Khởi sắc ở Thần Sa

2024-01-12 09:45:00 0 Bình luận
Xã Thần Sa, - địa danh thoạt nghe đã thấy toát lên sự hoang vu, hẻo lánh Đây là xã vùng cao của tỉnh Thái Nguyên, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, luôn thiếu thốn vật chất… Nhưng được sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và giúp đỡ của chính quyền địa phương đã có nhiều giải pháp phát triển kinh tế - xã hội được triển khai đồng bộ, miền quê này ngày càng khởi sắc.

Bản làng mẫu giữa núi rừng Thần Sa

Người dân xóm Xuyên Sơn, xã Thần Sa vẫn còn nhớ như in cái thời muốn về Thành phố thì phải vác xe đạp trên vai, leo núi từ nhà ra đến tận Cúc Đường, mất 20 km thì mới có thể ngồi lên yên xe để đạp. Nằm giữa núi rừng, sâu xa là thế, nên trước đây người dân trong xóm Xuyên Sơn sống theo kiểu tự cung tự cấp. Làm nhà tự xẻ gỗ ở trên rừng. Lợp ngói cũng tự xắn đất đổ khuôn, tự nung. Những thứ không thể làm ra, từ cái kim, sợi chỉ hay gói mì tôm chuyển từ thành phố vào đến bản đều có giá đắt gấp đôi. Nên sử dụng rất phải tằn tiện!

Cuộc sống của người dân xóm Xuyên Sơn chỉ bắt đầu thay đổi từ khi có Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Khai thác khoáng sản Thăng Long về hoạt động trên địa bàn xã Thần Sa. Đầu tiên là điện lưới theo công ty về đến bản thay thế cho các máy thủy điện hộ gia đình phập phù. Điện lưới khỏe giúp được bà con rất nhiều trong sản xuất và đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Kể từ năm 2008 đến nay đã tròn 13 năm, người dân xóm Xuyên Sơn sử dụng điện do công ty Thăng Long tài trợ miễn phí. Để đảm bảo nhân dân được sử dụng điện ổn định, công ty Thăng Long còn đầu tư riêng 01 trạm biến áp cho xóm Xuyên Sơn. Không phải dùng chung trạm với đơn vị. Nhờ có điện, đời sống của người dân đã được cải thiện lên rất nhiều.

Ngày 12/6/2023, không quản ngại khó khăn đi bộ hơn 10 km đường rừng, Lãnh đạo Công ty Thăng long đã đến động viên và lắp đặt miễn phí 2 bộ điện năng lượng từ mặt trời cho 2 gia đình ông Dương Văn Thọ và gia đình ông Ngọc Văn Lềnh. Đây là 2 gia đình đồng bào người Mông có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và sinh sống ở cuối xóm Ngọc Sơn – nơi chưa có điện lưới kéo vào.

Nhưng cái lợi lớn nhất thực sự làm thay đổi cuộc đời của các hộ dân xóm Xuyên Sơn đó chính là “con đường”. Chính vì không có đường nên xóm Xuyên Sơn bị cô lập giữa rừng trong suốt mấy chục năm. Cư dân trong xóm không thể tiếp cận với nền văn minh, khó khăn trong trao đổi hàng hóa với cộng đồng. Khi cả thế giới có thể hiển hiện trên một mặt phẳng của chiếc điện thoại thông minh, của băng thông internet thì người dân xóm Xuyên Sơn, xã Thần Sa vẫn bị bủa vây, cách ly bởi núi rừng. Nhận thức rõ được ý nghĩa, sự cần thiết của con đường nên cư dân xóm Xuyên Sơn cùng chính quyền xã Thần Sa đã đề nghị công ty Thăng Long tài trợ mở đường vào bản.

Một góc khu dân cư xóm Xuyên Sơn, xã Thần Sa (Võ Nhai).

