Hà Nội xuất hiện nghệ thuật mới - nghệ thuật Trúc Chỉ tại phố cổ

2023-11-20 19:16:29 0 Bình luận
Chương trình giới thiệu về Nghệ thuật Trúc Chỉ và biểu diễn thời trang vừa diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật 22 Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

Nghệ thuật Trúc Chỉ là một loại hình nghệ thuật mới của Việt nam do Họa sỹ Phan Hải Bằng, giảng viên Đại học Nghệ thuật thuộc Đại học Huế cùng cộng sự nghiên cứu, sáng tạo nên. Bằng cách kết hợp nghề giấy thủ công truyền thống và nguyên lý của nghệ thuật Đồ họa; thuật ngữ kỹ thuật “trucchigraphy” đã ra đời và được sử dụng chính cho nghệ thuật Trúc Chỉ.

Nghệ thuật Trúc Chỉ cũng được trưng bay giới thiệu tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật 22 Hàng Buồm để công chúng có thể đến xem và trải nghiệm về loại hình nghệ thuật này

Xuất phát từ ý niệm làm cho Giấy có thêm khả năng thoát khỏi thân phận làm nền để trở thành một tác phẩm độc lập, tên gọi Trúc Chỉ do Nhà văn, Dịch giả Bửu Ý định danh vào năm 2012 với ý niệm sử dụng hình ảnh cây Tre như một biểu tượng của văn hóa và tinh thần Việt, theo đó Trúc Chỉ là danh từ để chỉ một loại giấy nghệ thuật mới của người Việt.

Trúc Chỉ sử dụng nhiều loại nguyên liệu khác nhau sẵn có tại các địa phương cho việc chế tác: rơm, tre, bèo, mía, chuối, cỏ… Nghệ thuật Trúc Chỉ có khả năng thích ứng cao với cả nghệ thuật thị giác và nghệ thuật ứng dụng.

Ông Nguyễn Quốc Hoàn - Phó Chủ tịch Thường trực UBND quận Hoàn Kiếm cho biết: Việc giới thiệu Nghệ thuật Trúc Chỉ và biểu diễn thời trang tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật 22 Hàng Buồm là một trong những hoạt động nằm trong chương trình Lễ hội thiết kế sáng tạo của quận Hoàn Kiếm. Lễ hội là dịp để khẳng định sức sống, sức sáng tạo của thành phố Hà Nội nói chung và quận Hoàn Kiếm nói riêng. 

Ông Nguyễn Quốc Hoàn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND quận Hoàn Kiếm phát biểu tại sự kiện

Bên cạnh đó, Lễ hội thiết kế sáng tạo năm 2023 cũng là động lực để khuyến khích hình thành cộng đồng sáng tạo kết nối đa lĩnh vực công nghiệp văn hóa như kiến trúc, nghệ thuật biểu diễn, thiết kế... tạo ra nền tảng để phát huy những giá trị văn hóa truyền thống".

Năm nay, chuỗi hoạt động nhân dịp kỷ niệm ngày Di sản Văn hóa Việt Nam của quận Hoàn Kiếm tập trung tại 6 địa điểm là Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội - 50 Đào Duy Từ; Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật 22 Hàng Buồm; Ngôi Nhà Di sản - 87 Mã Mây; Đình Kim Ngân - 42 Hàng Bạc; Trung tâm Thông tin Di sản Phố cổ - 28 Hàng Buồm; Đình Đồng Lạc - 38 Hàng Đào... 

Trong đó, điểm nhấn là các chương trình như Triển lãm Trúc Chỉ, chủ đề "Thắm"; Tọa đàm về ứng dụng chất liệu Tuồng trong đời sống đương đại; Biểu diễn âm nhạc truyền thống “Xưa - Mới hôm nay” của nhóm Đông Kinh Cổ Nhạc; Không gian giới thiệu Trà Việt, chủ đề “Ấm chén trà cụ trong không gian thưởng trà của người Hà Nội”; Trưng bày giới thiệu tranh dân gian Kim Hoàng và nghệ thuật Thư pháp, chủ đề “Mảng chạm”; Giao lưu văn hóa giữa các địa phương: Giới thiệu nghệ thuật gốm Bát Tràng - Hà Nội và gốm Đông Hòa - Phú Yên; Trưng bày, giới thiệu sản phẩm sơn mài Hanoia...

