Lãi suất điều hành tăng, tạo áp lực tăng lãi suất cho vay

2022-09-29 15:07:03 0 Bình luận
Từ ngày 23/9, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) áp dụng các mức lãi suất điều hành mới. Dù vẫn cố gắng giữ ổn định lãi suất cho vay để hỗ trợ nền kinh tế phục hồi sau đại dịch, song lãi suất cho vay vẫn chịu áp lực nhất định.

Cần thiết điều chỉnh tăng lãi suất

Ngay sau khi FED thực hiện tăng lãi suất, NHNN đã ban hành các quyết định điều chỉnh lãi suất điều hành (lãi suất tái chiết khấu, tái cấp vốn và lãi suất cho vay qua đêm) và điều chỉnh tăng thêm 1%/năm đối với lãi suất tiền gửi loại kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng và 0,3%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn đến dưới 1 tháng. Đây là lần tăng lãi suất đầu tiên kể từ năm 2020.

 Giao dịch khách hàng vay tiền tại Vietinbank An Giang. Ảnh Trọng Triết

Trong bối cảnh nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang tiếp tục tăng lãi suất để kiềm giữ lạm phát, là một nền kinh tế hội nhập, có độ mở tương đối lớn, việc điều chỉnh tăng lãi suất của NHNN là khách quan và phù hợp.

Bên cạnh đó, việc nhiều đồng tiền mạnh của một số nền kinh tế lớn mất giá so với đồng USD đã tác động và gây áp lực lớn với tỷ giá trong nước. Đặt trong mối liên hệ lãi suất – tỉ giá - lạm phát, với yêu cầu về ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, để giảm bớt áp lực lên tỉ giá, cũng như kiềm giữ lạm phát, thì cần thiết phải điều chỉnh tăng lãi suất điều hành và lãi suất tiền gửi kì hạn dưới 6 tháng và không kì hạn.

Việc điều chỉnh tăng lãi suất điều hành và các mức lãi suất đối với loại tiền gửi dưới 6 tháng ngoài việc thực hiện và đạt được mục tiêu chính sách tiền tệ của NHNN, còn tác động đến quá trình khai thác và sử dụng vốn của các tổ chức tín dụng theo hướng tiếp tục thu hút nguồn tiền gửi, để đáp ứng nhu cầu vốn cho phục hồi và tăng trưởng kinh tế.

Việc tăng lãi suất điều hành của NHNN là cần thiết và sẽ giúp hạn chế áp lực lên tiền đồng. Tuy nhiên, việc tăng lãi suất điều hành sẽ gây áp lực lên chi phí huy động vốn của các ngân hàng thương mại (NHTM). Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, NHNN tăng lãi suất điều hành và lãi suất huy động, nhưng lại cố gắng giữ ổn định lãi suất cho vay để hỗ trợ nền kinh tế phục hồi sau đại dịch.

Ngân hàng nâng lãi suất huy động

Sau khi trần lãi suất tiền gửi ngắn hạn được NHNN điều chỉnh từ 4% lên 5%/năm, hàng loạt NHTM đã đưa ra biểu lãi suất huy động ngắn hạn mới theo thay đổi này, mặc dù trước đó, một số NHTM đã nhiều lần tăng mạnh lãi suất huy động ở hầu hết kỳ hạn. Cụ thể, tại ACB, với kì hạn 1- 3 tháng, ACB áp dụng mức tối đa cho phép là 5%/năm (riêng kì hạn 1 tháng với tiền gửi dưới 100 triệu đồng là 4,9%/năm).

Không chỉ tại các kì hạn ngắn, lãi suất huy động các kì hạn dài trên 6 tháng cũng được ACB đồng loạt tăng từ 0,3-0,5 điểm %. Trong đó, lãi suất cao nhất mà ngân hàng niêm yết đã lên tới 7,3%/năm áp dụng cho kì hạn 36 tháng đối với khách hàng ưu tiên và 7,2%/năm cho khách hàng thường (kì hạn 36 tháng). Tương tự, SHB cũng niêm yết biểu lãi suất mới. Theo đó, với các kì hạn 1-5 tháng, SHB áp dụng mức lãi suất dao động từ 4,2-4,9%/năm. Kì hạn 6-8 tháng, mức lãi suất cao nhất là 6,2%/năm; kì hạn 18-36 tháng từ 7,1-7,35%/năm.

Biểu lãi suất tiền gửi áp dụng cho khách hàng cá nhân từ ngày 23/9 của SCB đã được điều chỉnh tăng mạnh ở các kì hạn ngắn dưới 6 tháng. Trong đó, lãi tiền gửi không kì hạn tại ngân hàng này đã tăng từ 0,2%/năm lên kịch trần 0,5%/năm. Lãi tiền gửi kì hạn 1 - 5 tháng trước đó được SCB trả lãi suất ở mức 4%/năm nay cũng tăng lên 4,9%/năm với kì hạn 1 tháng và kịch trần 5%/năm với kỳ hạn 2 - 5 tháng.

KienlongBank cũng vừa công bố biểu lãi suất các kì hạn từ 1-5 tháng, mức lãi suất huy động sau điều chỉnh tăng kịch trần lên đến 5% so với mức 4% ở chu kì trước. Đáng chú ý hơn, với các khoản tiền gửi không kì hạn và dưới 1 tháng, KienlongBank cũng điều chỉnh tăng 0,3% lên đến 0,5%.