Khi con đường bê tông chạy thẳng tắp vào đến cửa nhà thì cũng là lúc xóm Xuyên Sơn thực sự “lột xác”. Cột sóng internet theo con đường đã mang đến thật nhiều thông tin hữu ích. Thanh niên trong xóm theo con đường tìm ra thành phố làm công nhân, có công ăn việc làm, có tiền. Cuộc sống không còn phải phụ thuộc vào những buổi đi rừng, bữa no, bữa đói nữa.

Rồi người từ dưới xuôi lên kết nối giao thương. Cũng có những người bén duyên phận nên ở lại dựng vợ gả chồng. Người xuôi mang lên những nét văn hóa mới, hiện đại, bình đẳng. Con gái dưới xuôi không chấp nhận  "hủ tục" vợ thì lăn lưng trên đồng, còn chồng chỉ nằm nhà uống rượu. Vậy nên, đàn ông trong bản cũng phải học cách chia sẻ, gánh vác công việc. ”Thuận vợ, thuận chồng tát Biển Đông cũng cạn”, vợ chồng cùng bảo ban nhau làm ăn nên lại càng có của ăn, của để. Cứ thế, xóm Xuyên Sơn mỗi lúc một đổi thay. Không còn câu chuyện vác chiếc xe đạp khi xưa để ra phố thị nữa mà nhà nhà đều mua xe máy.

Mấy năm trước, không ai có thể tưởng tượng ở giữa núi rừng Thần Sa sẽ mọc lên một khu dân cư hiện đại được quy hoạch bài bản với đầy đủ hạ tầng: điện, đường, trường học, nhà văn hóa, khuôn viên cây xanh, bên hồ nước rộng hàng chục ha… Tại đây, mỗi căn hộ được thiết kế phân lô rộng 400 mét vuông, tựa như lô biệt thự trong khu đô thị “kiểu mẫu” có tầm nhìn “ view” hồ trị giá hàng chục tỉ ở ngoài Thành phố.

Vậy mà, khu dân cư “kiểu mẫu” ấy đã hình thành và đang chính thức đón những cư dân của xóm Xuyên Sơn, xã Thần Sa vào nơi ở mới. Đây thực chất là khu tái định cư mà công ty Thăng Long đứng ra hỗ trợ làm hạ tầng quy hoạch. Đến nay đã có gần 40 hộ nhận đất, dựng lại nhà ổn định đời sống. Gọi là nhà sàn i nhưng xung quanh có tường bao, có rãnh thoát nước, có quy hoạch vườn rau trong nhà gọn gàng. Không còn cảnh nuôi trâu, bò dưới gầm sàn nữa. Toàn bộ diện tích dưới gầm sàn được xây quây thành nhà ở chính đầy đủ công năng, phòng khách lát gạch men trắng, 2 phòng ngủ, khu nhà bếp, khu vệ sinh… Tất cả đều sang bóng như khách sạn. Phía trên, gia đình vẫn giữ không gian nhà truyền thống, kết cấu mở, luôn sẵn sàng cho các hoạt động cộng đồng.

Tổng Giám đốc Công ty Thăng Long, ông Nguyễn Huy Quý chia sẻ: Tại xã Thần Sa - nơi đơn vị đóng chân, cũng là xã miền núi đặc biệt khó khăn của huyện Võ Nhai, chúng tôi nhận thức sâu sắc rằng cần phải sẻ chia những khó khăn với địa phương. Chúng tôi luôn sẵn sàng, thậm chí còn chủ động đề xuất với chính quyền địa phương để hỗ trợ bà con, nhất là trong xây dựng nông thôn mới.

 

Những ngôi trường mở tương lai tươi sáng

Năm học 2022-2023 trở về trước, con em đồng bào dân tộc Tày, Mông, Dao ở các bản Khắc Kiệm, Bản Mông và Bản Lá học tại phân trường đặt tại bản Khắc Kiệm, đó là căn nhà cấp 4 nhỏ hẹp, thiếu lớp học nên chính quyền địa phương ngăn đôi nhà văn hóa của bản để làm hai lớp học; cơ sở vật chất thiếu thốn nên ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.

