Văn hóa cộng đồng ở các đô thị mới có khác văn hoá truyền thống Việt Nam?

2023-10-18 10:20:00 0 Bình luận
Khu đô thị mới là một chủ đề quan trọng trong quá trình đô thị hóa. Trải qua quá trình hình thành và phát triển, những Khu đô thị mới ra đời.

Khu đô thị mới là một chủ đề quan trọng trong quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa. Trải qua quá trình hình thành và phát triển, những Khu đô thị mới được ra đời ngày càng nhiều để đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho nhân dân. Sự ra đời của hệ thống các khu đô thị mới dẫn đến việc hình thành những nét văn hóa cộng đồng đặc trưng khác với những khu dân cư truyền thống. Văn hóa cộng đồng ở các khu đô thị mới tạo nên sự biến đổi những giá trị văn hóa của đô thị trong bối cảnh đô thị hóa, hiện đại hóa. Do vậy cần thiết phải có những định hướng giáo dục, xây dựng phát ý thức văn hóa cộng đồng cho cư dân trong các khu đô thị mới trong tương lai.

Ảnh minh họa

1. Văn hóa cộng đồng.

Văn hóa cộng đồng là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu khoa học. Theo đó, tùy vào mục đích nghiên cứu mà văn hóa cộng đồng được định nghĩa ở những góc độ khác nhau. Cộng đồng (community) được hiểu là “tập hợp người có sức bền cố kết nội tại cao, với những tiêu chí nhận biết và quy tắc hoạt động, ứng xử chung dựa trên sự đồng thuận về ý chí, tình cảm, niềm tin và ý thức cộng đồng, nhờ đó các thành viên của cộng đồng cảm thấy có sự gắn kết họ với cộng đồng và với các thành viên khác của cộng đồng” (Phạm Hồng Tung: 2009). Như vậy qua định nghĩa trên ta thấy văn hóa có vai trò quan trọng trong việc tạo nên ý nghĩa của cộng đồng. Văn hóa cộng đồng (community culture) phản ánh ý thức cộng đồng, là giá trị cốt lõi tạo nên sự cố kết cũng như là sức mạnh của cộng đồng, là kim chỉ nam cho các thành viên cộng động hướng tới.

2. Văn hóa cộng đồng ở các khu đô thị mới hiện nay.

Cư dân các khu đô thị mới hiện nay thường có sự đan xen, hòa trộn từ những người có nguồn gốc, xuất thân, nghề nghiệp khác nhau. Khi tụ họp tại một khu đô thị mới, các thành viên trải qua quá trình thay đổi để hòa nhập với giá trị văn hóa chung của cả cộng đồng ở đây. Như vậy văn hóa cộng đồng của cư dân khu đô thị mới là quá trình kết quả những thực hành văn hóa của các cư dân theo pháp luật, quy định, nội quy của khu đô thị mới đề ra. Văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và cố kết các cư dân của cộng đồng. Khu đô thị mới là sản phẩm của sự đô thị hóa, hiện đại hóa. Vì vậy văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới cũng đáp ứng sự đổi mới, đa dạng hóa nhu cầu của các chủ thể. Văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới góp phần tái cấu trúc lại cộng đồng trong khu đô thị mới. Các thành viên trong đó đều nhận thức mình là một thành viên của cộng đồng và mong muốn đóng góp cho sự phát triển chung.

