Hành động vì khí hậu trước khi quá muộn

2024-04-24 21:19:51 0 Bình luận
Cháy rừng nghiêm trọng tại nhiều quốc gia, các hình thái thời tiết cực đoan xuất hiện với tần suất ngày một dày hơn,... Đó chính là tác động khủng khiếp từ biến đổi khí hậu. Nếu chúng ta không ứng phó kịp thời, Trái Đất sẽ phải hứng chịu nhiều hậu quả nặng nề hơn.

Đứng trước nhiều thách thức

Trong báo cáo IPPC của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (Liên hợp Quốc) vào ngày 20/3/2023, đã chỉ rõ, tính đến thời điểm hiện tại, nhiệt độ toàn cầu đã tăng lên 1,1 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, là hậu quả của hơn 1 thế kỷ sử dụng nhiên liệu hóa thạch, việc sử dụng đất và năng lượng không đồng đều, không bền vững.

Nếu xu hướng El Nino này tiếp diễn, mức nhiệt cao kỷ lục được ghi nhận trong 6 tháng cuối năm 2023 dự kiến sẽ tiếp tục duy trì và tăng lên trong 6 tháng đầu năm 2024.

Báo cáo cũng cho biết, nếu không kiềm chế mức nhiệt tăng ở 1,5 độ C vào cuối thế kỷ này, sẽ dẫn đến các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt xảy ra thường xuyên hơn và dữ dội hơn, gây ra những tác động ngày càng nguy hiểm đối, sinh mạng hàng trăm triệu người sẽ bị đe dọa, hàng trăm triệu người khác sẽ thiếu nước sạch, nạn đói ở vùng Sahara, vùng châu Phi cận Sahara, Địa Trung Hải, Trung Âu và vùng Amazon tại Nam Mỹ sẽ trở nên trầm trọng hơn. Những bệnh lây lan nhờ nhiệt độ cao sẽ bùng phát. Năng suất ngô, gạo và lúa mì sẽ giảm một nửa và thậm chí sẽ giảm cả giá trị dinh dưỡng.

Có thể thấy, còn rất ít thời gian để đưa gia các giải pháp và thực hiện nhằm ngăn chặn biến đổi khí hậu xảy ra. Chúng ta sẽ chỉ còn vài năm để ngăn mọi thứ rơi vào viễn cảnh tồi tệ trên. Để đạt được mục tiêu đó, thay đổi về mọi mặt cần phải được thực hiện ngay bây giờ, đòi hỏi nỗ lực của Chính phủ các nước và từng cá nhân.

Một trong những thách thức cho các nước nghèo chính là nguồn lực tài chính. Trong nhiều năm qua, tài chính đã trở thành “điểm nghẽn” chính tại các cuộc đàm phán về khí hậu của Liên hợp quốc. Tại Hội nghị COP15, diễn ra năm 2009 ở Copenhagen, Ðan Mạch, các nước giàu đã cam kết viện trợ 100 tỷ USD mỗi năm hỗ trợ các nước nghèo hơn chuyển đổi sang nền kinh tế phát thải ít carbon và thích ứng với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, mục tiêu này đã bị bỏ lỡ khi không hoàn thành được vào năm 2020 như dự kiến.

Cuộc đàm phán về vấn đề tài chính ứng phó biến đổi khí hậu càng quan trọng khi bối cảnh thế giới đang đối mặt nhiều thách thức như khủng hoảng tài chính toàn cầu, dịch bệnh, chiến tranh…

Biến đổi khí hậu đã trở thành cuộc chơi toàn cầu mà không ai có thể đứng ngoài cuộc. Các quốc gia, doanh nghiệp, người dân cần ý thức được tầm quan trọng của biến đổi khí hậu, để đưa ra các giải pháp ứng bởi đây không phải trách nhiệm của riêng các cơ quan nhà nước, mà chủ yếu đến từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, cộng đồng…

Một loạt hội nghị thúc đẩy thế giới hành động vì biến đổi khí hậu đã được diễn ra trong suốt nhiều năm qua, đặc biệt, Hội nghị thượng đỉnh về Biến đổi khí hậu do Liên hợp quốc tổ chức là một sự kiện đáng mong chờ. Tại đó, các quốc gia trên thế giới cùng nhau thảo luận, đưa ra các ý kiến đóng góp kèm theo cam kết về mức độ phát thải.

Việc hành động, bảo vệ trái đất hiện nay được nhiều bạn trẻ hưởng ứng, quan tâm. Thanh niên là một trong số những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất bởi tác động của biến đổi khí hậu nhưng cũng là động lực thúc đẩy hành động hướng tới chuyển đổi nền kinh tế xanh nhằm ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu.

Cô bé người Thụy Điển Greta Thunberg (sinh năm 2003) đã phát động phong trào “Những ngày Thứ Sáu cho tương lai” hay “Biểu tình trường học vì khí hậu” vào năm 2018 khi vẫn còn đang ngồi ghế nhà trường. Chính những đóng góp của Greta Thunberg đã được tạp chí Time (Hoa Kỳ) ghi nhận, bình chọn là “Nhân vật của năm”, đồng thời từng được đề cử giải Nobel Hòa bình.

Tại Việt Nam, có nhiều bạn trẻ tích cực tham gia cùng các bên liên quan, giúp nhiệt độ Trái đất ổn định. Vào ngày Ngày Trái Đất thế giới (22.04.2024), các bạn trẻ trong dự án GreenUni đã tổ chức thành công workshop "Ngày Trái Đất, Thanh Niên Sống Chất”. Chương trình không chỉ cung cấp kiến thức và kỹ năng để triển khai các sáng kiến thanh niên hoạt động vì môi trường, biến đổi khí hậu mà còn chia sẻ cơ hội việc làm xanhtrong bối cảnh cả thế giới bắt đầu đẩy nhanh quá trình Chuyển dịch năng lượng. “Đối mặt với thực tế ngày càng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, giới trẻ Việt Nam sẽ dùng sức trẻ và sự sáng tạo của mình để tạo ra những thay đổi tích cực và đóng góp vào việc xây dựng một tương lai xanh, bền vững cho đất nước và thế giới” bạn Khánh Linh - BTC chương trình chia sẻ.

