Giao thông công cộng chưa thực sự “làm bạn” với người khuyết tật

2022-06-28 10:14:32 0 Bình luận
Hiện Việt Nam có khoảng 7,2 triệu người khuyết tật từ 5 tuổi trở lên, chiếm 7,8% dân số. Hầu hết người khuyết tật cho rằng rào cản lớn nhất với họ chính là việc tiếp cận các công trình hoặc phương tiện công cộng, do thiết kế nhiều công trình hầu như chưa tính tới người khuyết tật.

Người khuyết tật gặp nhiều khó khăn khi đi xe bus

Những người khuyết tật (NKT) phải sử dụng xe lăn luôn có một niềm khát khao được di chuyển, đi lại thật thuận lợi nhằm bù đắp cho những hạn chế của mình. Thực tế hiện nay, người khuyết tật có nhiều cơ hội được tham gia các hoạt động tại các tỉnh/thành trong cả nước. Tuy nhiên, bên cạnh niềm vui, hào hứng là cảm xúc lo lắng mà bất kì người khuyết tật nào đều trải qua đó là “ lựa chọn phương tiện nào?”

Phương tiện công cộng là phương án tối ưu được người khuyết tật ưu tiên lựa chọn bởi nếu chọn phương tiện cá nhân là xe tự chế thì chỉ có thể đáp ứng khoảng cách ngắn. Đối với xe taxi và xe dich vụ, ngươi khuyết tật gần như không thể chi trả.

Lựa chọn phương án đi các dịch vụ giao thông công cộng sẵn có hiện nay vừa phù hợp với điều kiện kinh tế và phù hợp với sức khỏe của NKT. Tuy nhiên, hệ thống phương tiện công cộng hiện nay hầu như chưa phù hợp và “thân thiện” với người khuyết tật dù đã được các cơ quan chức năng tính toán nhiều.

Ghi nhận thực tế- Hệ thống giao thông công cộng chưa đáp ứng được cho NKT

Chị Nguyễn Thị Hồng (Thường Tín) tâm sự: “Những người khuyết tật như mình lên xe bus thì giống như một cái gì đó để mọi người bàn tán. Khi mình bước lên thì thái độ của 1 số phụ xe làm mình thấy buồn!. Họ hỏi mình đi đâu và khi mình bảo đi học thì họ dè bỉu: “Mù mà cũng đi học được à! Mình cũng giống như bao nhiêu người khác nhưng lại chẳng được nhìn nhận như người thường. Dù rằng mình vẫn trả tiền dịch vụ đầy đủ chứ có đòi miễn giảm gì đâu!?

Khi nghe những lời chị tâm sự, tôi cũng chẳng biết nói sao vì rất nhiều anh chị em NKT sử dụng xe lăn cũng thường xuyên đối mặt với tình cảnh này.

Hay như anh Nguyễn Hồng Q, chủ tịch Hội NKT cấp huyện là 1 người khuyết tật phải đi nạng khi được cử đi công tác tại miềm trung đã tâm sự; không chỉ gặp khó khăn để lên được phương tiện, ngay ở các điểm nhà ga, bến xe thì hầu hết nhiều hạng mục như bậc lên xuống, quầy vé và nhà vệ sinh đều chưa đảm bảo cho NKT sử dụng và điều này làm cho bản thân anh rất mệt mỏi, khó xử mỗi khi “ được” cử đi công tác.

Đó là 2 trong số nhiều nỗi niềm của NKT khi họ đã và đang vượt qua mọi khó khăn không phải để vươn lên mà là để công hiến cho cộng đồng. Tuy nhiên những rào cản về tiếp cận vẫn đã và đang làm khó họ.

Khảo sát do Tổ chức Người khuyết tật quốc tế thực hiện tại Việt Nam cho thấy, chỉ 11% số công trình cho phép người khuyết tật sử dụng thuận tiện. Còn lại, hầu hết hệ thống giao thông công cộng hiện tại của Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của họ.

