Gắn mào taxi E, nhiều tài xế Uber, Grab sẽ phải bỏ nghề?
2016-05-17 09:30:03
0 Bình luận
Theo nhiều chia sẻ của nhiều tài xế taxi Uber, Grab, họ sẽ bỏ lái taxi nếu quy định gắn mào taxi E được thực thi, bởi đây chỉ là công việc bán thời gian và mang tính chất tạm thời.
Không chỉ những doanh nghiệp kinh doanh vận tải taxi truyền thống phản đối Dự thảo Nghị định 86/NĐ-CP sửa đổi về kinh doanh vận tải bằng ô tô mà chính những tài xế Uber, Grab cũng không đồng tình với quy định này.
Bộ Giao thông vận tải đang Dự thảo Nghị định 86/NĐ-CP sửa đổi, trong đó nêu rõ, xe taxi sẽ gồm taxi truyền thống tính tiền theo đồng hồ và taxi tính tiền thông qua ứng dụng phần mềm điện tử.
Taxi truyền thống vẫn giữ nguyên mào taxi như hiện nay và có sơn, logo biểu trưng của doanh nghiệp, trong khi taxi công nghệ sẽ gắn mào Taxi E.
Phản ứng về quy định này, nhiều tài xế Uber cho rằng, việc gắn hộp Taxi E lên xe sẽ gây ra nhiều khó khăn cho công việc và cuộc sống của họ.
Anh Duy Hiệp, một tài xế Uber tại Hà Nội chia sẻ “phần lớn tài xế Uber là những người có công việc ổn định, song mức lương thấp nên muốn đăng ký làm taxi Uber để kiếm thêm thu nhập, vì vậy chúng tôi chỉ làm taxi bán thời gian.”
“Nếu quy định gắn mào Taxi E được thực thi, các taxi Uber hay Grab sẽ phải lắp, tháo dỡ liên tục gây phiền toái và mất thời gian. Ngoài ra, hầu hết khách hàng của taxi Uber là người dùng hệ thống. Vì vậy, việc gắn mào taxi cũng không có hiệu quả quảng cáo hay giúp tài xế bắt khách dọc đường”, anh Hiệp cho biết.
Về cơ bản, Uber hay Grab chỉ là một ứng dụng giúp kết nối người dùng với các lái xe. Chính CEO Uber Việt Nam cũng thừa nhận, Uber là một công ty công nghệ chứ không phải là một công ty vận tải.
Đồng thời, Uber không thuê một tài xế nào, cũng không phải trả lương nhân viên, mà Uber chỉ là một ứng dụng kết nối người dùng và lái xe. Đây cũng là lý do chính khiến giá thành của các loại taxi công nghệ như Uber, Grab rẻ hơn loại hình taxi truyền thống.
Theo anh Trần Huy, tài xế GrabTaxi “nếu phải gắn mào taxi E và áp dụng các quy định như quản lý taxi thông thường thì anh sẽ chuyển sang chạy xe cho hãng và nhận mức cước 11.000 đồng đến 12.000 đồng chứ không chạy taxi Grab vì giá cước thấp hơn. Ước tính sau khi trừ các chi phí, anh chỉ nhận được khoảng 4.000 đồng/km”.
Thậm chí, nhiều tài xế taxi Uber còn chia sẻ sẽ bỏ lái taxi nếu phải áp dụng quy định mới. “Hầu hết, các lái xe taxi Uber, Grab đều là xe nhà dùng để phục vụ gia đình là chính, do còn thời gian rảnh nên mới tham gia làm taxi online. Nên nếu phải gắn mào taxi E, nhiều người chắc chắn sẽ bỏ nghề”, anh Huy chia sẻ.
Trên thực tế, lượng tài xế tham gia vào các ứng dụng đặt taxi online có xu hướng bùng nổ trong thời gian gần đây. "Chỉ tính riêng Uber đã có gần 15.000 người đăng ký làm tài xế, trong khi năm 2014 con số này chỉ là 300", CEO Uber cho biết.
Tuy nhiên, "chỉ có gần 50% lái xe hoạt động thường xuyên, số còn lại đa phần là bán thời gian, thậm chí một năm tham gia một vài lần", CEO Uber chia sẻ.