 
Ảnh minh họa

Trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay, có nhiều loại khu đô thị mới với những lối sinh hoạt văn hóa cộng đồng khác nhau. Tùy từng khu đô thị, tùy vào cơ tầng xã hội, mà cách ứng xử, sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người dân ở đó sẽ khác nhau. Ở những khu đô thị khu đô thị biệt lập, sang trọng mọi người có xu hướng “đèn nhà ai nhà nấy rạng”.  Nhiều trường hợp, chủ dự án cắt đứt mối liên hệ với môi trường xung quanh, họ bao tường rào ngăn cách xung quanh, có bảo vệ đứng gác tạo nên những khu đô thị mới khép kín, cộng đồng khép kín (gated community). Như vậy là ở những khu đô thị này, văn hóa cộng đồng truyền thống dường như không tồn tại. Cộng đồng ở đây chỉ tuân thủ theo các nguyên tắc của ban quản trị đề ra và ít có quan hệ tương tác giữa các cá nhân với nhau. Tuy nhiên bên cạnh đó thì cũng có những khu đô thị mới ở phân cấp trung bình, hoặc dành cho dân tái định cư, người thu nhập thấp thì đời sống sinh hoạt văn hóa cộng đồng lại phong phú hơn, nhiều nơi còn mang dấu ấn sinh hoạt văn hóa cộng đồng truyền thống. Tại một khu đô thị mới ven đô Hà Nội, phần lớn diện tích dành cho việc xây dựng chung cư dành cho người thu nhập thấp, thu nhập trung bình. Dân cư ở đây đến từ nhiều vùng miền khác nhau, với những phong tục tập quán còn mang dấu ấn làng xã nông thôn Việt Nam. Với lối sống còn đậm nét sinh hoạt cộng đồng, bởi vậy nên khi bước vào không gian của khu đô thị, họ vẫn mang theo lối sống đó ở nơi ở mới và thực hành nó. Cùng với quá trình đô thị hóa, số lượng di dân tự do và cơ học, số lượng cán bộ, công nhân viên, người lao động từ khắp nơi đổ về thành phố cũng chiếm tỉ trọng đáng kể trong cơ cấu dân cư đô thị. Chính vì vậy mà một phần không nhỏ của cư dân ở đây vẫn còn chịu ảnh hưởng của lối sống và sinh hoạt cộng đồng truyền thống. Ở một khu đô thị thu nhập thấp, thành phần dân cư đa dạng, đến từ các vùng miền khác nhau. Việc sinh hoạt, hội họp, gặp gỡ, giao lưu, kết bạn, kết nghĩa…là một việc vô cùng có ý nghĩa đối với những con người tứ xứ này. Khi đến một vùng đất mới, một cách dễ hiểu, con người ta luôn tìm đến nhau, gắn kết để cùng nhau thích ứng, sinh sống, hòa nhập và phát triển. Trong khu đô thị, các nhóm thường liên kết với nhau theo hội đồng hương, hội có cùng những nhu cầu sở thích thể thao, hội tín ngưỡng tâm linh..v….v…Ở cấp độ nhỏ, theo truyền thống Việt Nam “bán anh em xa, mua láng giềng gần”, các hộ cùng tầng cũng có xu hướng kết giao với nhau hơn

3. Một số vấn đề đặt ra cho việc giáo dục ý thức văn hóa cộng đồng cư dân khu đô thị mới.

Như vậy, văn hóa cộng đồng là kết quả thực hành văn hóa của các cư dân khu đô thị mới theo luật pháp và những quy định, quy ước, tập quán của từng cộng đồng. Đến lượt mình, văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới lại đóng vai trò quan trọng trong hình thành và củng cố tính cộng đồng của khu đô thị mới. Văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới có tác dụng điều chỉnh hành vi của mỗi thành viên, thúc đẩy họ thay đổi lối sống, nếp sống không còn thích hợp, từng bước hình thành những lối sống, nếp sống mới, phù hợp với tính văn minh, hiện đại. Ngoài ra, văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới cũng đáp ứng sự đổi mới, đa dạng hóa nhu cầu văn hóa của các chủ thể.  Qua thực tiễn chứng minh, văn hóa cộng đồng được duy trì ở các mức độ khác. Ở các khu đô thị cao cấp, tách biệt, khép kín thì văn hóa cộng đồng thể hiện một cách lỏng lẻo. Ở các khu đô thị mức thấp hơn thì có sinh hoạt văn hóa cộng đồng hết sức đa dạng, linh hoạt. Vì khu đô thị mới là một hình thức cư trú mới trong bối cảnh đô thị hóa nên văn hóa cộng đồng tại đây cũng bộc lộ một số mâu thuẫn mà theo nghiên cứu của Vũ Thị Phương Hậu và Bùi Kim Chi (2021) cũng đã chỉ ra  các vấn đề là: 

-Thứ nhất là mâu thuẫn giữa nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hóa của cư dân các khu đô thị mới với khả năng đáp ứng nhu cầu này của các khu đô thị.

-Thứ hai là mâu thuẫn giữa yêu cầu của lối sống đô thị với năng lực thực hành của các chủ thể.

-Thứ ba là mâu thuẫn giữa tính động và mở của văn hóa cộng đồng khu đô thị mới với tính hành chính trong quản lý nhà nước .

-Thứ tư là mâu thuẫn thế hệ trong khu đô thị mới.

Để giải quyết các mâu thuẫn trên, chúng tôi thấy rằng cần có một số giải pháp giáo dục nhằm tăng cường văn hóa cộng đồng tại các khu đô thị mới.