Workshop "Ngày Trái Đất, Thanh Niên Sống Chất” diễn ra tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.

Nguyễn Ngọc Tâm Như (2005) đã trở thành đại diện trẻ tuổi nhất của Việt Nam tham dự Hội nghị Thanh niên về Biến đổi khí hậu lần thứ 18 (COY18) và Hội nghị Thượng đỉnh về Biến đổi khí hậu (COP28) tại Dubai, Các tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) năm 2023. Trong khuôn khổ COY18, Tâm Như đã có cơ hội giới thiệu bản Tuyên bố chung của Thanh niên Việt Nam (Vietnam Youth Statement), được hoàn thành thông qua tham vấn với các bạn thanh niên từ Hội nghị Thanh niên Việt Nam về Khí hậu - LCOY 2023. Cô cho hay “Bản Tuyên bố chung này là sự đóng góp của các bạn trẻ Việt Nam trên toàn quốc đã và đang hoạt động vì Môi trường và Biến đổi khí hậu. Giới trẻ đã có nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng một bản tuyên ngôn chung, cũng như nhấn mạnh tầm quan trọng đóng góp của thanh niên Việt Nam vào các hoạt động nhằm giải quyết vấn đề Biến đổi khí hậu và Bảo vệ môi trường. Bản tuyên bố cũng đã khẳng định rằng việc thích ứng biến đổi khí hậu không phải công việc của một cá nhân hoặc một tổ chức duy nhất mà là trách nhiệm chung của xã hội và các quốc gia trên toàn cầu”.

Nguyễn Ngọc Tâm Như đại diện Việt Nam tham dự COY18.

Tạo cơ hội cho thanh niên đóng góp

Tích cực hành động với mục đích giúp nhiệt độ Trái đất ổn định hơn nhưng thanh niên thế giới hiện nay gặp nhiều trở ngoại. Việc thanh niên hoạt động độc lập mà không có sự kết nối nào với các bên liên quan như Nhà nước, Chính phủ, tổ chức quốc tế,... khiến các hoạt động thiếu tính lan toả, kết nối. Các bên liên quan nên tổ chức nhiều toạ đàm, chia sẻ, lắng nghe ý kiến của thanh niên, để họ cảm thấy được trao quyền, tự tin đưa ra tiếng nói nhằm giải quyết vấn đề biến đối khí hậu.

Hơn thế nữa, vấn đề tài chính cũng là một trong những thách thức khiến các hoạt động của thanh niên phải tạm dừng. Các quốc gia cùng tổ chức quốc tế cũng nên có nguồn ngân sách hỗ trợ các dự án thanh niên.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Trường Tiểu học số 1 thị trấn Tân Uyên: Tưng bừng không khí khai giảng năm học mới 2024 - 2025

Hòa chung không khí chào mừng năm học mới 2024 - 2025 và ngày "Toàn dân đưa trẻ đến trường” trong cả nước, sáng 5/9, trường Tiểu học số 1 thị trấn Tân Uyên (Lai Châu) tưng bừng tổ chức lễ khai giảng, đón các em học sinh vào lớp 1.
2024-09-07 20:37:29

Cấp căn cước cho người khuyết tật, cơ nhỡ ở TP.HCM

Công an TP.HCM phối hợp với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an tổ chức Chương trình cấp thẻ Căn cước cho nhân khẩu đặc biệt đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại Cơ sở bảo trợ xã hội người tàn tật Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức, TP. HCM.
2024-09-07 15:22:12

Bão số 3 giật cấp 16, áp sát vùng biển Quảng Ninh - Hải Phòng

CẬP NHẬT TIN BÃO KHẨN CẤP (bão số 3 - YAGI) và các chỉ đạo ứng phó bão, thời tiết nguy hiểm trước bão và mưa lũ sau bão. Hồi 09 giờ ngày 7/9, vị trí tâm bão bão số 3 ở vào khoảng 20.5 độ Vĩ Bắc; 107.8 độ Kinh Đông, trên vùng biển Quảng Ninh – Hải Phòng.
2024-09-07 10:25:00

Người dân chủ động phòng ngừa, giảm thiệt hại do bão số 3

Sau khi đạt cấp siêu bão, bão số 3 tiếp tục duy trì cường độ, di chuyển theo hướng Tây với tốc độ 10 - 15km/giờ. Dự kiến chiều tối 7/9, bão đổ bộ đất liền khu vực Bắc Bộ (từ Quảng Ninh đến Nam Định) với cường độ cấp 9 - 12, giật cấp 13 - 14. Do ảnh hưởng của bão số 3, từ sáng 7 đến ngày 9/9, thành phố Hà Nội có mưa to đến rất to và dông.
2024-09-06 19:30:00

Bão Yagi mạnh nhất 30 năm qua trên Biển Đông

Với cường độ cực mạnh, đạt cấp 16 và giật trên cấp 17, siêu bão Yagi (bão số 3) đã trở thành cơn bão mạnh nhất năm 2024 trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương
2024-09-06 16:51:33

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó khẩn cấp siêu bão số 3

Lúc 12h ngày 6/9, siêu bão Yagi mạnh cấp 16, cách Quảng Ninh khoảng 510km, dự báo trong 12 giờ tới, bão giảm xuống cấp 15.
2024-09-06 14:30:00
Đang tải...