Tại một số điểm dừng đón khách của xe buýt ở Hà Nội trên các tuyến đường Nguyễn Chí Thanh, Láng Hạ, Giảng Võ, Nguyễn Thái Học... hầu hết các phương tiện đều không phù hợp cho người tàn tật sử dụng, như cửa xe hẹp, gầm xe cao, không có tay vịn, điểm dừng xe buýt không có đường tiếp cận để người khuyết tật có thể lên xe..

Bậc tam cấp rất cao gây khó khăn cho người khuyết tật (Ảnh: Nguồn DRD VietNam)

Theo khảo sát, tại Hà Nội có 9 nhà chờ xe bus nhanh trên toàn tuyến kết nối cầu đi bộ. Chưa kể, trong nhà chờ các điểm bán vé, lối vào cũng không thuận tiện cho người khuyết tật. Lối duy nhất vào nhà chờ xe bus nhanh Thành Công, Hà Nội qua cây cầu đi bộ, theo ông Trung (quận Cầu Giấy, Hà Nội) bản thân ông hay bất cứ người ngồi xe lăn nào cũng không thể theo lối này.

Ghi nhận tại Nhà hát lớn Hà Nội, không có sự giúp đỡ của người đi cùng và bảo vệ, chị Hoàng Thị Thi (quận Hoàng Mai, Hà Nội) không thể vào trong được. Từng có nhiều đoàn khách nước ngoài đến đây, trong đoàn có người người khuyết tật, khi thấy không có lối vào cho xe lăn, đoàn khách quyết định quay ra.

Bà Lê Minh Hiền, Giám đốc Trung tâm dạy nghề Vì ngày mai vốn là người khuyết tật cho biết, hiện người khuyết tật vẫn gặp nhiều khó khăn khi tham gia giao thông, nhất là khi phải di chuyển bằng các phương tiện giao thông công cộng như taxi, xe buýt, xe khách do không có phương tiện hỗ trợ, đôi khi còn bị lái xe từ chối với lý do người khuyết tật gây bất tiện cho những hành khách khác.

Đường dốc hỗ trợ xe lăn rất cao gây nguy hiểm cho người khuyết tật và người hỗ trợ (Ảnh: Nguồn DRD VietNam)

Bà Lê Minh Hiền chia sẻ: "Thực tế, trên tàu hỏa, xe buýt hoặc ô tô không có dịch vụ tiếp cận cho người khuyết tật lên mà chỉ có hành khách đỡ nhau lên thôi. Hành khách thấy tôi là người khuyết tật thì họ xuống giúp tôi, đưa lên xe chứ các phương tiện đó không có đường lên, lối dốc. Nếu xe không có phương tiện để cho người khuyết tật tự lên thì phải bố trí cho phụ xe hoặc lái xe hỗ trợ người khuyết tật lên xe".

Loại hình giao thông công cộng với mục đích để dành cho tất cả mọi người, tuy nhiên trên thực tế vẫn chưa “ làm bạn” với NKT. Chính phủ Việt Nam luôn mong muốn đạt được mục tiêu “Không bỏ ai ở lại phía sau”, bản thân NKT cũng khát khao được bước ra hòa nhập với cộng đồng, nhưng ngay bước chân đầu tiên ra xã hội đã bị cản lại mất rồi. Điều này là một thiệt thòi rất lớn đối với người khuyết tật.

Xã hội phải có trách nhiệm đảm bảo quyền cho người khuyết tật

Hiện nay, các cơ quan và đơn vị doanh nghiệp đã quan tâm và chú trọng đến việc di chuyển của người khuyết tật. Đại diện điển hình được đánh giá cao như xe điện Vinbus có thể tiếp cận dễ dàng và miễn phí cho người khuyết tật. Điểm cộng lớn nhất của Vinbus chính là không gian và cầu xe được thiết kế tối ưu để phục vụ người khuyết tật và người già. Tuy nhiên đây là một trong số rất ít những đơn vị đã thực hiện được và chính là mô hình cần nhân rộng để đảm bảo quyền lợi, sự hòa nhập của người khuyết tật vào cộng đồng.

Điểm cộng lớn nhất của Vinbus chính là không gian và cầu xe được thiết kế tối ưu để phục vụ người khuyết tật và người già.

