Không để xảy ra điểm nóng buôn lậu, gian lận thương mại dịp Tết
2015-12-25 14:37:52
0 Bình luận
Hội nghị giao ban công tác phối hợp giữa các Chi cục Quản lý thị trường 19 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam 6 tháng cuối năm 2015 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2016, diễn ra ngày 25/12, tại Tiền Giang đã đưa ra định hướng kiên quyết không để xảy ra điểm nóng về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp Tết Nguyên đán Bính Thân 2016.
Đồng thời, cũng đưa ra định hướng trong 6 tháng đầu năm 2016, lực lượng quản lý thị trường các tỉnh, thành phía Nam sẽ tăng cường trao đổi, cung cấp thông tin về tình hình, phương thức, thủ đoạn, hàng hóa, đối tượng vi phạm; xây dựng quy chế phối hợp giữa các địa bàn giáp ranh để tổ chức thực hiện hiệu quả công tác kiểm tra, xử lý vi phạm.
Trong 6 tháng qua, Chi cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phía Nam tiếp tục duy trì công tác phối hợp phòng, chống, ngăn chặn tình trạng gian lận thương mại, sản xuất kinh doanh hàng hóa kém chất lượng, hàng giả, buôn lậu để phục vụ tốt cho người tiêu dùng; tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát thị trường ở những địa bàn giáp ranh.
Ông Đỗ Văn Phước, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang cho biết báo cáo của Chi cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam cho thấy tình trạng vận chuyển,buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam không diễn ra ồ ạt, công khai như trước đây, nhưng nhìn chung vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp.
Bên cạnh đó, tình trạng sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ngày càng diễn biến phức tạp, đang trở thành vấn đề gây bức xúc trong dư luận xã hội. Đặc biệt, các loại thực phẩm, thực phẩm chức năng, dược phẩm, mỹ phẩm giả còn ảnh hưởng trược tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng.
Trong 6 tháng cuối năm nay, Chi cục Quản lý thị trường 19 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam đã tổ chức kiểm tra 27.044 vụ, phát hiện 12.813 vụ, xử lý 10.624 vụ (những vụ vi phạm còn lại đang hoàn chỉnh hồ sơ xử lý), thu phạt hơn 91 tỷ đồng.
Trong số vụ vi phạm nhiều nhất là mặt hàng thuốc lá điếu nhập lậu, kinh doanh mỹ phẩm, dược phẩm, phân bón, thức ăn gia súc, thuốc thú y, không ghi đầy đủ nhãn mác, rượu, chất phụ gia… không đảm bảo chất lượng. Ở địa bàn các tỉnh như An Giang, Long An, Tây Ninh, Đồng Tháp và Thành phố Hồ Chí Minh tình hình buôn lậu, gian lận thương mại diễn biến phức tạp
Ông Nguyễn Trung Bính, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh cho biết thời gian gần đây, tình hình sản xuất, kinh doanh hàng giả là mỹ phẩm, thực phẩm chức năng và dược phẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh diễn biến khá phức tạp.
Qua 3 tháng (từ giữa tháng 7-10/2015) mở đợt cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, tập trung kiểm tra đối với 3 mặt hàng mỹ phẩm, thực phẩm chức năng và dược phẩm, Chi cục Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh đã kiểm tra 447 cơ sở, phát hiện 395 cơ sở vi phạm.
Qua đó đã tiến hành xử phạt 360 cơ sở, với số tiền hơn 5,1 tỷ đồng; tịch thu 919 đơn vị sản phẩm, buộc tiêu hủy 163.072 đơn vị sản phẩm và hơn 2.880kg, với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy hơn 3,7 tỷ đồng.
Tại hội nghị, các đại biểu đã nêu ra những khó khăn, tồn tại mà Chi cục Quản lý thị trường các địa phương cần phải tăng cường công tác phối hợp, kiểm tra, xử lý chặt chẽ trong thời gian tới. Đó là thủ đoạn của các đối tượng phạm pháp ngày càng tinh vi; trong khi đó mức xử phạt theo quy định còn quá nhẹ; công tác phối kết hợp giữa các ngành chức năng tại địa bàn chưa chặt chẽ, kịp thời./.
Trong 6 tháng qua, Chi cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phía Nam tiếp tục duy trì công tác phối hợp phòng, chống, ngăn chặn tình trạng gian lận thương mại, sản xuất kinh doanh hàng hóa kém chất lượng, hàng giả, buôn lậu để phục vụ tốt cho người tiêu dùng; tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát thị trường ở những địa bàn giáp ranh.
Ông Đỗ Văn Phước, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang cho biết báo cáo của Chi cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam cho thấy tình trạng vận chuyển,buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam không diễn ra ồ ạt, công khai như trước đây, nhưng nhìn chung vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp.
Bên cạnh đó, tình trạng sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ngày càng diễn biến phức tạp, đang trở thành vấn đề gây bức xúc trong dư luận xã hội. Đặc biệt, các loại thực phẩm, thực phẩm chức năng, dược phẩm, mỹ phẩm giả còn ảnh hưởng trược tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng.
Trong 6 tháng cuối năm nay, Chi cục Quản lý thị trường 19 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam đã tổ chức kiểm tra 27.044 vụ, phát hiện 12.813 vụ, xử lý 10.624 vụ (những vụ vi phạm còn lại đang hoàn chỉnh hồ sơ xử lý), thu phạt hơn 91 tỷ đồng.
Trong số vụ vi phạm nhiều nhất là mặt hàng thuốc lá điếu nhập lậu, kinh doanh mỹ phẩm, dược phẩm, phân bón, thức ăn gia súc, thuốc thú y, không ghi đầy đủ nhãn mác, rượu, chất phụ gia… không đảm bảo chất lượng. Ở địa bàn các tỉnh như An Giang, Long An, Tây Ninh, Đồng Tháp và Thành phố Hồ Chí Minh tình hình buôn lậu, gian lận thương mại diễn biến phức tạp
Ông Nguyễn Trung Bính, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh cho biết thời gian gần đây, tình hình sản xuất, kinh doanh hàng giả là mỹ phẩm, thực phẩm chức năng và dược phẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh diễn biến khá phức tạp.
Qua 3 tháng (từ giữa tháng 7-10/2015) mở đợt cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, tập trung kiểm tra đối với 3 mặt hàng mỹ phẩm, thực phẩm chức năng và dược phẩm, Chi cục Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh đã kiểm tra 447 cơ sở, phát hiện 395 cơ sở vi phạm.
Qua đó đã tiến hành xử phạt 360 cơ sở, với số tiền hơn 5,1 tỷ đồng; tịch thu 919 đơn vị sản phẩm, buộc tiêu hủy 163.072 đơn vị sản phẩm và hơn 2.880kg, với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy hơn 3,7 tỷ đồng.
Tại hội nghị, các đại biểu đã nêu ra những khó khăn, tồn tại mà Chi cục Quản lý thị trường các địa phương cần phải tăng cường công tác phối hợp, kiểm tra, xử lý chặt chẽ trong thời gian tới. Đó là thủ đoạn của các đối tượng phạm pháp ngày càng tinh vi; trong khi đó mức xử phạt theo quy định còn quá nhẹ; công tác phối kết hợp giữa các ngành chức năng tại địa bàn chưa chặt chẽ, kịp thời./.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Theo vietnamplus.vn