Hoa hậu Siêu quốc gia 2016: Trang phục dân tộc của Việt Nam tại sao gây tranh cãi?

2016-11-25 09:38:21 0 Bình luận
Trang phục dân tộc được Khả Trang mang đi dự thi tại Hoa hậu Siêu quốc gia 2016 đã "dậy sóng" với những ý kiến trái chiều được đưa ra.
Trong những lần “đem chuông đi đánh xứ người”, nhiều bộ trang phục dân tộc đậm nét văn hóa Việt Nam nói riêng và nét rất riêng của văn hóa Phương Đông nói chung đã làm bạn bè quốc tế “choáng ngợp” vì ấn tượng, vì ngưỡng mộ và cả thấy vô cùng thích thú, hào hứng. Và bản thân người đẹp đại diện cho nhan sắc Việt Nam vì thế cũng cảm thấy tự hào về trang phục dân tộc của mình.

Hoa hậu Siêu quốc gia 2016: Trang phục dân tộc của Việt Nam tại sao gây tranh cãi?
Trang phục dân tộc của người đẹp Khả Trang tại cuộc thi Hoa hậu Siêu quốc gia 2016.

Được biết, trang phục của Khả Trang tại cuộc thi Hoa hậu Siêu quốc gia - Miss Supranational (đang diễn ra ở Ba Lan và Slovakia) có tên là "Sen vàng Việt Nam" của NTK Lê Long Dũng, kết hợp giữa sự mạnh mẽ của cha Lạc Long Quân và mềm mại, thanh thoát của mẹ Âu Cơ, có tổng chiều cao lên đến gần 4m, đuôi áo dài hơn 3,5m, sải cánh 2m và có số cân nặng lên tới gần 45 kg.

Ngoài ra, phần váy và yếm của những cô gái Đông Sơn xưa kia còn được cách điệu thêm với dải băng chéo vai trang trí hoa văn sóng nước và đá pha lê. Thổ cẩm trang trí trải dài từ mũ nón đến chân và đuôi váy. Phần đội đầu là điểm nhấn cuối cùng và nón cao gần 2m với lông chim trĩ điểm xuyến với hoa tai bản to kết hợp với phụ kiện tay hoa sen tạo sự cân bằng với đuôi váy.

Thiết kế "Sen vàng Việt Nam" của NTK Lê Long Dũng chính là trang phục đơn thuần như bao "bộ cánh" khác được Khả Trang mang theo để dự thi cuộc thi Hoa hậu Siêu quốc gia 2016 chứ không phải là 'quốc phục' của Việt Nam. Trang phục này theo mong muốn của người thiết kế nhằm toát lên ý nghĩa về vẻ đẹp con người, văn hóa dân tộc, đậm đà bản sắc Việt Nam để giới thiệu, quảng bá về văn hóa của nước mình đến bạn bè quốc tế.

Hoa hậu Siêu quốc gia 2016: Trang phục dân tộc của Việt Nam tại sao gây tranh cãi?

Thế nhưng, bộ trang phục cầu kỳ, mang nhiều ý nghĩa như vậy lại bị "cư dân mạng" ném đá không thương tiếc. Rất nhiều người tỏ ra nghi ngại về tính bất lợi nếu như đại diện Việt Nam mặc tham dự cuộc thi như khó trình diễn, dễ bị vấp ngã. Thậm chí, không ít người cho rằng, bộ trang phục hơi hướng văn hóa Thái Lan, rườm rà, lòe loẹt. Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến cho rằng nên giữ nếp cũ mang áo dài đến các đấu trường nhan sắc quốc tế.

Độc giả Lưu Thủy bình luận, "Trang phục đẹp, phần thuyết minh rất có ý nghĩa nhưng không thể nói đây là trang phục truyền thống được. Nếu nói đây là một thiết kế thời trang thì mình còn chấp nhận, chứ bộ này đập vào mắt, chẳng ai thấy nét gì gọi là "truyền thống" của Việt Nam cả".

