Hưởng ứng “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”
Cho đến nay, gần 65 năm qua Tết trồng cây vẫn giữ nguyên được giá trị nhân văn ấy và mang ý nghĩa chính trị sâu sắc. Đồng thời góp phần quan trọng vào việc cải thiện đời sống của nhân dân vì sẽ mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực. Việc trồng cây, trồng rừng có tác dụng bảo vệ môi trường sinh thái là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta, làm phong cảnh sẽ ngày càng tươi đẹp hơn, khí hậu điều hòa hơn
Đáp lời kêu gọi của Bác, quân dân cả nước cứ đến Tết là lại tổ chức Tết trồng cây. Ngay cả hồi còn chiến tranh chống đế quốc Mỹ hết sức ác liệt và gian khổ, nhưng cứ đến Tết là các địa phương, Bộ, Ngành lại phát động Tết trồng cây, tạo nên một hoạt động rầm rộ, rộng khắp trên cả nước. Có thể nói Tết trồng cây là một Lễ Hội hiện đại vừa có ý nghĩa thiết thực, vừa nâng cao ý thức trách nhiệm cho mỗi người đối với môi trường sống và còn quan trọng hơn nữa, qua Tết trồng cây sẽ gắn kết các quan hệ, tạo ra sức mạnh đoàn kết, thực hiện mục tiêu sống lành mạnh cho đất nước.
Thượng tướng Tiến sĩ Nguyễn Huy Hiệu, nguyên Thứ trưởng Bộ quốc phòng, Viện sỹ Viện Hàn lâm Liên bang Nga, ông đã hưởng ứng lời kêu gọi trồng cây của Bác một cách tích cực. Đi đến đâu ông cũng đã trồng tặng cây đa búp đỏ, cây bồ đề ở nhưng địa phương nơi đặt chân đến, đặc biệt nhiều cây chính ông đã cất công xin tận Ấn Độ ở đất Phật, mang về ươm tại vườn nhà rồi mang đi trồng tặng. Các cây ông trồng thường tươi tốt, sum suê, tỏa bóng mát xuống cả một vùng rộng lớn. Đến nay, ông vẫn tiếp tục thực hiện lời dạy của Bác là “trồng cây”.
Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu luôn hưởng ứng lời kêu gọi trồng cây của Bác một cách tích cực.
Khi được hỏi ý nghĩa việc ông thường đến đâu cũng trồng cây, Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu nói rằng: “con người sống ở trên đời có ba việc nên làm, đó là: Thứ nhất là trồng cây có ý nghĩa; Thứ hai là viết một cuốn sách để lại cho đời. Và thứ ba là cứu người…Với cả 3 việc này ông đã làm, tuy nhiên việc trồng cây đáp lời kêu gọi của Bác, theo ông là ý nghĩa nhất. Việc làm đó không chỉ mang lại hiệu quả thiết thực nhãn tiền cho cuộc sống của con người hiện tại và tương lai, từ lợi ích 10 năm trồng cây, mà còn tạo ra môi trường sống tốt đẹp, định hướng ý thưc con người trách nhiệm với môi trường, cộng đồng và là một Lễ hội tập trung được nhiều người cùng thực hiện một việc duy nhất, đó là trồng cây. Một lễ hội văn hóa lành mạnh. Ông còn chậm rãi đọc câu Thơ chúc Tết xuân Kỷ Dậu - 1969 của Bác Hồ gồm sáu câu lục bát:
“Năm qua thắng lợi vẻ vang
Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to
Vì độc lập, vì tự do
Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào
Tiến lên! Chiến sĩ, đồng bào.
Bắc – Nam sum họp xuân nào vui hơn.”
Trong những ngày đầu năm mới Tết Nguyên Đán, việc hái lộc được nhiều người Việt Nam cho là một điều không thể thiếu, họ quan niệm rằng hái lộc sẽ mang về những điều may mắn,mang lộc chồi, mang sự sinh sôi nảy nở về nhà. Nhưng ông nói: “việc này phải hạn chế tối đa, chúng ta nên trồng nhiều cây sẽ có lộc, đừng hái lộc bẻ cành, tàn phá cây, ảnh hưởng môi trường thì còn đâu lộc nữa…”
Không chỉ trong những năm tháng chiến tranh, đến nay Việt Nam chúng ta vẫn có rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết, gần đây nhất là vấn đề môi trường, thiên tai. Vừa qua có những trận lũ lụt lịch sử, tôi rất hiểu vấn đè này, vì tôi đã có rất nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường. Tôi nghĩ rằng: đất nước Việt Nam có nhiều đồi núi nhưng hiện nay lại không thể làm tăng được màu xanh của rừng, mà số lượng còn có dấu hiệu suy giảm nghiêm trọng, những nơi rừng đầu nguồn, bảo vệ cây xanh tốt, trồng cây nhiều, giữ lại những cây cổ thụ thì sẽ giảm bớt đi hiện tượng lũ quét, làm cho người dân bớt chịu những hậu quả đáng thương.. Chính vì thế liên tục phải gánh chịu các trận lũ lụt, phá hủy đi hàng ngàn ha nông sản của bà con nông dân và thiệt hại cả về tính mạng con người. Vậy chúng ta phải làm gì để có thể cứu rừng? Hãy cùng chung tay bảo vệ môi trường cũng chính là một cuộc chiến mà tự mỗi người dân phải ý thức trách nhiệm như là một chiến sĩ trên mặt trận ấy…
Lời dạy của Bác Hồ về Tết trồng cây cũng đã gần 65 năm, càng ngày chúng ta càng thấy lời dạy của người giản dị, ngắn gọn, xúc tích, nhưng hết sức có ý nghĩa không chỉ cho hiện thực hôm nay mà mãi về sau, lời dạy đó sẽ làm cho đất nước ta thanh xuân mãi nếu Xuân về, mỗi chúng ta ý thức được việc trồng cây sẽ có ý nghĩa như thế nào cho chúng ta và con cháu chúng ta. Cứu rừng chính là cứu lấy cuộc sống của chúng ta. Trái đất không còn là hành tinh Xanh nếu thiếu đi rừng. Không có rừng thì chắc chắn rằng cuộc sống của con người chúng ta sẽ bị suy giảm và gặp phải nhiều những thiên tai từ thiên nhiên. Hưởng ứng việc bảo vệ rừng nhà nước đang triển khai 2 chương trình lớn đó là chương trình mục tiêu Quốc Gia ứng phó với biến đổi khí hậu và chương trình Quốc Gia về phòng chống thiên tai. Thực hiện chiến dịch phủ xanh đồi trọc, mỗi địa phương tự chủ động việc trồng rừng, trồng cây xanh lấp trống đồi trọc, hành động nhỏ tích cực của mỗi cá nhân hôm nay có thể sẽ giúp thay đổi đất nước và thế giới mai sau tốt đẹp hơn, VÂNG LỜI BÁC DẠY:
“Mùa Xuân là Tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng Xuân”
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.