“Giấc mơ hồi sinh” nhà Lang Mường: Câu chuyện nhiều tầng ý nghĩa
2015-11-27 09:29:44
0 Bình luận
Theo thông tin từ họa sỹ Vũ Đức Hiếu - Giám đốc Bảo tàng Không gian Văn hóa Mường, trong buổi đấu giá các tác phẩm nghệ thuật diễn ra tối qua (25/11) tại Hà Nội, 17 tác phẩm đã được bán. Số tiền thu được là 17.900 USD.
Tác phẩm "Đường đi" (chất liệu sơn khắc) của Phan Cẩm Thượng được bán với giá 5.000 USD tại buổi đấu giá tối qua (25/11). (Ảnh: BTC)
Tác phẩm “Đường đi” (chất liệu sơn khắc) của tác giả Phan Cẩm Thượng được bán với giá cao nhất (5.000 USD).Triển khai phục dựng nhà Lang từ 27/11
Số tiền này cộng với 88,9 triệu đồng thu được từ hai hoạt động gây quỹ cộng đồng trước đó (chương trình nghệ thuật “Ký ức nhà Lang”tại Hòa Bình trong thời gian từ ngày 24/10-15/11/2013 và “Giai điệu núi đồi” tại Hà Nội vào ngày 9/5/2015) sẽ được dùng vào việc phục dựng nhà Lang tại Bảo tàng Không gian Văn hóa Mường (số 202 Tây Tiến, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình) đã bị cháy vào cuối tháng 10/2013.
“Từ ngày 27/11, bảo tàng quyết định bắt đầu triển khai công tác phục dựng nhà Lang với mục tiêu phục hồi nguyên trạng công trình này. Số tác phẩm chưa bán từ triển lãm ‘Nhà Lang-Giấc mơ hồi sinh’ sẽ tiếp tục đươc giới thiệu tại trang web nhalang.muong.vn, nhằm kêu gọi sự quan tâm ủng hộ của cộng đồng, đảm bảo cho tiến trình phục dựng di sản nhà Lang được thuận lợi,” họa sỹ Vũ Đức Hiếu cho biết.
Những tác phẩm được bán đấu giá lần này thuộc nhóm 61 tác phẩm nghệ thuật của 57 họa sỹ, nhà điêu khắc ở khắp ba miền đất nước đã được trưng bày tại triển lãm “Nhà Lang-Giấc mơ hồi sinh” từ ngày 23-25/11 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (số 66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội).
Họa sỹ Thành Chương cho rằng: “Đây là một cuộc ‘xuống đường’ của giới mỹ thuật cả nước. ‘Xuống đường’ để khơi dậy ý thức về di sản văn hóa cho cộng đồng. Các nghệ sỹ đã đóng góp những tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao, thể hiện tinh thần ‘không vô can’ trước việc di sản văn hóa của dân tộc bị phá hủy.”
Theo họa sỹ Nguyễn Thế Sơn, nhà Lang Mường không đơn thuần chỉ là một ngôi nhà mà nó đã trở thành một biểu tượng, nơi lưu trữ và truyền tải những tầng ký ức suốt chiều dài lịch sử của một cộng đồng người. Bởi thế, việc ngôi nhà Lang cuối cùng bị cháy là sự đứt gãy ký ức tập thể của một cộng đồng có sức sống mạnh mẽ với bản sắc riêng.
Hướng đi mới cho mỹ thuật Việt Nam
Bên cạnh đó, “Nhà Lang-Giấc mơ hồi sinh” còn cho thấy một hướng đi mới trong việc giới thiệu, quảng bá và đưa nghệ thuật đến gần hơn với công chúng. 61 tác phẩm nghệ thuật đóng góp cho “Giấc mơ hồi sinh” của nhà Lang thuộc nhiều thể loại (tranh, ảnh, tượng, sản phẩm gốm…) trên nền nhiều chất liệu: vải, giấy, sơn dầu, đất sét, màu nước…
Những nghệ sỹ tham gia ủng hộ tác phẩm cho dự án thuộc nhiều thế hệ (bao gồm những nghệ sỹ đã thành danh, tạo được dấu ấn riêng và những gương mặt mới trong đời sống mỹ thuật Việt Nam) như: Trương Bé, Thành Chương, Lý Trực Sơn, Đào Anh Khánh, Lê Thiết Cương, Tào Linh, Phạm An Hải, Đào Hải Phong, Trần Việt Phú, Thái Nhật Minh…
“Nhà Lang-Giấc mơ hồi sinh” giúp công chúng hình dung một bức tranh toàn cảnh về mỹ thuật đương đại Việt Nam. Nhà nghiên cứu mỹ thuật Phan Cẩm Thượng cho rằng, sự gặp gỡ này giống như cuộc đàm thoại giữa các thế hệ mà hành trình sáng tạo của họ trải dài từ thập niên 70 của thế kỷ trước đến nay.
“Lâu lắm rồi người ta mới thấy nhiều nghệ sỹ trong Nam, ngoài Bắc cùng nhau trưng bày tác phẩm như vậy,” ông Phan Cẩm Thượng chia sẻ.
Tác phẩm điêu khắc "Mùa thảo quả" đã được nhà sử học Dương Trung Quốc mua với giá 1.002 USD. (Ảnh: BTC)
Quan sát sự chuyển động của đời sống mỹ thuật Việt Nam thời gian qua, nhà nghiên cứu này cho biết, từ khoảng sau năm 1990, những biến động, bất an, sự bề bộn của đời sống xã hội hầu như ít được các nghệ sỹ thành danh từ thập niên 70, 80 của thế kỷ trước quan tâm.