Chung tay, góp sức cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương chăm lo sự nghiệp giáo dục, từng bước nâng cao chất lượng dạy và học, ông Nguyễn Huy Quý, Tổng Giám đốc Thăng Long đã tài trợ kinh phí xây dựng, mua sắm toàn bộ cơ sở vật chất, như bàn, ghế phòng học; bàn, ghế phòng họp giáo viên, tủ đựng tài liệu, giường ngủ cho học sinh Trường Mầm non và Tiểu học Xuyên Sơn.

Trường được thiết kế đạt các tiêu chuẩn của ngành Giáo dục, thi công cẩn thận, giám sát chặt chẽ nên chất lượng tốt, đẹp mắt, đến nay việc xây dựng, lắp đặt trang thiết bị đã hoàn thành, các cô giáo mầm non háo hức trang trí lớp học, các cô giáo tiểu học kê bàn ghế các lớp học ngay ngắn, các tốp thợ tiến hành cọ rửa sân trường để bàn giao cho thầy và trò sẵn sàng khai giảng năm học mới vào ngày 5/9 tới đây.

Trường Mầm non và Tiểu học Xuyên Sơn gồm 3 khối nhà 2 tầng được xây dựng liên thông hình chữ U với 5 phòng học tiểu học, 4 phòng học mầm non được thiết kế khép kín, gồm phòng học, khu vực cất đồ dùng học tập, vui chơi và khu vực vệ sinh của các cháu sạch sẽ, thuận tiện.

Trường còn có các phòng họp giáo viên, thư viện, y tế, phòng ăn cho học sinh, 3 phòng ở công vụ giáo viên, nhà để xe, nhà bảo vệ, hàng rào, cổng xinh xắn. Nhìn tổng thể, ngôi trường này được thiết kế, xây dựng đẹp, sân trường rộng rãi, trang thiết bị được đầu tư mới, đồng bộ nên tạo cảm hứng dạy và học tốt.

Trường Mầm non và Tiểu học Xuyên Sơn được xây dựng ở vị trí trung tâm, không chỉ giúp con em đồng bào ở các bản Khắc Kiệm, Bản Lá, Bản Mông đi học gần nhà, thuận tiện mà còn thu hút con em các bản Thượng Kim, Hạ Kim về học, không phải đi bộ xa 3-4km đường mòn qua đồi núi để ra Phân trường Tân Kim học như trước. Đồng thời, học sinh tiểu học xóm Ngọc Sơn 2 cũng không phải đi xa gần 10km ra xã học nữa mà học ở ngay tại Trường Mầm non và Tiểu học Xuyên Sơn.

Cô giáo phụ trách Trường Mầm non và Tiểu học Xuyên Sơn Hà Thị Minh Bạch vui mừng nói: Vậy là ước mơ bao năm về một ngôi trường khang trang, bề thế, sạch đẹp với cơ sở vật chất đồng bộ, đạt chuẩn nay đã thành hiện thực ngay tại nơi trung tâm nhất của bốn bản thuộc diện sâu xa nhất của xã, tạo điều kiện cho con em đồng bào đi học thuận lợi, thúc đẩy nâng cao chất lượng dạy và học, thuận lợi cho việc huy động trẻ mầm non ra lớp với tỷ lệ cao, tạo nền tảng để trẻ bước vào lớp 1 với tâm thế tốt hơn.

Trường Mầm non và Tiểu học Xuyên Sơn khang trang, xinh xắn, cơ sở vật chất đồng bộ được đưa vào sử dụng từ năm học này, sự nghiệp giáo dục đối với con em đồng bào dân tộc Tày, Mông, Dao ở các bản Xuyên Sơn, Thượng Kim, Hạ Kim và Ngọc Sơn 2, 4 bản thuộc diện vùng sâu, vùng xa thuộc xã Thần Sa bước sang trang mới.

