Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Hội người mù Thừa Thiên Huế

2023-10-27 15:35:00 0 Bình luận
Ngày 28/10/1993, Hội Người mù Thừa Thiên Huế được thành lập theo quyết định số 1164/QĐ-UB của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, với mô hình đặc thù là Ban Chấp hành lâm thời, bỏ qua giai đoạn Ban vận động cùng với thời điểm Trung ương Hội phát động cuộc vận động “Năm củng cố và phát triển tổ chức Hội”.

Những ngày đầu mới thành lập, BCH tỉnh hội chỉ có tài sản duy nhất là ước mơ của những người mù có một tổ chức Hội để được học chữ, học nghề, có việc làm, thu nhập ổn định cuộc sống. Ngoài sự quyết tâm của tập thể Hội, của chính bản thân người mù, điều khẳng định cho sự phát triển của tổ chức Hội chính là nhờ vào các chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước. Chỉ thị số 51-CT/TW ngày 12/4/1989 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá VI)về việc giúp đỡ Hội Người mù Việt Nam, Luật Người khuyết tật đã được Quốc hội ban hành ngày 17/6/2010, Nghị quyết số 84/2014/QH13 đã phê chuẩn Công ước của Liên hiệp quốc về quyền của Người khuyết tật; nhiều Nghị định của Chính phủ, Thông tư của các Bộ, Ngành liên quan đến dạy chữ, dạy nghề, việc làm cho người mù đã tác động mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển của Hội Người mù Việt Nam trong đó có Tỉnh hội Thừa Thiên Huế. Cùng với sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của các cấp ủy Đảng, Chính quyền, Mặt trận, các Ban ngành, đoàn thể, các tổ chức, cá nhân hảo tâm, của toàn xã hội và với ước mơ, tinh thần đoàn kết, sự nỗ lực của cán bộ, hội viên trong 30 năm qua, Hội Người mù tỉnh Thừa Thiên Huế đạt được nhiều kết quả.

Quảng cảnh lễ kỷ niệm

Công tác tuyên truyền

Xác định công tác tuyên truyền, văn hóa, giáo dục là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục. Hội tổ chức các hội nghị tuyên truyền, phổ biến, quán triệt, giáo dục cán bộ, hội viên nâng cao ý thức chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng; kỷ cương, pháp luật của Nhà nước; chấp hành hương ước, quy ước nơi cư trú; Kịp thời nêu gương người tốt việc tốt, điển hình vượt khó vươn lên trong cán bộ, hội viên. Trong 30 năm qua, tỉnh hội đã thực hiện được 201 phóng sự, tài liệu và có hơn 2.253 tin bài được đăng phát trên sóng phát thanh, truyền hình; chuyển tải 14.950 tạp chí Đời mới của Hội Người mù Việt Nam đến các cơ quan, ban ngành để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xã hội hóa hoạt động hội.

Qua điều tra, khảo sát, đa số người mù có trình độ dân trí thấp, ít được học hành, nhất là những người mù trẻ, bị mù bẩm sinh. Trên cơ sở lớp học xóa mù chữ đầu tiên cho cán bộ hội được mở năm 1994 tại Trung tâm Nuôi dưỡng Xã hội An Hòa, Hội đã cử nhiều cán bộ, hội viên tham gia các khóa đào tạo giáo viên, cùng các các huyện hội trực điều tra, khảo sát nhu cầu học chữ, vận động xã hội đã mở được 84 lớp xóa mù chữ Braille cho 1.129 hội viên. Phối hợp với các tỉnh hội bạn Quảng Bình, Quảng Ngãi, Bình Thuận cử giáo viên của Hội dạy các lớp xóa mù chữ Braille cho hội viên. 

Ông Phan Ngọc Thọ Phó Bí Thư Thường Trực Tỉnh Uỷ phát biếu chúc mừng.