“Sự bàng quan này là một vấn đề của mỹ thuật. Nó lấy đi sức sống của nghệ thuật vốn cần cọ sát liên tục với đời sống. Trong khi đó, những người trẻ thể hiện thái độ ráo riết hơn. Tuy nhiên, họ lại thiếu sự viễn vọng khi đưa nghệ thuật quá gần sự thật và đòi hỏi sự thật theo ý mình. Hai chiều kích khác nhau này cho thấy bức tranh nghệ thuật Việt Nam còn khá nhiều khoảng trống cần lấp đầy,” họa sỹ Phan Cẩm Thượng cho hay.
Ở một góc độ khác, họa sỹ Phạm An Hải cho rằng, mỹ thuật Việt Nam khá thiệt thòi khi hầu như không có người Việt Nam tham dự các chương trình đấu giá tranh quốc tế, không có người Việt đi mua tranh của người Việt tại các sàn đấu giá này.
“Điều đó làm cho tranh của Việt Nam mãi lẹt đẹt. Vài năm gần đây, giới sưu tầm mới bắt đầu quan tâm tới việc đưa về nước những tác phẩm hội họa Việt Nam được lưu giữ ở nước ngoài. Thế nhưng, đó vẫn chủ yếu là những sáng tác của các nghệ sỹ thuộc thế hệ họa sỹ thành danh từ trường Mỹ thuật Đông Dương. Họ mua, sưu tầm theo tinh thần ‘giữ của’ là chính, chứ chưa phải là tinh thần lưu giữ tác phẩm giá trị đã được định danh, định tính. Họ chưa tìm đến tranh của các họa sỹ đương đại,” họa sỹ Phạm An Hải chia sẻ.
Bởi thế, cuộc hội ngộ lần này của các nghệ sỹ trong “Nhà Lang-Giấc mơ hồi sinh” giúp công chúng và giới làm nghề có được hình dung toàn cảnh về mỹ thuật đương đại Việt Nam. Các tác giả, tác phẩm được giới thiệu kỹ lưỡng, tỷ mỷ trong suốt thời gian diễn ra triển lãm./.
Vào khoảng 19 giờ (ngày 24/10/2013), có bốn du khách đến tham quan Bảo tàng Không gian Văn hóa Mường. Khi lên nhà Lang cổ, họ đã tự ý đốt lửa sưởi. Ngọn lửa đã bùng cháy ở trên mái nhà.
Kết quả, toàn bộ ngôi nhà và khoảng 200 hiện vật gốc phản ánh cuộc sống và văn hóa của người Mường trưng bày bên trong đã bị phá hủy hoặc rơi vào tình trạng hư hỏng nặng.
Họa sỹ Vũ Đức Hiếu cho biết, nhà Lang là nơi cư ngụ của quan Lang-chức vị cao nhất trong cộng đồng người Mường. Đây là ngôi nhà quan trọng nhất đối với dân tộc Mường về kiến trúc và ý nghĩa trong đời sống tâm linh, văn hóa, sinh hoạt hàng ngày; được truyền lại theo hình thức cha truyền con nối theo tính kế thừa huyết thống của các quan Lang.
Ngôi nhà Lang bị cháy vào cuối năm 2013 có tuổi thọ trên 100 năm, là ngôi nhà Lang cuối cùng của cộng đồng người Mường tại Hòa Bình.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Theo vietnamplus.vn
Lễ Công bố quyết định về Công tác tổ chức, cán bộ tỉnh Phú Thọ mới
Chiều 29/6, Công an tỉnh Phú Thọ tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an và Giám đốc Công an tỉnh về công tác tổ chức, cán bộ theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã. Tới dự và chỉ đạo tại Lễ công bố có đồng chí Đặng Xuân Phong - Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Trần Duy Đông – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; Thiếu tướng Nguyễn Minh Tuấn - Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh.
2025-07-02 15:24:07
Sun Group ra mắt tổ hợp căn hộ cao cấp giữa lòng Thủ đô
Sun Property, thành viên Tập đoàn Sun Group tự hào ra mắt Sun Feliza Suites – tổ hợp căn hộ hướng tới tiêu chuẩn 6 sao tọa lạc tại vị trí vàng trung tâm Cầu Giấy (Hà Nội). Với thiết kế đẳng cấp, tiện ích vượt trội, dự án mang đến chuẩn mực sống tinh hoa cho giới thượng lưu Thủ đô.
2025-07-02 10:13:52
Diện mạo mới của xã Kiến Minh sau sáp nhập
Từ ngày 1/7, xã Kiến Minh chính thức được thành lập trên cơ sở sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của xã Đông Phương, Đại Đồng, Minh Tân (thuộc huyện Kiến Thụy cũ). Là kết quả của việc triển khai Nghị quyết số 1669/NQ-UBTVQH15 về “sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã tại TP.Hải Phòng”
2025-07-02 08:33:47
Quy định về đóng bảo hiểm xã hội có hiệu lực từ tháng 7/2025
Quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động, người sử dụng lao động, mức hỗ trợ cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện từ ngày 1/7/2025.
2025-07-02 01:51:42
Đồng chí Trương Quốc Huy giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình
Theo Quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ, đồng chí Trương Quốc Huy, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam, được phân công giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình nhiệm kỳ 2020 – 2025.
2025-07-01 15:16:42
Tiểu sử Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ Đặng Xuân Phong
Sáng 30/6, tại TP. Việt Trì diễn ra lễ công bố các Nghị quyết của Quốc hội, Quyết định của Trung ương về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính của tỉnh Phú Thọ. Trung ương chỉ định ông Đặng Xuân Phong, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc, giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Phú Thọ mới nhiệm kỳ 2020 - 2025.
2025-07-01 15:06:59