Gieo chữ nơi bản nghèo

2016-10-12 14:16:28 0 Bình luận
Nước da ngả màu vì nhuốm nắng, những đôi mắt tròn xoe hồn nhiên đến trong vắt trong sự thiếu thốn đủ bề của những em học sinh nơi bản nghèo cứ nhắc nhớ mãi trong tôi về một chuyến đi từ thiện tại xã Ba Tầng, một xã vùng sâu vùng xa, còn nhiều khó khăn thuộc huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị.
“Thương các em lắm, có em buổi sáng đi học chỉ có nắm xôi, có em còn không được ăn gì nữa.”, cô giáo  Mai Thị Thùy Hương, giáo viên điểm trường Cu Tiêng, Trường Tiểu học và THCS Ba Tầng mở đầu câu chuyện với chúng tôi trong ánh mắt, giọng nói trầm buồn. 


Dù khó khăn, thiếu thốn nhưng các em vẫn ham học

Cô Hương kể, Trường Tiểu học và THCS Ba Tầng có 60 giáo viên, với 43 lớp, thuộc cấp 1 và cấp 2, với khoảng  gần 900 học sinh. Đa số các em đều có cuộc sống rất khó khăn. “Trong lớp 1 mình đang theo dạy có 16 em thì cả 16 em đều thuộc diện gia đình hộ nghèo. Cuộc sống gia đình chủ yếu trông vào việc lên nương làm rẫy, trồng sắn.” - cô giáo Mai Thị Thùy Hương chia sẻ.
Đôi chân trần trong bộ đồng phục áo trắng đã ngả màu, những nét chữ ngay ngắn trong đôi bàn tay nhỏ nhắn vốn đã quen với công việc theo cha mẹ lên nương làm rẫy, nay đã chăm chỉ, cần mẫn trong từng nét chữ. Cô Hương cho biết, thiếu thốn là vậy, đường xá đi lại tuy đã khá hơn trước nhưng vẫn còn khó khăn, nhất là vào mùa mưa lũ, thế nhưng các em vẫn đến trường...

 “Thấy các em đến trường là mừng lắm. Năm nay thời tiết cũng thuận lợi, chưa mưa nhiều nên các em đến trường khá đều. Thường vào đầu mỗi năm học, giáo viên đều đến tận nhà thăm hỏi gia đình các học sinh, để vào năm học phụ huynh nhắc con đi học. Các em từ đó cũng đã tạo được thói quen và niềm vui khi đến trường.”, một giáo viên điểm trường Cu Tiêng chia sẻ.


Các em đã chăm chỉ đến lớp hơn.

Không chỉ thiếu thốn về cái ăn, cái mặc, chuyện thiếu sách, thiếu vở đến trường đối với các em là chuyện xảy ra thường ngày. “Đầu năm học, đối với học sinh lớp lớn thì còn có quà, phần thưởng từ năm học trước để lại, ai còn thiếu gì thì nhắc phụ huynh mua thêm cho con.  Nhưng đối với học sinh lớp 1 thì khác, các em từ mầm non lên, có ít gia đình chuẩn bị đầy đủ cho con đi học nên thường thì giáo viên tự mua cho các em như vở ô li để các em tập viết đúng độ cao chữ, hay các dụng cụ học tập: bút chì, tẩy... để các em học tập.”, cô Hương cho biết.
Nhìn đôi bàn tay nhỏ nâng niu lật từng trang sách giáo khoa không còn thơm mùi giấy mới, vừa được các anh chị quyên góp gửi tặng, em tập đọc, em tập tô, em thì chăm chú nhìn theo từng hình vẽ sinh động mới thấy sự ham học của các em nhỏ nơi đây.

“Thấy các em còn nhiều thiếu thốn càng thôi thúc mình phải làm điều gì đó nhiều hơn cho các em, có thể chỉ là những việc nhỏ thôi như có thêm cho các em những đôi dép, thêm sách vở, thêm chiếc áo ấm khi mùa lạnh đang dần về nơi các em đang ở.”, bạn Nguyễn Thị Lệ Thủy, một thành viên trong nhóm từ thiện tâm sự.

Sáng sớm nơi bản làng, sương phủ trắng đầu, cái lạnh se se của ngày chuyển mùa như len lỏi trong từng căn nhà, con đường và cả trong những nghĩ suy. Chợt nhớ đến những hình ảnh các em nhỏ hôm qua, vẫn chỉ một manh áo che thân, không quần, không dép và cả không mũ…mà thấy nghèn nghẹn.

Chia tay bản làng sương mờ với nỗi niềm như day dứt, tôi càng hiểu hơn vì sao một cô giáo trẻ có điều kiện, với cả tương lai tươi sáng rộng mở, từng có thời gian dạy ở một ngôi trường thành phố lại chọn cho mình gắn bó với sự nghiệp gieo chữ ở nơi bản nghèo này. 


Cô giáo  Mai Thị Thùy Hương, giáo viên điểm trường Cu Tiêng phát quà cho các em học sinh





Trong thiếu thốn các em vẫn ham học





Đoàn từ thiện phát quà cho các em học sinh Trường Tiểu học và THCS Ba Tầng

Sương phủ trắng nơi bản làng.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Phú Quốc, Tây Ninh đông khách du lịch hàng đầu Nam bộ trong ngày nghỉ lễ đầu tiên

Nam bộ có khá nhiều điểm đến hấp dẫn trong kỳ nghỉ lễ kéo dài năm nay, nhưng Phú Quốc và Tây Ninh được ghi nhận là hai điểm đến đón đông đảo du khách bậc nhất bởi lợi thế về khí hậu, cảnh quan và trải nghiệm hấp dẫn
2024-05-03 11:05:59

Hàng trăm ngàn người háo hức ngắm pháo hoa, vui chơi tại quảng trường biển Sầm Sơn

Lễ khánh thành Quảng trường biển và trục cảnh quan lễ hội TP Sầm Sơn đã diễn ra tối 27/4, trong khuôn khổ đêm khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn 2024. Hơn 300 ngàn người dân, du khách đã tham gia sự kiện, thưởng thức các tiết mục nghệ thuật sôi động và chiêm ngưỡng màn pháo hoa tưng bừng tại quảng trường biển hiện đại, quy mô bậc nhất Việt Nam.
2024-05-03 09:43:01

Nữ giám đốc khuyết tật biến đất hoang thành vườn cây thảo dược

Không chỉ vượt qua nhiều nghịch cảnh trong cuộc sống, chị Trần Thị Thuần, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Tâm Ngọc giờ đây còn giúp đỡ được nhiều người khuyết tật khác.
2024-05-03 06:30:00

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành Quốc hội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
2024-05-02 18:49:22

Mô hình vườn mẫu ở xã Quảng Tiên đang được nông dân hưởng ứng

Xã Quảng Tiên đã chú trọng vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo vườn tạp, áp dụng khoa học - kỹ thuật để xây dựng vườn mẫu. Đây là giải pháp thiết thực không chỉ tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, giúp góp phần nâng cao thu nhập, đời sống của người dân.
2024-05-02 15:30:00

Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình áp dụng công nghệ để quản lý, bảo vệ rừng

Tỉnh Quảng Bình là địa phương có diện tích rừng lớn. Để kịp thời theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, thời gian qua, ngành kiểm lâm tỉnh đã từng bước ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý, bảo vệ rừng.
2024-05-02 14:25:00
Đang tải...