Tương tự, VietCapital Bank cũng nhanh chóng áp dụng mức trần lãi suất 0,5% cho kì hạn dưới 1 tháng; 5% cho các kì hạn 1-5 tháng; Ngân hàng này cũng là một trong những ngân hàng có biểu lãi suất các kì hạn dài tương đối cao: 7,3%/năm đối với kì hạn 12 - 18 tháng và 7,5%/năm với kì hạn 24 tháng, áp dụng cho tiền gửi online.

Trong khi đó, tại các ngân hàng lớn như Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank, lãi suất huy động cao nhất vẫn ở dưới 6%/năm. Ở các kì hạn 1 - 5 tháng, những ngân hàng này cũng chỉ niêm yết 3,1 - 3,4%/năm, thấp hơn nhiều so với mức tối đa.

Theo nhiều dự báo, những ngày tới sẽ tiếp tục có thêm những đợt tăng lãi suất mới từ các NHTM, sau khi được NHNN nới trần lãi suất huy động. Động thái nâng trần lãi suất huy động của NHNN là phù hợp với tình hình hiện nay khi tốc độ tăng trưởng huy động vốn chậm hơn nhiều so với tăng trưởng tín dụng khiến thanh khoản nhiều ngân hàng trở nên căng thẳng thời gian qua. Việc nâng loạt lãi suất điều hành của NHNN có thể sẽ kích thích người dân gửi tiền nhiều hơn vào hệ thống ngân hàng thời gian tới.

Khách hàng gửi tiền tại Ngân hàng. Ảnh Trọng Triết

Diễn biến lạm phát thế giới và điều hành của Fed gây áp lực lớn lên tâm lý nhà đầu tư, dòng vốn rút ra tạo áp lực mất giá lớn đối với đồng tiền của các quốc gia mới nổi (trong đó có Việt Nam). So với cuối năm 2021, các đồng tiền mất giá mạnh so với USD: TWD (-13,5 %); THB (-11,95%); JPY (-25,18%); KRW (-17,57%); PHP (-13,65%); MYR (-9,67%); INR (-7,44%); CNY (-10,9%); EUR (-13,49%); GBP (-20,02%). Đồng tiền Việt Nam là một trong những đồng tiền mất giá ít nhất so với các nước trong khu vực và trên thế giới (khoảng gần 4%).

Đáng chú ý, việc để VND mất giá lớn sẽ tác động tiêu cực đến nhập khẩu, tác động đến mặt bằng giá trong nước, do đó, ưu tiên lớn nhất trong điều hành chính sách tiền tệ phải cố gắng giữ tỉ giá ổn định, từ đó hạ nhiệt lạm phát. Tuy nhiên, theo nhà điều hành không thể cùng lúc ổn định lãi suất và tỉ giá.

Thực tế, nếu giữ mặt bằng lãi suất quá thấp, ổn định quá lâu trong bối cảnh thế giới biến động lớn sẽ ảnh hưởng đến tỉ giá, từ đó gây nên những bất ổn kinh tế vĩ mô khác./.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Sơ duyệt lễ diễu binh kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Lực lượng Quân đội, Công an cùng các khối khác đã tiến hành sơ duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại sân vận động tỉnh Điện Biên.
2024-05-03 14:57:17

Phú Quốc, Tây Ninh đông khách du lịch hàng đầu Nam bộ trong ngày nghỉ lễ đầu tiên

Nam bộ có khá nhiều điểm đến hấp dẫn trong kỳ nghỉ lễ kéo dài năm nay, nhưng Phú Quốc và Tây Ninh được ghi nhận là hai điểm đến đón đông đảo du khách bậc nhất bởi lợi thế về khí hậu, cảnh quan và trải nghiệm hấp dẫn
2024-05-03 11:05:59

Hàng trăm ngàn người háo hức ngắm pháo hoa, vui chơi tại quảng trường biển Sầm Sơn

Lễ khánh thành Quảng trường biển và trục cảnh quan lễ hội TP Sầm Sơn đã diễn ra tối 27/4, trong khuôn khổ đêm khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn 2024. Hơn 300 ngàn người dân, du khách đã tham gia sự kiện, thưởng thức các tiết mục nghệ thuật sôi động và chiêm ngưỡng màn pháo hoa tưng bừng tại quảng trường biển hiện đại, quy mô bậc nhất Việt Nam.
2024-05-03 09:43:01

Hải Phòng trưng bày tư liệu ‘Cát Bi - Điện Biên Phủ: bản hùng ca chiến thắng’

Nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn trong tháng 4 và tháng 5, Bảo tàng Hải Phòng trưng bày tư liệu chuyên đề “Cát Bi rực lửa - Điện Biên Phủ bản hùng ca chiến thắng”.
2024-05-03 08:34:17

Nữ giám đốc khuyết tật biến đất hoang thành vườn cây thảo dược

Không chỉ vượt qua nhiều nghịch cảnh trong cuộc sống, chị Trần Thị Thuần, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Tâm Ngọc giờ đây còn giúp đỡ được nhiều người khuyết tật khác.
2024-05-03 06:30:00

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành Quốc hội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
2024-05-02 18:49:22
Đang tải...