Như vậy, việc áp dụng quy định mới có thể dẫn đến tình trạng dừng tham gia hoặc bỏ việc hàng loạt trong các hệ thống taxi Uber hay GrabTaxi.
Bộ Giao thông vận tải đang Dự thảo Nghị định 86/NĐ-CP sửa đổi, trong đó nêu rõ, xe taxi sẽ gồm taxi truyền thống tính tiền theo đồng hồ và taxi tính tiền thông qua ứng dụng phần mềm điện tử.
Taxi truyền thống vẫn giữ nguyên mào taxi như hiện nay và có sơn, logo biểu trưng của doanh nghiệp, trong khi taxi công nghệ sẽ gắn mào Taxi E.
Phản ứng về quy định này, nhiều tài xế Uber cho rằng, việc gắn hộp Taxi E lên xe sẽ gây ra nhiều khó khăn cho công việc và cuộc sống của họ.
Anh Duy Hiệp, một tài xế Uber tại Hà Nội chia sẻ “phần lớn tài xế Uber là những người có công việc ổn định, song mức lương thấp nên muốn đăng ký làm taxi Uber để kiếm thêm thu nhập, vì vậy chúng tôi chỉ làm taxi bán thời gian.”
“Nếu quy định gắn mào Taxi E được thực thi, các taxi Uber hay Grab sẽ phải lắp, tháo dỡ liên tục gây phiền toái và mất thời gian. Ngoài ra, hầu hết khách hàng của taxi Uber là người dùng hệ thống. Vì vậy, việc gắn mào taxi cũng không có hiệu quả quảng cáo hay giúp tài xế bắt khách dọc đường”, anh Hiệp cho biết.
Làm tài xế Uber hay Grab hiện đang là công việc bán thời gian của nhiều người. (Ảnh minh họa) |
Về cơ bản, Uber hay Grab chỉ là một ứng dụng giúp kết nối người dùng với các lái xe. Chính CEO Uber Việt Nam cũng thừa nhận, Uber là một công ty công nghệ chứ không phải là một công ty vận tải.
Đồng thời, Uber không thuê một tài xế nào, cũng không phải trả lương nhân viên, mà Uber chỉ là một ứng dụng kết nối người dùng và lái xe. Đây cũng là lý do chính khiến giá thành của các loại taxi công nghệ như Uber, Grab rẻ hơn loại hình taxi truyền thống.
Theo anh Trần Huy, tài xế GrabTaxi “nếu phải gắn mào taxi E và áp dụng các quy định như quản lý taxi thông thường thì anh sẽ chuyển sang chạy xe cho hãng và nhận mức cước 11.000 đồng đến 12.000 đồng chứ không chạy taxi Grab vì giá cước thấp hơn. Ước tính sau khi trừ các chi phí, anh chỉ nhận được khoảng 4.000 đồng/km”.
Thậm chí, nhiều tài xế taxi Uber còn chia sẻ sẽ bỏ lái taxi nếu phải áp dụng quy định mới. “Hầu hết, các lái xe taxi Uber, Grab đều là xe nhà dùng để phục vụ gia đình là chính, do còn thời gian rảnh nên mới tham gia làm taxi online. Nên nếu phải gắn mào taxi E, nhiều người chắc chắn sẽ bỏ nghề”, anh Huy chia sẻ.
Trên thực tế, lượng tài xế tham gia vào các ứng dụng đặt taxi online có xu hướng bùng nổ trong thời gian gần đây. "Chỉ tính riêng Uber đã có gần 15.000 người đăng ký làm tài xế, trong khi năm 2014 con số này chỉ là 300", CEO Uber cho biết.
Tuy nhiên, "chỉ có gần 50% lái xe hoạt động thường xuyên, số còn lại đa phần là bán thời gian, thậm chí một năm tham gia một vài lần", CEO Uber chia sẻ.
Như vậy, việc áp dụng quy định mới có thể dẫn đến tình trạng dừng tham gia hoặc bỏ việc hàng loạt trong các hệ thống taxi Uber hay GrabTaxi.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Theo DĐĐT