Họa sĩ Nguyễn Thế Sơn chia sẻ về Nghệ thuật Trúc Chỉ

Ngoài màn biểu diễn thời trang mang đậm nét truyền thống của NTK Vũ Việt Hà, công chúng Thủ đô cho thấy sự quan tâm không nhỏ tới nghệ thuật Trúc Chỉ được trưng bày trong khuôn viên 22 Hàng Buồm. Theo đó, nghệ thuật Trúc Chỉ đề cao và lan tỏa sự giao thoa giữa các giá trị truyền thống và hiện đại, phù hợp với tinh thần vận hành và phát triển của Thành phố Hà Nội - thành viên của mạng lưới Thành phố sáng tạo của UNESCO.

Họa sĩ Nguyễn Thế Sơn - Giám tuyển nghệ thuật của dự án chia sẻ: Nối tiếp những cuộc triển lãm đã từng thực hiện tại 22 Hàng Buồm, triển lãm Trúc Chỉ lần này như một sự nối dài các đối thoại giữa nghệ thuật với di sản trong lòng thành phố Hà Nội. Qua đó cho thấy các tác phẩm nghệ thuật được sử dụng một cách hiệu quả như thế nào để đưa di sản văn hóa đến gần hơn với công chúng, đặc biệt là những người trẻ.

Cũng theo Họa sĩ Nguyễn Thế Sơn, Nghệ thuật Trúc Chỉ đã phát triển rất nhanh, ngoài khả năng phát triển về nghệ thuật tạo hình thì Trúc Chỉ đã phát triển trở thành một doanh nghiệp và đã có những ứng dụng nghiên cứu trong nghệ thuật thiết kế…

 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Quảng Ninh: Hội nghị ứng dụng dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (AI)

Sáng 21/4, tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị ứng dụng dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (AI) phục vụ quản trị và phát triển bền vững tỉnh Quảng Ninh.
2025-04-21 14:38:43

Gieo mầm yêu thương, chắp cánh ước mơ cho trẻ khiếm thị

Hòa chung không khí kỷ niệm Ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4, Câu lạc bộ RB đã tổ chức một hoạt động giao lưu - nghệ thuật đặc biệt nhằm tôn vinh nghị lực của trẻ em khiếm thị và lan tỏa thông điệp yêu thương, sẻ chia đến cộng đồng. Sự kiện có sự tham gia của nhiều đại biểu, khách mời đặc biệt cùng sự đồng hành của các nhà tài trợ tâm huyết.
2025-04-21 14:22:58

SHB lãi gần 4.400 tỷ đồng quý I, đạt 30% kế hoạch năm, dự kiến tổng tỷ lệ cổ tức 2024-2025 là 36%

Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) vừa công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 với những dấu ấn tăng trưởng đầy ấn tượng, tiếp tục khẳng định sức bật nội tại mạnh mẽ với chiến lược phát triển được hoạch định đúng hướng, bài bản.
2025-04-21 09:41:23

Nhà giáo Trần Xuân Trà: Làm thơ là duyên nợ, là niềm vui của nghề dạy học

Là giáo viên dạy Văn, thầy giáo Trần Xuân Trà- Hiệu trưởng Trường THPT Xuân Trường B, tỉnh Nam Định rất say mê làm thơ. Thơ của thầy Xuân Trà luôn được đồng nghiệp, học trò, người thân yêu thích, chia sẻ nhưng chưa một lần in ấn, xuất bản. Trò chuyện với phóng viên Hòa Nhập, thầy hiệu trưởng cho rằng mình làm thơ là do duyên nợ, niềm vui, phản ánh đúng lòng mình, nhất là khi trải qua những “ngã rẽ” của nghề dạy học.
2025-04-21 08:58:15

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương thăm, động viên các khối tham gia diễu binh, diễu hành

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa dẫn đầu đoàn công tác đến thăm, tặng quà các khối tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước tại Trường Quân sự Quân khu 7 và công viên bến Bạch Đằng.
2025-04-20 22:43:40

Cụm di tích nhà Mạc tại Hải Phòng đón Bằng xếp hạng ‘Di tích quốc gia đặc biệt’

Cụm di tích Vương triều nhà Mạc (huyện Kiến Thụy) vừa được đón nhận Bằng xếp hạng “Di tích quốc gia đặc biệt”. Đây là kinh đô ven biển đầu tiên của nước ta, đã để lại dấu ấn lịch sử tốt đẹp giai đoạn nửa đầu thế kỷ XVI.
2025-04-20 09:57:15
Đang tải...