Đồng quan điểm đó, độc giả Phạm Đình Thanh cho biết, "Bộ trang phục này có ý tưởng từ truyền thống chứ sao gọi là trang phục truyền thống được, trang phục truyền thống của dân tộc nào Việt Nam mà hở hang sắt thép thế kia".

"Quốc phục nền tảng là áo dài! Từ đó cách tân sao cho đẹp! Cái áo này được cái tà dài! Phần trên giống áo yếm! Phần nón và các phụ kiện tay. Giống phục sức của mẹ " Âu Cơ"! Nên tôi thấy cần suy nghĩ lại về hai tiếng "quốc phục"!"- độc giả Sơn Thạch chia sẻ.

Hay như, độc giả Huỳnh Thiện Khang bình luận "Nếu gọi đây là quốc phục thì nhà thiết kế đã sai lầm. Đành rằng ý nghĩa qua phần thuyết minh. Tôi, và rất nhiều người sẽ không tán đồng đây là quốc phục".

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng không ít người thích thú với thiết kế "Sen vàng Việt Nam" của Lê Long Dũng. độc giả Phạm Văn Hải cho rằng, "thiết kế này có sự sáng tạo, độc đáo và mang đậm nét đặc trung nhất của nền văn hóa Việt". Cùng với đó, một cư dân mạng có tên Nguyễn Thị Thu Trang cũng thừa nhận, "trang phục dân tộc của Khả Trang rất ấn tượng, không chỉ đẹp mà còn nhiều ý nghĩa, chắc chắn bạn bè quốc tế sẽ làm nên chuyện".

Sau tất cả những bình luận, có lẽ, mọi người đang có sự nhầm lẫn giữa trang phục dân tộc và quốc phục của các mỹ nhân tại các đấu trường sắc đẹp quốc tế. Thực chất, trong các cuộc thi sắc đẹp, trang phục dân tộc mang đi dự thi không nhất thiết phải là quốc phục mà đơn giản đó là những bộ trang phục mang nét đặc trưng của mỗi quốc gia.

Hoa hậu Siêu quốc gia 2016: Trang phục dân tộc của Việt Nam tại sao gây tranh cãi?
Người đẹp Thái Lan mang thời trang "Xe tuk tuk" đến đấu trường sắc đẹp quốc tế và giành được giải cao.

Nhìn lại những bộ trang phục mà các thí sinh nước bạn mang đến tại các cuộc thi Hoa hậu sẽ thấy "Sen vàng Việt Nam" rất ấn tượng tại cuộc thi Hoa hậu Siêu quốc gia 2016. Cụ thể như, người đẹp Thái Lan đã có màn trình diễn ấn tượng trên sân khấu Hoa hậu hoàn vũ 2015 bằng bộ trang phục mang hình bóng chiếc xe 3 bánh Tuk Tuk nổi tiếng ở Bangkok.

Chiếc váy "Tuk Tuk Thailand" là thiết kế chiến thắng từ 356 mẫu khác trong cuộc thi Hoa hậu hoàn vũ Thái Lan 2015. Nó gồm một chiếc cánh sau lưng màu xanh mô phỏng mặt kính trước của xe Tuk Tuk và phần quây ngực là cụm đèn và tay lái.

Bộ trang phục này trước khi được mang đi thi Hoa hậu hoàn vũ quốc tế cũng là đề tài tranh luận ngay tại nước nhà Thái Lan. Một số ca tụng nó như là sáng tạo độc đáo nhưng một số nhà bình luận khác thì cho rằng nó hài hước trông giống như một bộ trang phục đến từ bộ phim Transformers, không phù hợp với tiêu chí cuộc thi. Và cuối cùng, chính thiết kế gây tranh cãi này đã mang lại chiến thắng cho Aniporn Chalermburanawong trong phần thi trang phục dân tộc.