Hàng năm duy trì và tổ chức thành công hội thi kỹ năng đọc viết nhanh chữ Braille, hội thi tin học dành cho người mù. Việc tiếp cận và ứng dụng công nghệ thông tin dành cho người mù từng bước được áp dụng vào điều hành, quản lý và đưa vào chương trình dạy cho người mù tại tỉnh nhà có hiệu quả. Đã xây dựng thư viện với hơn 500 đầu sách chữ nỗi, chữ đen, trên 2500 báo băng, truyện nói phục vụ việc học, nghe, đọc của cán bộ, hội viên, học sinh Trung tâm Giáo dục Hướng nghiệp Trẻ em mù. Cấp phát 1184 Radio, Cassette, 110 đồng hồ nói…đến hội viên vùng sâu, vùng xa góp phần xóa đói thông tin.

Điều đáng quan tâm hơn, qua số liệu điều tra có gần 300 trẻ em mù nằm trong độ tuổi học đường. Phần lớn gia đình các em thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, cuộc sống các em phụ thuộc vào sự chăm sóc của gia đình, người thân. Với tình thương, trách nhiệmvà lòng quyết tâm của BCH tỉnh hội, ngày 20/11/1995 lớp học xóa mù chữ Braille với số lượng chỉ có 7 em chiêu sinh từ các huyện hội với những khó khăn từ cơ sở vật chất, trang bị giáo cụ, trợ học cụ đến giáo viên giảng dạy, ...  Cơ sở mượn tạm ngôi nhà 21 Yết Kiêu, Phường Thuận Hòa, Huế là tài sản của Ngân hàng Công thương để xóa mù chữ Braille, dạy phục hồi chức năng giúp các em làm quen với cuộc sống tự lập, tự sinh hoạt, phục vụ bản thân. Tháng 4/1998, cơ sở nuôi dạy trẻ em mù đã chuyển về nơi ở mới tại 180/1 Phan Bội Châu, phường Trường An và bước đầu triển khai cho năm học 1998-1999 và những năm tiếp theo.

Năm 2000, để phù hợp với yêu cầu phát triển, Hội đã lập đề án, xin ý kiến TW hội, các sở ban ngành và được UBND tỉnh ra quyết định số 1912/ QĐ- UB ngày 27/7/2000 về việc thành lập Trung tâm Giáo dục – Hướng nghiệp – Phục hồi chức năng trẻ em mù. 

Hoạt động của Trung tâm đã khẳng định được vai trò, hiệu quả trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, đào tạo và hướng nghiệp cho trẻ em mù. Đến nay, đã có 192 học sinh mù được tham gia đào tạo về văn hóa, hướng nghiệp, học nghề, tạo việc làm. Trong đó có 24 em đã tốt nghiệp Đại học, trung học chuyên nghiệp. 

Nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho hội viên, hội đã tổ chức các kỳ Liên hoan nghệ thuật quần chúng “Tiếng hát từ trái tim”, công diễn chương trình văn nghệ “Chung một Niềm tin”. Nhiều tiết mục văn nghệ của người mù tỉnh nhà đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong các cơ quan ban ngành, và người dân tỉnh nhà. Những cố gắng vượt bậc của hội viên trong tập luyện, thi đấu thể thao tại các hội thi, các kỳ Đại hội thể thao người khuyết tật toàn quốc, khu vực đã đạt những thành tích cao. Đã có 45 HCV, 20 HCB, 22 HCĐ, nhiều Bằng khen, giấy khen của các cấp, các ngành trao tặng thành tích về văn nghệ, thể thao cho hội viên tỉnh nhà. Điển hình có hội viên vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng ba, bằng khen của Thủ tướng Chính phủ có thành tích xuất sắc tại Đại hội thể thao Người khuyết tật khu vực.

Ông Nguyễn Văn Quỳnh - Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và Người khuyết tật Việt Nam, tặng hoa chúc mừng.

