Kỷ niệm 30 năm Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em (1989-2019): Đảm bảo thực hiện quyền cho tất cả trẻ em
Công ước LHQ về Quyền trẻ em là một công ước quốc tế quy định các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của trẻ em. Các quốc gia phê chuẩn công ước này chịu ràng buộc của các quy định công ước này theo luật quốc tế. Cơ quan giám sát thi hành công ước này là Ủy ban quyền trẻ em LHQ bao gồm các thành viên từ các quốc gia trên khắp thế giới.
Công ước về Quyền trẻ em chứa đựng những ý tưởng sâu sắc: Rằng trẻ em không chỉ là một con người bé nhỏ thuộc về cha mẹ hoặc thuộc về người lớn trong quá trình trưởng thành của các em. Hơn hết, các em là con người, là cá nhân với những quyền của riêng mình. Công ước quy định tuổi thơ là thời kỳ đặc biệt, khác với giai đoạn trưởng thành của con người và giai đoạn này kéo dài đến 18 tuổi.Trong thời kỳ đặc biệt này, trẻ em cần được bảo vệ, được chăm sóc để lớn lên, được học tập, vui chơi để phát triển hết tiềm năng của mình. Công ước yêu cầu phải đảm bảo cho tất cả trẻ em không bị phân biệt đối xử dưới trợ, được chăm sóc và được lắng nghe, cũng như được tham gia vào các hoạt động bất kỳ dưới hình thức nào đều được hưởng các dịch vụ xã hội, được bảo vệ, được lớn lên trong môi trường an toàn, vệ sinh, được hỗ xã hội.
Trẻ em được pháp luật bảo vệ, được sống, được chăm sóc sức khỏe, được học tập những kiến thức và kỹ năng cần thiết (Ảnh minh họa - Internet)
Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em vào tháng 2 năm 1990. Trong suốt ba thập kỷ qua, những cam kết chính trị cũng như sự lãnh đạo mạnh mẽ của Nhà nước Việt Nam trong việc thực hiện quyền trẻ em đã giúp cải thiện cuộc sống hàng triệu trẻ em của đất nước. Ngày càng có nhiều trẻ em được pháp luật bảo vệ, được sống, được chăm sóc sức khỏe, được học tập những kiến thức và kỹ năng cần thiết ngay từ trường mầm non và được ưu tiên hưởng chính sách phúc lợi.
Ngay sau khi phê chuẩn Công ước CRC, Việt Nam đã ban hành Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm 1991 (được sửa đổi năm 2004) và sau đó được thay thế bằng Luật Trẻ em 2016. Đạo luật này là cơ sở pháp lý cơ bản cho việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở Việt Nam, bao hàm nhiều quy định quan trọng đảm bảo mọi trẻ em được phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và tinh thần.
30 năm qua, những điều được quy định trong Công ước LHQ về Quyền Trẻ em vẫn vẹn nguyên giá trị thực tiễn. Mặc dù đã đạt được những tiến bộ đáng kể, ở nhiều quốc gia, tuổi thơ của trẻ em vẫn còn bị đe dọa. Vẫn còn nhiều trẻ em chịu ảnh hưởng của xung đột vũ trang, bị tách rời khỏi cha mẹ, bị ảnh hưởng bởi mặt tiêu cực của sự phát triển của công nghệ số, sự biến đổi của môi trường, hoặc bởi di cư, đô thị hóa. Cho đến hôm nay, Công ước vẫn có giá trị kêu gọi đẩy mạnh thực hiện quyền trẻ em. Cần hành động mạnh mẽ hơn, trên phạm vi toàn cầu cũng như ở Việt Nam để không chỉ quyền của trẻ em được thực hiện mà các Mục tiêu Phát triển bền vững cho trẻ em, tăng cường bảo vệ trẻ em khỏi bị xâm hại, và đảm bảo giải quyết một cách có hiệu quả những nguy cơ vi phạm quyền trẻ em cùng cần được thực hiện.
Tình hình lao động trẻ em ở Việt Nam đang là mối quan tâm của toàn xã hội (Ảnh minh họa - Internet).
