Kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2017): Viết tiếp bản hùng ca bất diệt

2017-07-26 22:25:17 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Thời gian cứ trôi… Tháng Bảy lại về theo mỗi độ! Tháng Bảy năm nay cả nước ta lại bâng khuâng, kính cẩn nghiêng mình trước Anh linh của các Anh hùng Liệt sỹ đã ngã xuống vì nền Độc lập - Tự do của Tổ quốc.

70 năm qua từ ngày 27-7-1947, tại xã Hùng Sơn (huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) đã diễn ra cuộc mít tinh với sự tham dự của khoảng 2000 người. Tại cuộc mít tinh, đại diện Cục Chính trị Quân đội Quốc gia Việt Nam đọc thư của Hồ Chủ tịch gửi Ban Thường trực của Ban Tổ chức ngày Thương binh toàn quốc. Trong thư có đoạn Bác viết: “… Thương binh là những người đã hi sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ đồng bào, vì lợi ích của Tổ quốc, của đồng bào… Vì vậy, Tổ quốc và đồng bào phải biết ơn, phải giúp đỡ những người con anh dũng ấy”.


“… Tôi kính cẩn nghiêng mình trước linh hồn các nữ liệt sỹ đã hy sinh cho Tổ quốc…” (Trong thư gửi phụ nữ nhân ngày 8/3/1952, của Bác Hồ). - Ảnh: Internet


Đất nước ta, với bề dày bốn ngàn năm là lịch sử dựng nước và giữ nước. Những người con ưu tú của đất mẹ anh hùng đã luôn một lòng quyết bảo vệ Tổ quốc, gìn giữ bờ cõi non sông đất nước. Đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” trở thành những bài ca bất tử của những người con ưu tú, bất khuất, kiên cường đã anh dũng hy sinh vì độc lập, tự do cho dân tộc, vì sự toàn vẹn lãnh thổ. Truyền thống ngàn đời của dân tộc - đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”… đã hun đúc nên khí phách con người Việt Nam trọng đạo lý, luôn tỏ lòng hiếu nghĩa bác ái, khắc ghi những công lao to lớn của thế hệ cha anh đi trước. Đó là những anh hùng liệt sỹ, những thương binh, bệnh binh đã không tiếc máu xương chiến đấu cho độc lập dân tộc, đến ngày hôm nay, những thương binh “tàn nhưng không phế” vẫn là những chiến sỹ kiên trung trên mặt trận xây dựng quê hương đất nước.

70 năm đã đi qua, kể từ ngày thương binh toàn quốc khởi đầu thành phong trào trên cả nước ngày 27-7-1947, đất nước đã trải qua ba cuộc chiến tranh đầy gian nan, vất vả nhưng thắng lợi rất vẻ vang. Hàng vạn người con yêu của Tổ quốc đã anh dũng hy sinh trên các chiến trường đánh giặc ở trong nước và làm nghĩa vụ quốc tế vẻ vang. Hàng vạn cán bộ, chiến sỹ đã gửi lại một thời thanh xuân và một phần xương máu ở các chiến trường, khi về hậu phương vẫn ngời sáng phẩm chất “Bộ đội cụ Hồ”, một lòng tận trung với nước, tận hiếu với dân, bền bỉ hành quân vào công cuộc đổi mới đất nước. Biết bao người mẹ, người vợ, người chị, người em một đời thờ chồng, nuôi con, đêm đêm vẫn ngóng trông về các nẻo chiến trường ngày xưa trên cả nước, chờ một tin vui khi biết phần mộ người thân chôn cất ở nơi nào để mong một ngày đưa hài cốt họ về quê cha, đất tổ.



Thế hệ hôm nay luôn khắc ghi công ơn của các Anh hùng đã hy sinh xương máu vì tổ quốc và nguyện viết tiếp bản hùng ca bất tử.


Trân trọng và biết ơn những người hy sinh vì Tổ quốc, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn giành những tình cảm đặc biệt đối với những người hy sinh vì nước, đối với liệt sỹ, thương binh, coi đó là việc làm không phải chỉ của những người đang sống hôm nay mà còn là nhiệm vụ của các thế hệ kế tiếp. Ngày 27-7 hàng năm được xác định là hòn đá tảng của tâm hồn đất Việt để xem xét đạo lý sống của mỗi người khi ngày thanh bình đang chan hoà trên mỗi xóm phố, làng quê của Tổ quốc.

Một Cựu chiến binh từng thốt lên: “Tổ quốc Việt Nam giang sơn hùng vĩ, trời rộng mở thanh bình, đất nước màu bình dị, chiến tranh đã qua đi, tổ quốc thanh bình sao các anh không trở lại?! Các anh đang ở đâu từ Ba Gia, Bình Giá, Bàu Bàng. Từ Cửa Tùng hay Cửa Việt hay lặng lẽ nơi bờ sông Thạch Hãn... Bạt ngàn trên đỉnh Trường Sơn hay ở đảo xa xôi muôn trùng sóng vỗ? Các anh dù có tên hay chưa có tên trên mộ, các anh đều là con cháu Bác Hồ. Dù các anh đã về quê hay chưa về quê đều là công dân nước Việt, có đồng chí mấy chục năm rồi trên mộ chưa được một nén hương thơm… Chúng tôi thắp nén hương thơm mang trong tim ngọn lửa đời đời ơn Đảng, uống nước nhớ nguồn cho đời làm điểm tựa.... Chúng tôi nguyện góp sức chung lưng nghĩa khí người xưa tiếp nối...”.