Bài học kinh nghiệm

Nhìn lại chặng đường 30 năm qua, Hội rút ra những bài học kinh nghiệm sau:

Hội luôn chú trọng đến xây dựng, củng cố và phát triển tổ chức, không ngừng đổi mới phương thức hoạt động, làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ các cấp hội. Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, minh bạch, tạo ra sự đồng thuận, đoàn kết trong toàn hội, là nội lực để phát triển hội. Cán bộ hội năng động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, có tâm huyết xây dựng Hội.

Hoạt động Hội có nội dung, mục đích, có chương trình, có kế hoạch, giải pháp thực hiện cho từng mục tiêu, từng giai đoạn, phù hợp tình hình thực tế của Hội.

Hội làm tốt công tác truyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng về việc giúp đỡ hội viên, từ đó nhận được sự quan tâm và tranh thủ được sự giúp đỡ, hỗ trợ của các cấp, các ngành tạo điều kiện chăm lo tốt hơn đời sống hội viên về mọi mặt. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin về gương điển hình tiêu biểu, gương vượt khó vươn lên trong cuộc sống của cán bộ, hội viên.

Định hướng thời gian tới

Qua 30 thành lập, hoạt động và phát triển, Hội Người mù Thừa Thiên Huế đã mang lại những kết quả có ý nghĩa, trước hết đó là việc đã làm chuyển biến nhận thức về trách nhiệm, hội viên đã nhận được sự quan tâm chăm sóc, giúp đỡ, tạo điều kiện của các cấp ủy Đảng, chính quyền, ban ngành, đoàn thể và xã hội. Kết quả lớn nhất là đã làm thay đổi nhận thức của chính hội viên, chính nhờ xóa được mặc cảm tự ti, sự vươn lên nên đời sống tinh thần được nâng lên và đời sống vật chất được cải thiện rõ nét. Nhân dịp kỷ niệm này, Hội xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Trung ương Hội Người mù Việt Nam, Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh, các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể cấp tỉnh, các cấp ủy Đảng chính quyền, mặt trận đoàn thể địa phương, các tổ chức, cá nhân hảo tâm trong và ngoài nước và sự chia sẻ của nhân dân tỉnh nhà. Trong thời gian tới, Hội mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm giúp đỡ hiệu quả hơn nữa để phong trào hoạt động của Hội người mù Thừa Thiên Huế thu được nhiều thắng lợi mới.

Ông Lê Văn Lộc, Uỷ viên thường vụ Trung Ương Hội Người Mù Việt Nam - Phó chủ tịch Hiệp Hội Doanh nghiệp của Thương binh và Người khuyết tật Việt Nam - Chủ tịch Hội Người Mù Tỉnh Thừa Thiên Huế, phát biểu báo cáo.

Để hoạt động hội tiếp tục phát triển, đời sống hội viên được nâng lên đòi hỏi BCH, BTV phải nỗ lực hơn nữa, chủ động bám sát chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, Nghị quyết của Tỉnh uỷ, HĐND, các chương trình mục tiêu của UBND tỉnh, các cuộc vận động của UBMT các cấp để làm kim chỉ nam và cụ thể hoá các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của tỉnh thành những nhiệm vụ cụ thể của hội để triển khai đồng bộ, sâu rộng, hiệu quả trong các cấp hội với những định hướng sau:

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xã hội hóa hoạt động để tranh thủ các nguồn lực phát triển tổ chức hội, chăm lo đời sống hội viên.

Chú trọng củng cố, duy trì, phát triển tổ chức hội từ tỉnh đến huyện, thị, thành hội, chi hội hiện có; thành lập chi hội, hội xã, phường, thị trấn trên địa bàn, kết nạp hội viên tham gia sinh hoạt hội. 

