nam luôn đồng hành cùng những đổi thay của đời sống xã hội. Ngày nay, từ cách làm báo cho đến ngôn ngữ báo chí đã ít nhiều thay đổi. Thế nhưng, những trang báo xưa vẫn vẹn nguyên giá trị bởi mỗi lần lật giở là một lần được sống lại từng giai đoạn lịch sử hào hùng, thấy rõ đời sống, phong tục của người Việt và cả sự phát triển của tiếng Việt qua thời gian.
2025-06-15 21:40:47

Tín ngưỡng thờ Mẫu: Hồn thiêng trong không gian Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam

Không gian Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam nâng niu tín ngưỡng thờ Mẫu như một linh ngữ văn hóa, kết nối con người với cội nguồn sinh thành, nơi tinh thần Việt được gìn giữ và thăng hoa trong ánh sáng của niềm tin và lòng hướng thiện.
2025-06-15 20:55:39

100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam: Ngòi bút từ cách mạng đến kỷ nguyên số

Từ tờ báo Thanh Niên đầu tiên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập năm 1925, Báo chí Cách mạng Việt Nam đã gắn liền với sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trải qua một thế kỷ, ngòi bút cách mạng không ngừng đổi mới, thích ứng với thời đại số, tiếp tục là lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng – văn hóa.
2025-06-15 20:18:43

Bế mạc giải tennis báo chí Nghệ An lần thứ 7 năm 2025

Tối ngày 14 - 6, Câu lạc bộ Tennis Báo chí Nghệ An tổ chức lễ tổng kết và trao giải Giải Tennis Báo chí Nghệ An lần thứ 7 năm 2025.
2025-06-15 08:30:00

Hội đồng hương Hải Phòng tại Hà Nội: Tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Sáng 14/6/2025 tại Bắc Ninh, Câu lạc bộ Báo chí, văn nghệ sĩ, trí thức đồng hương Hải Phòng gặp mặt truyền thống kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025)
2025-06-14 21:42:20

Vị tướng kết tinh tâm ngôn giữa đời thường - lời ca về một nhân cách sống

Từ những chiến trường khốc liệt nhất, nơi lửa đạn và sinh tử cận kề, đến cương vị Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân, Thượng tướng, Viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu không chỉ là một vị chỉ huy quân sự tài ba mà còn là một nhà trí thức với những chiêm nghiệm sâu sắc về cuộc đời. Những "tâm ngôn" ấy, đúc kết từ máu và hoa, đã được nhà báo, nhà thơ Trần Tuấn Kiệt chắt chiu, gửi gắm trọn vẹn qua khúc vọng cổ "Vị Tướng Kết Tinh – Tâm Ngôn giữa đời thường", lay động lòng người bởi sự chân thực và những giá trị nhân văn vượt thời gian.
2025-06-14 07:57:51
Đang tải...