Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận khoản vay, thị trường bất động sản có khởi sắc?

2023-02-17 10:38:16 0 Bình luận
Sáng nay, 17/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc “tháo gỡ khó và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững”.

Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Lê Minh Khái, Trần Hồng Hà.

Dự hội nghị còn có lãnh đạo các Bộ: Xây dựng, Kế hoạch & Đầu tư, Tài nguyên & Môi trường, Tài chính, Công an, Tư pháp, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; hai Ủy ban Kinh tế, Pháp luật của Quốc hội; các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Về phía cộng đồng doanh nghiệp có Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh, các nhà phát triển bất động sản lớn, các chuyên gia về tài chính, bất động sản…

Năm 2022, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì 3 Hội nghị Toàn quốc về thúc đẩy thị trường BĐS; ban hành nhiều Chỉ thị, Công điện, Kết luận và Thành lập Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ để tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn của thị trường BĐS.  

Để tiếp tục thúc đẩy thị trường BĐS phát triển lành mạnh, bền vững, hôm nay, Chính phủ tổ chức "Hội nghị tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh và bền vững", thể hiện sự quan tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với lĩnh vực quan trọng này, nhằm đánh giá thực trạng của thị trường bất động sản, những khó khăn, vướng mắc; đề xuất giải pháp đối với lĩnh vực bất động sản và các lĩnh vực liên quan để thúc đẩy thị trường bất động sản tiếp tục phát triển lành mạnh, bền vững.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc Hội nghị - Ảnh VGP/Nhật Bắc

Theo ông Lê Hoàng Châu, thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cùng các bộ, ngành, địa phương đã có rất nhiều nỗ lực để thúc đẩy thị trường bất động sản (BĐS). Nỗ lực của Chính phủ thể hiện trong Nghị quyết 01 ngày 6/1/2023 về nhiệm vụ, giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và Chỉ thị 03 ngày 27/1/2023 về đôn đốc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm sau Tết Nguyên đán.

Năm 2022, Thủ tướng cũng đã có 4 công điện trong 4 ngày liên tiếp (13, 14, 15 và 16/12) để tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS, thị trường trái phiếu doanh nghiệp... bên cạnh đó là chỉ đạo về phát triển 1 triệu nhà ở xã hội… Những nỗ lực đó cực kỳ quan trọng, huy động các lực lượng vào cuộc để tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS.

Gỡ vướng về mặt pháp lý

Đối với vấn đề của thị trường BĐS hiện tại, Chủ tịch HOREA thống nhất nhận định, khó khăn lớn nhất là vướng mắc về mặt pháp lý, chiếm tới 70% các khó khăn. Vì vậy, tháo gỡ về mặt pháp lý là vấn đề đã được Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhận ra và từ đó ban hành Nghị quyết 18 ngày 16/6/2022 về sửa đổi Luật Đất đai và các luật liên quan như Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS.

Theo ông Lê Hoàng Châu, muốn tháo gỡ vướng mắc về mặt pháp lý, thì ngay từ bây giờ, phải kiểm soát và đảm bảo chất lượng của dự thảo các văn bản luật sửa đổi.

"Các dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi) hiện nay còn bề bồn, nhiều vấn đề cần được tiếp tục góp ý. Ngoài ra, cần sửa đổi một số điều của các luật có liên quan khác, bởi vì trong khi một số luật chưa được sửa đổi thì việc kết hợp sửa một số điều của các luật này sẽ đảm bảo pháp luật được đồng bộ, thống nhất", ông Lê Hoàng Châu đề xuất.

Thúc đẩy thị trường BĐS: Cần gỡ vướng về pháp lý, giúp doanh nghiệp tiếp cận khoản vay mới - Ảnh 1.

Chủ tịch HOREA Lê Hoàng Châu cho rằng, vướng mắc lớn nhất của thị trường BĐS hiện tại là vấn đề pháp lý

Ngoài ra, Chủ tịch HOREA cho rằng, trong thời gian chờ đợi các luật trên có hiệu lực (ngày 1/7/2024) thì Chính phủ cần ban hành các nghị định cực kỳ quan trọng để tháo gỡ ngay những vướng mắc của thị trường BĐS, đó là: Nghị định sửa đổi các nghị định về đất đai, Nghị định sửa đổi các nghị định liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng, Nghị định quy định về quy trình, thủ tục hành chính đầu tư xây dựng các dự án BĐS, nhà ở, đô thị để thống nhất về thủ tục hành chính ở trong toàn quốc.

Đối với Nghị định 65 về phát hành trái phiếu, ông Lê Hoàng Châu bày tỏ hoan nghênh Bộ Tài chính đã nỗ lực để lùi thời điểm áp dụng sang 1/1/2024. Tuy nhiên, ông Châu đề xuất lùi thêm đến 1/1/2025 để giúp thị trường giảm bớt khó khăn về thanh khoản.

"Bốn nghị định trên sẽ giúp giải quyết ngay những vấn đề trước mắt của thị trường BĐS. Chính phủ cần xem xét ban hành trong tháng 2/2023, chậm nhất là đầu tháng 3, vì tất cả các dự thảo nghị định này đã được chuẩn bị xong".

Ngoài ra, Chủ tịch HOREA cho rằng, việc giải quyết về mặt pháp lý có một phần trách nhiệm của địa phương. Lấy ví dụ, Nghị định 148 của Chính phủ về xử lý đất xen kẽ đã ban hành năm 2020, nhưng cho đến nay, nhiều địa phương vẫn chưa ban hành quy định về tách diện tích đất Nhà nước xen kẽ nằm trong dự án nhà ở thương mại để xử lý. Cùng với trách nhiệm của địa phương là trách nhiệm trong thi hành công cụ của cán bộ, công chức.

