Hải Phòng tổ chức lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân vào đầu tháng 3

2025-02-07 08:22:22 0 Bình luận
Lễ hội Nữ tướng Lê Chân sẽ diễn ra trong 3 ngày (6,7,8/3), tại các điểm Tượng đài Nữ tướng Lê Chân, Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia Đền Nghè, Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia Đình An Biên. Bà chính là người khai sinh ra vùng đất tiền thân của thành phố Cảng.

Lê Chân là một trong những nữ tướng xuất sắc của Hai Bà Trưng, quê ở làng Vẻn, huyện Khúc Dương, quận Giao Chỉ (nay thuộc khu An Biên, phường Thủy An, TP.Đông Triều, Quảng Ninh). Cha là Lê Đạo, làm nghề thầy thuốc, sống rất nhân từ, quảng đại và sẵn lòng bao dung cứu giúp kẻ nghèo khó. Những ân nghĩa của ông làm dân chúng xa gần mến phục. Mẹ của bà là Trần Thị Châu, một người phụ nữ thuỳ mị, đảm đang, phúc hậu, nổi tiếng về tài chăn tằm, dệt vải. Hai người tuổi cao nhưng chưa có con nên đã đi lễ bái, cầu phúc nơi cửa Phật. Nghe tiếng Yên Tử là nơi có ngôi chùa rất linh ứng, dù đường sá hiểm trở, hai người cũng tìm đến tận nơi thành tâm cầu nguyện. Đêm ấy, ông Lê Đạo nằm mơ, nghe thấy lời truyền bảo: “nhà ngươi có phúc lớn, tiến đến thiên đình. Nay có một tiên nữ được Ngọc Hoàng sai đày xuống trần 40 năm, cho đầu thai làm con, sau sẽ làm rạng rỡ gia đình, con trai cũng không sánh kịp”. Một buổi sáng sớm, bà Châu đi ra ngoài ấp thì thấy một vết chân lớn, đưa chân ướm thử, thấy người xúc động rồi có thai. Sau 12 tháng, ngày 8/2 năm Canh Thìn (20), bà sinh được một con gái, má phấn môi son. Ông, bà đặt tên con là Lê Chân.

Tượng đài Nữ tướng Lê Chân

Bà Lê Chân lớn lên là người có nhan sắc, giỏi võ nghệ lại có tài thơ phú. Một hôm, Thái thú Tô Định, một kẻ tham tàn, bạo ngược "thấy tiền thì giương mắt lên" đi kinh lý qua trang Yên Biên. Nghe kẻ nịnh thần tâu bày về sắc đẹp của nàng Lê Chân, Tô Định bèn dùng quyền thế ép về làm tì thiếp nhưng bị dứt khoát chối từ. Tức tối, Tô Định giết hại cả cha, mẹ nàng. Lê Chân phải rời bỏ quê theo Kinh Tây (nay là sông Kinh Thày) xuôi xuống phía Nam, đến khu vực ngã ba sông Kinh Thầy, sông Vận và sông Cấm ngày nay (vùng đất Lê Chân lúc bấy giờ chỉ là một bãi đất phù sa mới bồi lên, lơ thơ mấy khóm cây dại, mấy túp lều tranh của phường chài lưới). Thấy địa hình, đất đai thuận lợi, bà dừng lại lập trại khai phá, dựng nên trang An Biên, nay là TP.Hải Phòng

Hàng năm, TP.Hải Phòng tổ chức lễ hội Lê Chân nhằm giữ gìn nét đẹp văn hóa, nghi lễ truyền thống về thân thế, sự nghiệp của Nữ tướng - người có công khai hoang, lập ấp dựng lên trang An Biên xưa. Qua đó, khơi dậy niềm tự hào tuyên truyền, giáo dục lịch sử, văn hóa, truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta. Đồng thời, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, du xuân của nhân dân thành phố và du khách thập phương. Từ khi thành lập, Hải Phòng đã đặt tên một quận mang tên bà. Sau này, còn trao giải thưởng “Nữ tướng Lê Chân”  - phần thưởng cao quý, tôn vinh những phụ nữ tài năng, tiêu biểu ở mọi lứa tuổi, ngành nghề.

Lễ hội sẽ diễn ra với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng, đậm bản sắc, duy trì nét đẹp truyền thống, với tất cả sự thành kính, nghiêm trang. Qua đó, tuyên truyền, quảng bá các giá trị văn hóa, các điểm du lịch tâm linh để du khách trong, ngoài thành phố đều biết đến.

 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Nhìn lại ‘chuyển mình’ của thị trường địa ốc, sẵn sàng phát triển trong kỷ nguyên mới

Dù trải qua một năm nhiều thách thức, thị trường bất động sản 2024 đã ghi nhận những dấu hiệu phục hồi tích cực. Cùng với chính sách hỗ trợ từ Nhà nước và xu hướng phát triển bền vững, năm 2025 được kỳ vọng là bước đệm quan trọng, mở ra nhiều cơ hội đầu tư lâu dài.
2025-02-07 16:11:51

Quảng Ninh: Khai hội Xuân Yên Tử năm 2025

Sáng 7/2 (tức ngày 10 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm Yên Tử, xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí đã diễn ra Lễ Khai hội Xuân Yên Tử năm 2025. Đây là một trong những lễ hội lớn và kéo dài nhất khu vực phía Bắc, thu hút hàng vạn tăng ni, Phật tử và du khách về với vùng đất Phật linh thiêng để chiêm bái, vãn cảnh.
2025-02-07 15:04:51

Bộ khung giúp người bại liệt đi lại dễ dàng

Nhóm nghiên cứu Exoskeleton Laboratory tại Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Hàn Quốc (KAIST) cho biết, mục tiêu của họ là tạo ra một robot có thể hòa nhập một cách tự nhiên vào cuộc sống hàng ngày của người khuyết tật, giúp họ lấy lại khả năng di chuyển một cách thuận tiện và an toàn hơn.
2025-02-07 10:10:00

Hải Phòng tổ chức lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân vào đầu tháng 3

Lễ hội Nữ tướng Lê Chân sẽ diễn ra trong 3 ngày (6,7,8/3), tại các điểm Tượng đài Nữ tướng Lê Chân, Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia Đền Nghè, Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia Đình An Biên. Bà chính là người khai sinh ra vùng đất tiền thân của thành phố Cảng.
2025-02-07 08:22:22

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu: Tri ân đồng đội qua từng trang sách

Với tâm niệm "không có tài sản gì nhiều, chỉ có những cuốn sách," Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu đã biến hành động viết và tặng sách trở thành một nghĩa cử cao đẹp, lan tỏa tri thức và lòng biết ơn tới đồng đội và thế hệ mai sau. Hơn 50.000 cuốn sách đã được ông gửi tặng, như một cách tri ân và đóng góp vào sự phát triển bền vững của đất nước.
2025-02-06 15:30:35

Thủ tướng yêu cầu vận hành cơ sở dữ liệu đất đai

Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm hoàn thiện, đưa vào vận hành hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu đất đai.
2025-02-05 23:30:03
Đang tải...