Và rất nhiều người đẹp đến từ các quốc gia khác cũng diện những trang phục dân tộc bị đánh giá hết sức rườm rà, gây tranh cãi nhưng cuối cùng lại tạo được ấn tượng trên đấu trường sắc đẹp. Đó là hoa hậu Myanmar May Thaw mặc trang phục Kayan nổi tiếng với chi tiết vòng đồng đeo khắp chân, cổ. Hay như đại diện Indonesia giành giải Trang phục dân tộc tại hầu hết Big4 (chỉ trừ cuộc thi Hoa hậu Thế giới) với thiết kế có tên “Mythical Eyes on Barong”, nặng khoảng 27kg,...

Cũng giống như "xe Tuk tuk" của Thái Lan và nhiều trang phục dân tộc của các đại diện quốc gia khác, thiết kế "Sen vàng Việt Nam" được Khả Trang mang đi dự thi Hoa hậu Siêu quốc gia dù bị "ném đá", gây ra nhiều ý kiến trái chiều nhưng khả năng làm nên chuyện tại Hoa hậu Siêu quốc gia là không phải không có.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sáng 27/4, tại đường Lê Duẩn, Quận 1, TPHCM đã diễn ra Chương trình tổng duyệt cấp Nhà nước diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
2025-04-27 22:29:29

Ra mắt Trung tâm Báo chí phục vụ lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sáng ngày 27/4, tại Trụ sở Hội Nhà báo Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023-2025 (gọi tắt là Ban Chỉ đạo) ra mắt Trung tâm Báo chí Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
2025-04-27 21:42:17

Từ tấm bản đồ má Sáu đến Đại thắng mùa Xuân: Chuyện chưa kể của người trong cuộc

Chiến thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử sẽ mãi mãi là động lực tinh thần to lớn để Việt Nam kiên định, vững bước trên con đường mà Đảng và nhân dân ta đã chọn là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; tiếp tục công cuộc đổi mới, thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn cách mạng mới.
2025-04-27 17:32:33

Vũ Phong Cầm - Cựu chiến binh có tâm hồn nghệ sĩ

Quảng Ninh vừa khai mạc triển lãm 50 năm nền văn học nghệ thuật Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975-30/4/2025); Phim Tài liệu “Chuyện hai người lính” của đạo diễn Vũ Phong Cầm được trưng bày tại triển lãm này, những người bạn thời kháng chiến bảo, ông là Cựu chiến binh có tâm hồn nghệ sĩ.
2025-04-27 16:31:00

Sống mãi Tiểu đoàn 1 Long An trong mũi tiến công hướng Tây Nam Sài Gòn Xuân 1975

Thời gian đi nhanh quá. Mới 30 tháng 4 năm 1975 ngày nào đỏ rực rừng cờ giải phóng mà đã 50 năm trôi qua - một nửa thế kỷ đã lùi lại ! Tôi là một chiến sỹ của Tiểu đoàn 1 Long An anh hùng, năm ấy tóc xanh phới phới tuổi xuân, vác súng trung liên, đội bom đạn lội khắp chiến trường Long An đánh giặc, nay đã bạc trắng mái đầu. Ký ức của một thời chiến tranh khốc liệt vốn không thể nào quên lại ùa về dữ dội vẹn nguyên khi đơn vị tôi cùng cả tỉnh Long An và đất nước sắp tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4/2025.
2025-04-27 15:08:07

Vinh quang ngày Thống nhất: Về Thành cổ Quảng Trị, nước mắt tuôn trào

“K3 Tam Đảo còn - Thành cổ Quảng Trị còn, dù phải hy sinh đến người lính cuối cùng” lời thề quyết tử của cán bộ chiến sĩ Tiểu đoàn 3 - Tỉnh đội Quảng Trị là minh chứng hùng hồn cho khát vọng hoà bình của bao thế hệ chiến sĩ cách mạng, người dân Việt Nam.
2025-04-27 11:13:28
Đang tải...