Quản lý tốt nguồn vốn vay QQGVVL, hội viên trong độ tuổi lao động có nhu cầu đều được vay vốn phát triển kinh tế gia đình. Phát triển thêm các cơ sở sản xuất dịch vụ, mở rộng các mặt hàng mới; phấn đấu doanh thu của các cơ sở sản xuất mỗi năm tăng trên 10% , thu nhập của người lao động đạt mức lương cơ sở trở lên. 

Tiếp tục điều tra, khảo sát, nắm bắt tình hình đời sống hội viên, đề xuất các cấp ủy Đảng, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các ngành chức năng, kết hợp vận động  giải quyết xây dựng nhà đại đoàn kết, nhà tình thương, sửa chữa nhà ở, 100% hội viên trong diện được hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước; phấn đấu tỷ lệ hội viên hộ nghèo mỗi năm giảm được từ 1,5 % trở lên.

Trên đây là báo cáo kết quả đạt được qua 30 năm thành lập và phát triển Hội Người mù tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong thời gian tới, cán bộ, hội viên tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, khắc phục khó khăn, quyết tâm nỗ lực phấn đấu hơn nữa thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ kính yêu “Tàn nhưng không phế”, đưa tổ chức hội ngày càng phát triển vững mạnh, thiết thực trong việc chăm lo đời sống hội viên vươn lên về mọi mặt, góp phần thực hiện chủ trương giảm nghèo bền vững của Đảng, Nhà nước, thực hiện thắng lợi mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Quảng Ninh: Hội thảo khoa học thúc đẩy động lực tăng trưởng phát triển kinh tế di sản của Quảng Ninh

Ngày 21/12, tại huyện Vân Đồn, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Hội đồng Lý luận Trung ương và Tỉnh ủy Quảng Ninh đồng tổ chức Hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thúc đẩy động lực tăng trưởng mới - góc nhìn từ thực tiễn phát triển kinh tế di sản của tỉnh Quảng Ninh”.
2024-12-21 19:31:32

80 năm Quân đội Nhân dân Việt Nam: Truyền thống hào hùng, sự nghiệp vẻ vang

Sáng 20/12, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024).
2024-12-21 08:00:00

Triển Lãm Quốc phòng Quốc tế 2024: “Nâng tầm quốc phòng Việt Nam lên một bước mới”

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế 2024 đã chính thức khai mạc, thu hút sự chú ý của hơn 50 quốc gia trên thế giới, trong đó có nhiều cường quốc quân sự lớn như Mỹ, Nga, Trung Quốc, Đức, Ấn Độ, Israel... Sự kiện này không chỉ là một dịp quan trọng để giới thiệu và trưng bày các thành tựu công nghiệp quốc phòng, mà còn mang tầm vóc quốc tế, thể hiện sự vươn lên mạnh mẽ của Việt Nam trong lĩnh vực quốc phòng.
2024-12-21 02:34:58

Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc

Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết "Quân đội nhân dân Việt Nam - niềm tự hào dân tộc"
2024-12-20 19:10:00

Vị thế, uy tín của Quân đội nhân dân Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng nâng cao

Vai trò của đối ngoại quốc phòng đang ngày càng được đẩy mạnh trong thời kỳ hội nhập sâu rộng, góp phần nâng cao vị thế và tầm vóc của Quân đội nhân dân Việt Nam trên trường quốc tế. Thượng tướng, Viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã có những chia sẻ với Tạp chí điện tử Hoà Nhập về chủ đề "Vị thế, uy tín của Quân đội nhân dân Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng nâng cao".
2024-12-20 14:58:22

HABECO: Biến khó khăn, thách thức thành cơ hội

Bối cảnh khó khăn, thách thức của môi trường kinh doanh đang được Tổng công ty cổ phần Bia-Rượu-Nước giải khát Hà Nội (Habeco) chuyển hóa thành những cơ hội, động lực để đổi mới và phát triển. Qua đó giúp mở ra triển vọng đầy hứa hẹn khi ngành bia vượt qua khó khăn và hồi phục tăng trưởng.
2024-12-20 10:45:41
Đang tải...