Hướng tới tương lai phát triển bền vững, giải quyết những thách thức dựa trên nguồn nhân lực cần bắt đầu từ trẻ em; bằng đầu tư vào các dịch vụ có chất lượng để trẻ em được sống khỏe mạnh, có dinh dưỡng tốt, được giáo dục và được bảo vệ một cách tốt nhất. Các nhà kinh tế học đã chứng minh đầu tư vào trẻ em mang lại nguồn lợi nhiều nhất về phát triển kinh tế, bảo đảm hòa bình và sự phát triển của xã hội.Vì vậy chúng ta cần phải cam kết và hành động khẩn trương, mạnh mẽ hơn nữa để bảo vệ và tăng cường quyền cho tất cả trẻ em ở Việt Nam, ngay trong hiện tại và cho các thế hệ tương lai.
Theo ước tính của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), toàn cầu hiện có 152 triệu lao động trẻ em từ 5 - 17 tuổi, trong đó 73 triệu trẻ em đang tham gia các công việc nguy hiểm, độc hại. Tại Việt Nam, báo cáo khảo sát quốc gia về lao động trẻ em năm 2012 cũng cho thấy, cả nước có khoảng 1,75 triệu trẻ em và người chưa thành niên tham gia vào lao động, trong đó có đến 32,4% các em làm việc kéo dài trên 42 giờ trong một tuần.
30 trôi qua nhưng những điều được quy định trong Công ước LHQ về quyền trẻ em vẫn có giá trị thực tiễn. Tuy nhiên, những thay đổi trên toàn cầu như: sự phát triển công nghệ số, biến đổi của môi trường, di cư ồ ạt đã làm thay đổi tuổi của trẻ em. Trẻ em phải đối mặt với những mối đe dọa mới xâm phạm quyền trẻ em song trẻ em có những cơ hội mới để thực hiện quyền của mình.
Ngày nay, chính phủ các nước trên thế giới đã tiến hành nhiều hoạt động hơn nữa để đảm bảo trẻ em được sống và phát triển, được bảo vệ khỏi những nguy cơ và được tham gia tích cực hơn vào xã hội. Bên cạnh đó cần nhìn nhận vào thực tế là còn một bộ phận không nhỏ trẻ em không được hưởng tuổi thơ trọn vẹn.
Ở Việt Nam, bảo vệ trẻ em vẫn còn là vấn đề cần hành động mạnh mẽ hơn. Điều quan trọng là Việt Nam cần đẩy mạnh khung pháp lý để phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Điều này bao gồm nâng độ tuổi trẻ em trong Luật trẻ em lên 18 tuổi để trẻ em có thể được hưởng lợi từ hệ thống bảo vệ trẻ em. Trẻ em phải được pháp luật bảo vệ khỏi mọi hình thức xâm hại, bao gồm cả bạo lực, trừng phạt thân thể, quấy rối hoặc bất cứ ình thức khiêu dâm trẻ em em hay xâm hại tình dục. Ngoài ra, để bảo vệ trr em, đặc biệt khỏi bạo lực và xâm hại tình dục, cần một hệ thống công tác xã hội mạnh hơn, có thể dmar bảo một mạng lưới dịch vụ hỗ trợ, bắt đầu từ phòng ngừa và can thiệp sớm tại cấp cơ sở, cho đến các dịch vụ chuyển gửi và bảo vệ trẻ em chuyên biệt.
Hội nghị công bố Báo cáo kết quả nghiên cứu “Điều chỉnh tuổi pháp lý của trẻ em Việt Nam lên dưới 18 tuổi” diễn ra ngày 30/8 vừa qua. (Ảnh: Internet).
Việt Nam đang đối mặt với “những thách thức ở chặng cuối cùng” trong việc không để lại phía sau bất cứ trẻ em hay người chưa thành niên nào. Để vượt qua thách thức này cần hành động mạnh mẽ và tăng cường đầu tư hơn nữa để giảm tử vong ở trẻ em và bà mẹ, phòng ngừa và điều trị trẻ suy dinh dưỡng thấp còi, cải thiện tiếp cận nước sạch và vệ sinh môi trường cho mọi trẻ em, đẩy mạnh giáo cục chất lượng và hòa nhâp. Đồng thời, những tác động của những vấn đè mới nổi trội như biến đổi khí hậu, ô nhiễm và những hiểm họa trên môi trường mạng cần phải được quan tâm giải quyết. Tất cả các vấn đề này đều liên quan đến thực hiện mục tiêu phát triển bền vững và cần phải giải quyết một cách dứt điểm thông qua các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.
Kỷ niệm 30 năm Công ước LHQ về Quyền trẻ em, nhìn lại những thành tựu đạt được, xác định những thách thức cần giải quyết và một lần nữa thể hiện cam kết bảo đảm thực hiện quyền cho tất cả trẻ em.
10 quyền cơ bản của trẻ em:
|
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.