LienVietPostBank nợ xấu tăng, thách thức giấc mơ lợi nhuận 4.800 tỷ đồng

2022-08-23 23:34:01 0 Bình luận
Hiện trạng nợ xấu của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank - HOSE: LPB) đang trên đà tăng và liên tục leo cao trong nhiều quý, chưa có dấu hiệu chững lại. Đáng chú ý nợ có khả năng mất vốn liên tục chiếm tỷ lệ chủ yếu và tăng mạnh nhất trong cơ cấu nợ xấu, trong khi dòng tiền liên tục rơi vào trạng thái âm khiến nhà đầu tư băn khoăn lo lắng, đây sẽ là thách thức không nhỏ tới việc quản trị hiệu quả của HĐQT LienVietPostBank.

LienVietPostBank tiền thân là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Liên Việt (LienVietBank) được thành lập theo Giấy phép thành lập và hoạt động số 91/GP-NHNN ngày 28/03/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, với số vốn điều lệ 10.746 tỷ đồng. Cổ đông sáng lập là Công ty Cổ phần Him Lam, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA) và Công ty dịch vụ Hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO).

Năm 2011, với việc Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam (nay là Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam) góp vốn vào LienVietBank bằng giá trị Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện (VPSC) và bằng tiền mặt, Ngân hàng Liên Việt đã được Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt.

Ông Huỳnh Ngọc Huy - Chủ tịch LienVietPostBank

Bức tranh tài chính

Sang quý 2/2022, LienVietPostBank do ông Huỳnh Ngọc Huy là Chủ tịch, có quy mô tổng tài sản tăng thêm đáng kể hơn 11.700 tỷ đồng lên 300.919 tỷ đồng và chứng khoán kinh doanh tăng thêm 4.564 tỷ đồng lên 237.085 tỷ đồng cùng với cho vay khách hàng tăng thêm 17.960 tỷ đồng lên thành 227.000 tỷ đồng. Chứng khoán đâu tư cũng tăng từ 38.689 tỷ đồng hồi đầu kỳ lên 42.103 tỷ đồng cho chu kỳ giữ niên độ.

Về nợ, cho đến hết 30/6/2022, tổng nợ phải tra của LienVietPostBank so với đầu kỳ đã tăng thêm 8.777 tỷ đồng hiện đang đứng ở trên 281.168 tỷ đồng và tăng thêm hơn 41.217 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2021. Bên cạnh đó vốn chủ sở hữu cũng tăng tương ứng lên 19.750 tỷ đồng.

So với đầu năm, thu nhập lãi thuần tăng thêm 1.689 tỷ đồng, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng thêm hơn 130 tỷ đồng. Trong khi đó lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối bị sụt giảm nghiêm trọng mất 75.252 tỷ đồng về 37.782 tỷ đồng.

Nếu chỉ nhìn qua những con số mà LienVietPostBank  công bố thì rất ấn tượng. Tuy nhiên bức tranh tài chính “thật” của LienVietPostBank lại không được tốt đẹp như kỳ vọng, thiếu bền vững, hàm rủi ro và lộ rõ những gam “xám”.

Từ số liệu tài chính được LienVietPostBank công bố cho thấy, tiền mặt của nhà băng này so với đầu năm bị giảm mất hơn 734 tỷ đồng về 2.016 tỷ đồng. Và dự phòng rủi ro cho vay khách hàng cũng tăng đáng kể từ 3.170 tỷ hồi đầu kỳ lên thành 3.860 tỷ đồng cho kỳ giữa niên độ.

Phân tích dư nợ cho vay cho thấy,  các khoản nợ của LienVietPosbank chủ yếu ở nợ ngắn hạn (82.000 tỷ đồng); nợ trung hạn (96.000 tỷ đồng). Về dư nợ cho vay khách hàng theo ngành nghề chủ yếu đến từ cho vay bán buôn bán lẻ, sửa chữa mô tô, ô tô xe máy và xe có động cơ khác (60.230 tỷ đồng) chiếm 26,54%; cho vay hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình (55.079 tỷ đồng), chiếm 24,27% và cho vay xây dựng (25.000 tỷ đồng) chiếm 10,89%.....