"Ngày hôm qua, UBND TPHCM trong buổi họp với HOREA đã xác định trách nhiệm của từng cá nhân, đơn vị trong giải quyết các hồ sơ vướng mắc của doanh nghiệp. Việc xác định đó rất quan trọng, bởi hiện nay, có hiện tượng sau khi nhận hồ sơ thì cán bộ, công chức, trước hết là tìm cớ để trả hồ sơ, nếu trả lại không được thì lại tìm cớ để trả hồ sơ qua cơ quan khác, khiến cho hồ sợ chạy lòng vòng, chậm được giải quyết. Vì vậy, vấn đề trách nhiệm thi hành công vụ phải được nâng cao", ông Lê Hoàng Châu cho hay.

Giúp doanh nghiệp tiếp cận khoản vay mới, tạo niềm tin cho thị trường

Cũng theo người đứng đầu Hiệp hội BĐS TPHCM, vướng mắc thứ hai là vấn đề tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp BĐS. Về vấn đề này, ông Lê Hoàng Châu đề xuất gia hạn trong phạm vi từ 12-24 tháng đối với các khoản vay tín dụng sắp đáo hạn để không bị chuyển qua nhóm nợ xấu nhóm 4 - nợ xấu không thu hồi được.

Cụ thể, Hiệp hội không đề nghị hỗ trợ cho những trường hợp doanh nghiệp có nợ xấu nhóm 4. Còn đối với nhóm nợ xấu nhóm 2 và nhóm 3 thì nên tạo cơ hội cho doanh nghiệp phục hồi và phát triển trở lại bằng cách tiếp cận được với khoản vay mới. Mà muốn doanh nghiệp tiếp cận được khoản vay mới thì phải cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ hiện tại, không chuyển thành nhóm nợ xấu hơn.

Doanh nghiệp đang ở khoản nợ xấu nhóm 2, hoặc nhóm 3 muốn có khoản vay mới thì phải đảm bảo đầy đủ thủ tục pháp lý; có tài sản bảo đảm; dự án có tính khả thi và doanh nghiệp có khả năng thanh toán tiền lãi lẫn hoàn trả nợ gốc. Ngoài ra, người mua nhà cũng cần được vay tiền để giải quyết bài toán thanh khoản cho thị trường.

Trong quan điểm của mình, ông Lê Hoàng Châu cho rằng, ngoài 2 vướng mắc lớn trên, cần giải quyết vấn đề trái phiếu doanh nghiệp; ổn định tâm lý thị trường; xử lý các dự án đang bị vướng mắc…

Cuối cùng, quan trọng không kém, theo Chủ tịch HOREA, chính là trách nhiệm của các doanh nghiệp BĐS. Các doanh nghiệp cần phải đồng hành, hợp tác với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong giải quyết các vướng mắc. Ngoài ra, phải có trách nhiệm tái cấu trúc lại chính doanh nghiệp, tái cơ cấu đầu tư, tái cơ cấu sản phẩm để chuyển hướng sang sản phẩm nhà ở hợp túi tiền; hưởng ứng chương trình 1 triệu căn nhà ở xã hội do Thủ tướng Chính phủ phát động; giảm giá nhà về thực chất, tạo điều kiện cho người mua nhà tiếp cận tín dụng.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Quận Đống Đa phát động thi viết báo bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Đảng ủy Khối doanh nghiệp quận Đống Đa hưởng ứng Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư, năm 2024 trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
2024-03-29 10:26:56

KUN Happy Run Cần Thơ 2024 - Sân chơi thể thao đỉnh cao, căng trào cảm xúc

Trước thềm giải chạy VPBank Can Tho Music Night Run 2024, sáng ngày 13/4, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), thương hiệu KUN thuộc CTCP Sữa Quốc tế (IDP) và Nexus Sport Events sẽ phối hợp tổ chức giải KUN Happy Run Cần Thơ 2024. Giải chạy nhằm lan tỏa tình yêu thể thao, truyền cảm hứng về lối sống nhân văn, tích cực đến các mầm non tương lai của đất nước.
2024-03-29 10:04:15

Du khách được ăn hơn 400 món tại Lễ hội văn hóa ẩm thực TP.HCM

Lễ hội Văn hóa ẩm thực Món ngon Saigontourist Group 2024 hấp dẫn với hơn 400 món ăn, thức uống đặc trưng ba miền tại 40 gian hàng ẩm thực.
2024-03-28 22:55:00

Thành lập Câu lạc bộ Thể thao người khuyết tật TP Thái Nguyên

Ngày 28/3, tại TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên; Hội Người khuyết tật TP Thái Nguyên tổ chức Lễ ra mắt Câu lạc bộ Thể thao người khuyết tật.
2024-03-28 17:48:00

Về thăm chùa cổ Kiên Lao - Sùng Phúc tự

Chùa Kiên Lao (Sùng Phúc tự) ở làng Kiên Lao, xã Xuân Kiên (Xuân Trường, Nam Định) là một trong những danh lam cổ tự của vùng đất “Địa linh, nhân kiệt”. Nơi đây Hòa thượng Thích Thiện Tri trụ trì là bậc hoằng pháp chân tu cùng Hội phật tử dốc lòng tâm huyết, luôn mang lại phúc lành cho mọi người dân và tín đồ phật tử muôn phương.
2024-03-28 16:04:55

Khám phá những đường chạy cực chất tại VPBank Can Tho Music Night Run 2024

Chính thức khởi tranh vào chiều tối 13/4, VPBank Can Tho Music Night Run 2024 sẽ đưa runner băng qua cung đường ấn tượng gắn kết với những địa danh đã đi vào huyền thoại của thủ phủ miền Tây Nam Bộ.
2024-03-28 13:59:17
Đang tải...