Theo khoản 8, điều 2 Luật Người khuyết tật Việt Nam 2010 định nghĩa: “Tiếp cận là việc người khuyết tật sử dụng được công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác phù hợp để có thể hòa nhập cộng đồng.”

Ngày 05/08/2020, Thủ tướng chính phủ đã ra Quyết định số 1190/QĐ-TTg với nội dung phê duyệt chương trình trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021-2030. Mục tiêu trong giai đoạn 2021-2025, 30% người khuyết tật có nhu cầu tham gia giao thông được sử dụng phương tiện giao thông đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật về giao thông tiếp cận hoặc dịch vụ trợ giúp tương đương.

Người khuyết tật được hưởng ưu tiên khi tham gia giao thông công cộng

Đặc biệt, tại Kế hoạch tổng thể ASEAN 2025 về lồng ghép quyền của người khuyết tật. Trong đó vấn đề đảm bảo tiếp cận đối với người khuyết tật được nêu rõ trên cả 3 trụ cột An ninh – Chính trị (APSC), Kinh tế (AEC) và Văn hóa – Xã hội (ASCC) của Cộng đồng ASEAN và thúc đẩy sự cam kết của các quốc gia thành viên hướng tới một cộng đồng hòa nhập, Đồng thời cũng là biện pháp nhằm thực hiện Điều 9 Công ước LHQ về Quyền của NKT mà Chính phủ Việt Nam đã phê chuẩn. Một thế giới cho tất cả và không để ai bị bỏ lại phía sau đó chính là việc đảm bảo cơ hội tham gia bình đẳng cho mọi thành viên của xã hội!

Cũng vấn đề này, Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm cho rằng, vấn đề người khuyết tật chưa được quan tâm là do nhiều nguyên nhân như nhận thức của lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị còn hạn chế, thiếu nguồn lực...

Tuy nhiên, khi Việt Nam đã ký công ước của Liên Hợp Quốc về quyền của người khuyết tật thì toàn xã hội phải có trách nhiệm đảm bảo quyền cho người khuyết tật.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm, quan trọng nhất chính là sự quan tâm. Nếu có sự quan tâm thì tất cả những khó khăn của từng đơn vị, cơ quan đều có thể khắc phục được. Không thể cứ vin vào những lý do khách quan đó để không làm.

"Chúng tôi là cơ quan điều phối về người khuyết tật cũng sẽ hoạt động mạnh mẽ hơn, tăng cường kiểm tra. Đồng thời, rất mong các cơ quan truyền thông vào cuộc đưa ra những người làm tốt, người làm chưa tốt, địa phương nào làm tốt, địa phương nào chưa làm được... Có như vậy mới có thể thay đổi được tình hình." - Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm nhấn mạnh.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Triển lãm ảnh những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử

Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp cùng Bảo tàng chiến thắng B52 và Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam vừa tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Việt Nam - những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử Thế giới”.
2024-04-27 01:13:48

Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội 2024

Tối 26/4, tại Công viên Thống Nhất, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại Du lịch Hà Nội đã tổ chức Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024.
2024-04-26 23:56:34

SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I năm 2024 cao nhất lịch sử

Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.
2024-04-26 18:33:29

Hoa Kỳ và tỉnh Cà Mau khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật

Ngày 25/4, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và UBND tỉnh Cà Mau tổ chức lễ khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật do USAID tài trợ được triển khai trên địa bàn tỉnh.
2024-04-26 12:27:06

Australia hợp tác cùng Việt Nam phát triển ngành tài nguyên bền vững

ĐSQ Australia vừa cho biết: Tuần này, phái đoàn doanh nghiệp dịch vụ thiết bị, công nghệ khoáng sản (METS) Australia tham dự triển lãm khai khoáng Mining Vietnam 2024, với sự hỗ trợ của Cơ quan Thương mại và Đầu tư Chính phủ Australia (Austrade), để thúc đẩy hợp tác khai khoáng bền vững giữa Australia và Việt Nam.
2024-04-26 12:20:51
Đang tải...