Về dư nợ cho vay khách hàng theo đối tượng, LienVietPosbank cho vay cá nhân và hộ gia đình là 119.275 tỷ đồng chiếm tới 52,56% tổng dư nợ cho vay; cho vay công ty cổ phần đạt 78.889 tỷ đồng chiếm 34,77%, cho vay công ty TNHH đạt 24.036 tỷ đồng chiếm 10,59%; còn cho vay doanh nghiệp Nhà nước hoặc doanh nghiệp mà Nhà nước chiếm 50% cổ phần đạt con số rất khiêm tốn, cao nhất có vỏn vẹn 1,83%.

Trong bối cảnh kinh tế như hiện nay, cùng với sự bất ổn khu vực và quốc tế đã tác động không nhỏ tới tình hình kinh tế chung và túi tiền của người dân cũng bị thâm hụt đáng kể, do chi phí về giá tăng cao. Tuy nhiên cho vay bán lẻ, tiêu dùng của LienVietPosbank lại khá cao (ở 60.230 tỷ đồng) chiếm 26,54%.

Điều này cũng được thể hiện rất rõ, khi LienVietPosbank đã phải bỏ ra khoản tiền rất lớn, lên tới 3.860 tỷ đồng (tăng thêm khoảng hơn 600 tỷ đồng so với quý 1) để chi cho dự phòng rủi ro cho vay khách hàng.

Nợ nhóm 5 tăng cao

Số liệu từ báo cáo tài chính cũng cho thấy, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của nhà băng này hiện ở mức 949,094 tỷ đồng, đã tăng mạnh đáng kể thêm  543,147 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2021.

 Ảnh minh họa

Cùng với khoản chi phí dự phòng rủi ro cho vay khách hàng và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng. Tính đến hết 30/6 LienVietPosbank đã phải bỏ ra khoảng trên trên 4.809 tỷ đồng để chi cho dự phòng rủi ro trong hoạt động tín dụng. Điều này được dự báo trong thời gian tới nợ xấu của nhà bằng này có sẽ tiếp đà leo cao và sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới kế hoạch lãi của LienVietPosbank, khi ngân hàng Nhà nước vẫn chưa đồng ý nới room tín dụng.

So với quý 1 năm 2022, kỳ giữa niên độ của Lienvietposbank có lợi nhuận sau thuế của ngân hàng mẹ tăng không đáng kể (tăng thêm 13,903 tỷ đồng) hiện đang ở mức 1.434 tỷ đồng. Trong khi đó, chi phí hoạt động của nhà băng này lại tăng mạnh từ 1.153 tỷ ở đầu kỳ lên thành 1.342 tỷ đồng, tức là đã tăng thêm 189 tỷ đồng và đã cao hơn khoảng 13,6 lần mức tăng lợi nhuận.

Bên cạnh đó, dòng tiền của nhà băng này cũng liên tục rơi vào trạng thái âm, khi lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm tới trên 8.522 tỷ đồng (âm nặng so với đầu kỳ thêm hơn 6.045 tỷ đồng), lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư cũng âm tới hơn 25,2 tỷ đồng, dẫn tới lưu chuyển tiền thuần trong kỳ âm trên 8.187 tỷ đồng.

Số liệu từ báo cáo tài chính cũng cho thấy, nợ xấu của ngân hàng này đã tăng mạnh vào quý 2 năm nay. Cụ thể, nợ xấu quý 2 năm 2022 đạt 3.183 tỷ đồng (đã tăng thêm trên 626, 42 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2021) và tăng thêm 319,5 tỷ đồng so với quý 1. Đáng chú ý, góp mặt làm nợ xấu của LienVietPosBank leo cao, có yếu tố của nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn), khi nợ nhóm này tăng chóng mặt thêm hơn 504 tỷ đồng hiện ở mức 1.837 tỷ đồng và đây cũng là nhóm nợ cao nhất trong cơ cấu nợ xấu của LienVietPosBank.

Thống kê cũng cho thấy nợ xấu của nhà băng này đang có xu hướng tăng khá mạnh, khi nợ xấu của LienVietPosbank đã tăng đều qua các quý, khi quý 3 năm 2021 tăng thêm 226 tỷ đồng và quý 1 năm 2022 đã tăng thêm 81 tỷ đồng so với quý 3 và quý 4 năm 2021, đến quý 2 năm 2022 đã tăng thêm hơn 319,5 tỷ đồng so với quý 1 năm 2022.

Số liệu từ báo cáo tài chính cũng cho thấy, tính đến 30/6/2022, LienVietPosbank đã phát hành thành công 38.850 tỷ đồng tiền trái phiếu, tăng hơn so với quý 1 năm 2022 là 2.112 tỷ đồng. Trong đó trên 27.523 tỷ đồng trái phiếu có kỳ hạn từ 12 tháng đến 5 năm và 9.310 tỷ đồng trái phiếu có kỳ hạn trên 5 năm.