Ảnh minh họa

Trước hết cần nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng và Nhà nước trong việc xây dựng hệ giá trị văn hóa cộng đồng. Đảng lãnh đạo toàn diện sự nghiệp xây dựng đất nước, trong đó có văn hóa dân tộc nói chungvà văn hóa đô thị nói riêng như một nguyên tắc chính trị mà dân tộc đặt ra.  Sự quản lý của Nhà nước đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa cộng đồng ở đô thị là theo nguyên tắc “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” đã được quy định ở nước ta với tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, trong đó có văn hóa.  Sau đó cần phải giáo dục, nâng cao nhận thức của các chủ thể. Chúng ta biết rằng để phát triển văn hóa cộng đồng ở các đô thị phải có sự kết hợp vai trò của nhiều chủ thể khác nhau: chủ thể lãnh đạo, quản lý; chủ thể đầu tư (ở các khu đô thị mới), chủ thể quản lý (ở các khu đô thị mới) và chủ thể là cư dân cộng đồng đô thị.  Cư dân trong cộng đồng ở khu đô thị mới cũng giống cư dân ở các cộng đồng khác, họ chính là chủ thể của văn hóa cộng đồng của mình. Ở các đô thị (đặc biệt là trong các khu đô thị mới) vai trò này tăng lên gấp bội, bởi họ phải tự chủ, tự giác xây dựng và phát triển vì chính nhu cầu của họ. Hơn nữa, văn hóa cộng đồng của họ như là chất keo gắn kết họ lại với nhau, yếu tố cơ bản để tạo nên các cộng đồng ở đô thị cụ thể. Chính vì vậy mà cư dân là những người kiến tạo chính cho văn hóa cộng đồng của mình.

Khu đô thị mới là chủ đề rất quan trọng trong quá trình đô thị hóa.   Và ngay tại các khu đô thị khác nhau cũng hình thành những giá trị văn hóa cộng đồng khác nhau. Như vậy có thể thấy rằng giá trị văn hóa nói chung và giá trị văn hóa cộng đồng nói riêng không phải nhất thành bất biến mà nó thay đổi theo thời gian và không gian nhất định. Trong mỗi không gian, thời gian, các hệ giá trị lại chứa đựng những cặp phạm trù mâu thuẫn, xung đột của các giá trị tập con như truyền thống-hiện đại, già-trẻ, nam-nữ…v…v...Chính vì vậy mà cần phải giáo dục ý thức của các cư dân để hướng tới phát triển một khu đô thị bền vững.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Tiền lương mới sẽ tăng bao nhiêu trong năm 2024?

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo chuẩn bị kỹ, báo cáo cấp có thẩm quyền tổ chức thực hiện chế độ tiền lương mới kể từ ngày 1/7/2024, bảo đảm công bằng, tổng thể, thống nhất. Xây dựng thang bảng lương trên tinh thần lương mới phải cao hơn lương cũ.
2024-05-09 11:07:00

Bộ Xây dựng bổ nhiệm các cán bộ chủ chốt

Sáng 8/5, tại Bộ Xây dựng, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đã trao quyết định bổ nhiệm Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng, Viện trưởng Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia.
2024-05-09 08:38:43

Hải Phòng: HĐND thành phố thống nhất thời gian Kỳ họp chuyên đề thứ 16

Sáng 8/5, Thường trực HĐND TP.Hải Phòng tổ chức họp thống nhất thời gian, nội dung chuẩn bị Kỳ họp thứ 16 (chuyên đề và kỳ họp thường lệ giữa năm 2024), khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
2024-05-09 08:11:33

Hải Dương: Khai mạc tuần lễ xúc tiến thương mại dịp lễ hội đền Bia

Ngày 8/5, huyện Cẩm Giàng tổ chức lễ hội truyền thống và tuần hàng xúc tiến thương mại, tỏ lòng thành kính tới ân đức Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh tại đền Bia
2024-05-09 07:38:45

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thăm hỏi nạn nhân vụ sạt lở đất tại Hà Tĩnh

Sáng 8/5, đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã đến thăm hỏi, tặng quà cho 4 công nhân đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh).
2024-05-08 21:15:00

Loạt tân binh của thương hiệu Omoda và Jaecoo sắp chào bán tại thị trường Việt nam

Ba mẫu Omoda E5, C5, Jaecoo J7 sẽ được hãng chào bán chính hãng ngay trong quý III năm nay và J6 sẽ gia nhập thị trường năm 2025.
2024-05-08 18:23:59
Đang tải...