Giờ đây chiến tranh đã lùi vào dĩ vãng nhưng mỗi tấc đất của quê hương đã chứa đựng tâm hồn và thể xác của các anh, để bây giờ cả dân tộc được sống trong hòa bình, ấm no và hạnh phúc. Kính dâng lên các anh vòng hoa nghĩa tình tại nghĩa trang liệt sĩ, những ngọn nến lung linh sẽ được thắp lên thể hiện lòng tri ân sâu sắc nhất của thế hệ hôm nay đến những người đã chiến đấu hết mình cho Tổ quốc Việt Nam thân yêu. Thế hệ hôm nay và mai sau sẽ mãi mãi khắc ghi và nhớ ơn các Anh và nguyện viết tiếp bản hùng ca bất diệt.

Tháng 6-1947, tại xóm Bàn Cờ, xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, đại biểu của Tổng bộ Việt Minh, Trung ương Hội Phụ nữ Cứu quốc, Trung ương Đoàn Thanh niên Cứu quốc, Cục Chính trị Quân đội Quốc gia Việt Nam, Nha Thông tin Tuyên truyền và một số tỉnh đã họp hội nghị bàn thực hiện chỉ thị của Hồ Chủ tịch về chọn ngày kỉ niệm thương binh liệt sĩ và bảo vệ công tác thương binh liệt sĩ. Hội nghị đã quyết định lấy ngày 27-7-1947 làm ngày Thương binh toàn quốc. Chiều ngày 27-7-1947, tại xã Hùng Sơn (Đại Từ, Thái Nguyên) đã diễn ra cuộc mít tinh với sự tham dự của khoảng 2000 người. Từ năm 1947 trở đi, ngày Thương binh được tổ chức thường kì mỗi năm. Hàng năm đến ngày 27-7, Hồ Chủ tịch thường xuyên gửi thư thăm hỏi, động viên các thương binh, gia đình liệt sĩ và kêu gọi toàn xã hội phải biết ơn và hết lòng giúp đỡ, chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ. Sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân pháp kết thúc thắng lợi, đến năm 1955, Đảng và Nhà nước ta đã quyết định đổi ngày Thương binh 27-7 thành ngày Thương binh - Liệt sĩ.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và dấu ấn chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” gắn liền với tên tuổi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị Tổng Tư lệnh xuất chúng, người đã thấm nhuần chỉ đạo của Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh, với tư duy sắc sảo, bản lĩnh của người cầm quân, đã đưa ra quyết định quan trọng, chuyển từ phương châm “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đi tới thắng lợi cuối cùng cũng chính từ bước ngoặt quan trọng này. Tài thao lược quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được cả thế giới biết đến và ngưỡng mộ.
2024-05-07 14:41:26

Hình ảnh cuộc diễu binh sống dậy ký ức 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ vào sáng 7/5 tại Sân vận động tỉnh Điện Biên với cuộc diễu binh khí thế ngút trời.
2024-05-07 11:42:59

Người dân đội mưa chen kín quanh SVĐ dự Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, hàng nghìn người dân đứng dưới mưa để chứng kiến lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Cơn mưa nặng hạt không làm ảnh hưởng nhuệ khí ngút trời của lực lượng diễu binh cũng như người dân Điện Biên và du khách.
2024-05-07 09:43:23

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Bước ngoặt trong cuộc kháng chiến chống Pháp

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, chiến thắng Điện Biên Phủ là một trong những đỉnh cao chói lọi, một kỳ tích vẻ vang của thời đại Hồ Chí Minh. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng vĩ đại nhất, giáng đòn quyết định tạo bước ngoặt lịch sử làm thay đổi hẳn cục diện chiến tranh giữa ta và địch, trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
2024-05-07 08:48:42

Ông cụ 75 tuổi lên Nghĩa trang Liệt sỹ Điện Biên thăm bố dịp Kỷ niệm 70 năm

Những ngày này, Đồi A1 lịch sử ở phường Mường Thanh, TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, nơi từng diễn ra những trận đánh ác liệt có tính quyết định chiến dịch Điện Biên Phủ, hoa phượng đỏ thắm như máu của hàng nghìn chiến sĩ đã ngã xuống.
2024-05-07 06:05:00

SHB là đại diện ngân hàng Việt Nam đầu tiên, duy nhất giành cú đúp giải thưởng tại DIGITAL CX AWARDS 2024

SHB giành cú đúp giải thưởng “Trải nghiệm trên nền tảng số nổi bật nhất – hạng mục Nền tảng quản lý dòng tiền” và “Áp dụng công nghệ tốt nhất cho trải nghiệm số” tại Lễ trao giải Digital CX Awards 2024.
2024-05-06 15:28:07
Đang tải...