Nợ xấu ngân hàng gia tăng, được các chuyên gia tài chính đánh giá sẽ tiềm ẩn rủi ro an toàn hệ thống. Thống kê cho thấy, nợ xấu của LienVietPosbank đang có xu hướng tăng khá mạnh, có lẽ là do sức ảnh hưởng của đại dịch Cocvid -19 lên bảng cân đối kế toán của nhà băng được dự báo sẽ còn tiếp tục kéo dài, khi doanh nghiệp chưa thể phục hồi và những khoản nợ sau khi được tạo điều kiện cơ cấu lại đang xếp ở nợ nhóm 1 và 2 nhưng vẫn không thể cải thiện sẽ buộc LienVietPosbank phải chính thức ghi nhận là nợ xấu, đặc biệt là sau khi Thông tư 14 hết hiệu lực vào ngày 30/6/2022.

Dù vốn điều lệ của LienVietPosBank tăng đáng kể thông qua hình thức phát hành cổ phiếu để trả cổ tức, nhưng tốc độ tăng trưởng đã có dấu hiệu chậm lại. Trong môi trường rủi ro tín dụng và kinh tế có nhiều biến động như hiện nay, áp lực tăng vốn đè nặng nên ngân hàng ngày một tăng, trở thành một trong những thách thức lớn nhất đối với tăng trưởng trong năm của LienVietPosBank.

Với nợ xấu tăng cao, cơ cấu nợ xấu đến chủ yếu từ nợ nhóm 5 (nợ có khá năng mất vốn) và dòng tiên liên tục rơi vào trạng thái âm, cổ phiếu LPB những ngày gần đây cũng đã mất đà liên tục về mức 15.800đ/cổ phiếu, liệu có ảnh hướng tới giấc mơ 4.800 tỷ đồng lợi nhuận của LienVietPosBank. 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Fansipan rực rỡ sắc màu lễ hội hoa sen đá, giá vé cáp treo chỉ còn 550.000 đồng

Lầu đầu tiên được tổ chức tại Fansipan, Lễ hội hoa sen đá đem đến vô vàn trải nhiệm độc đáo cho du khách, đặc biệt khi Sa Pa đang vào mùa mây đẹp nhất năm.
2024-11-22 18:47:26

HEAD Honda Thắng Lợi lưu chuyển tiền thuần âm và chiến lược vượt khó

Mặc dù trên bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ của Công ty TNHH Thắng Lợi âm 225 triệu đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái âm hơn 1,7 tỷ đồng nhưng kết thúc năm 2023, công ty TNHH Thắng Lợi đạt hơn 711 tỷ đồng doanh thu, báo lãi sau thuế hơn 260 triệu đồng.
2024-11-22 17:40:02

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học Quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh chặng đường tiếp theo của Việt Nam và Malaysia cũng như việc bảo đảm một hệ thống quốc tế công bằng, rộng mở phụ thuộc lớn vào sự phát triển vững mạnh của ASEAN.
2024-11-22 14:08:22

Hợp tác xã Cựu chiến binh Vạn Xuân Trường kỷ niệm 10 năm thành lập

Hợp tác xã (HTX) Cựu chiến binh (CCB) Vạn Xuân Trường là mô hình được thành lập theo Luật HTX năm 2012, qua 10 năm hoạt động đã vươn lên trở thành điểm sáng về phát triển kinh tế tập thể, là HTX tốp đầu của tỉnh Nam Định về sản xuất kinh doanh.
2024-11-22 09:34:27

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã tại huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình

Sáng 22/11 diễn ra Hội nghị công bố Nghị quyết số 1242/NQ-UBTVQH15, được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV thông qua ngày 24/10/2024, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/12/2024; có những thay đổi quan trọng trong hành chính cấp xã của tỉnh Quảng Bình.
2024-11-22 09:00:00

Hải Phòng khai trương Dự án ‘Chính quyền số thành phố’

Chiều 21/11, TP.Hải Phòng tổ chức khai trương Dự án “Chính quyền số thành phố”. Đây là một trong những dự án quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế số, xã hội và nằm trong chuỗi các hoạt động hưởng ứng ngày “Chuyển đổi số quốc gia 2024”.
2024-11-22 07:21:22
Đang tải...