Trường Mầm non và Tiểu học Xuyên Sơn do ông Nguyễn Huy Quý tài trợ xây dựng, mua sắm đầy đủ cơ sở vật chất.

Với sự hỗ trợ của Nhà nước, doanh nghiệp và sự nỗ lực của bà con nhân dân, xóm Xuyên Sơn đã vươn lên, thay đổi diện mạo. Từ một xóm đặc biệt khó khăn với gần 100% hộ nghèo, cận nghèo vào hơn 10 năm trước, đến nay, Xuyên Sơn chỉ còn chưa đầy 10% hộ nghèo, cận nghèo (xóm hiện còn 4 hộ nghèo và 4 hộ cận nghèo).

Ông Lê Văn Thanh, Bí thư Đảng uỷ xã Thần Sa chia sẻ: Chúng tôi đánh giá cao sự hỗ trợ, đồng hành của Công ty Thăng Long với xóm Xuyên Sơn nói riêng và xã Thần Sa nói chung. Với địa phương còn nhiều khó khăn như Thần Sa, sự hỗ trợ này đặc biệt có ý nghĩa giúp bà con nhân dân địa phương ổn định cuộc sống đồng thời mở ra cơ hội thoát nghèo. Qua đó, phần nào giúp xóm vùng cao Xuyên Sơn và cả xã Thần Sa dần bắt kịp với địa phương khác.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Mỹ Đức (Hà Nội): Chủ động ứng phó với ngập úng sau bão số 3

Chiều 10/9, đồng chí Nguyễn Anh Dũng - TUV, Bí thư Huyện uỷ Mỹ Đức đã trực tiếp đi kiểm tra, nắm bắt tình hình và chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3 tại các xã Hợp Tiến, Hợp Thanh, An Phú là những địa phương có nguy cơ ngập úng sau bão. Đồng thời chỉ đạo các địa phương tập trung cao độ và huy động cả hệ thống chính trị khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất, đồng chí cũng nêu lên một số tình huống về công tác ứng phó khi nước lũ đổ về sau bão.
2024-09-11 15:43:00

Lũ trên sông Tích, sông Nhuệ, sông Hồng tiếp tục dâng cao

Mưa tiếp tục diễn ra trên diện rộng, mực nước nhiều sông lên cao. Tại nhiều địa phương trên địa bàn Hà Nội, công tác di dời người, tài sản vẫn đang được khẩn trương tổ chức.
2024-09-11 15:31:50

Ban hành Công điện số 92/CĐ-TTg về việc tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão

Ngày 10/9/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 92/CĐ-TTg về việc tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão.
2024-09-11 08:57:06

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dự Lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Chiều 10/9, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ phát động.
2024-09-11 08:00:00

Thủ tướng kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng chống lũ tại Bắc Giang

Ngày 10/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có buổi thị sát tình hình, kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó mưa lũ, thiên tai, cứu hộ, cứu nạn tại tỉnh Bắc Giang. Sau khi kiểm tra, tại trụ sở Thị ủy Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, Thủ tướng đã chủ trì cuộc họp trực tuyến kết nối với một số điểm cầu về công tác ứng phó mưa lũ, thiên tai, khắc phục hậu quả bão số 3, bảo đảm tính mạng, sức khỏe, an toàn, đời sống Nhân dân trên địa bàn các tỉnh.
2024-09-10 23:07:11

Tỉnh miền Trung phát động ủng hộ đồng bào phía Bắc khắc phục bão, lũ

Chiều 10/9, tỉnh Quảng Bình tổ chức lễ phát động ủng hộ đồng bào các tỉnh phía Bắc khắc phục hậu quả bão, lũ do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra.
2024-09-10 16:25:00
Đang tải...