
Một số nguyên nhân dẫn đến bệnh lở miệng của bạn?
Nguyên nhân đầu tiên của căn bệnh lở miệng này là do bạn bị nhiệt miệng, thường xuyên sử dụng những loại thực phẩm gây nóng cho cơ thể, hoặc là do một loại virus xâm nhập vào cơ thể khi sức đề kháng của cơ thể yếu. Đối với những người thường xuyên ăn những thực phẩm như ớt, tiêu, các thức ăn nhanh có nhiều dầu mỡ khó tiêu… các nhiệt nóng có trong thức ăn và cùng với sự tác động của nước bọt trong khoang miệng tích tụ lâu ngày dẫn đến đốt cháy niêm mạc khoang miệng và gây lở miệng, nứt nẻ miệng
Nguyên nhân thứ hai gây lở miệng thường xuyên là do bạn bị một số bệnh như cảm sốt, đau răng…dẫn đến làm độc gây nhiệt miệng, viêm loét niêm mạc miệng, nóng miệng và hơi thở có mùi khó chịu. Ngoài ra lở miệng còn có thể xảy ra với những người đang mắc phải những căn bệnh như viêm gan, tiểu đường.
Ngoài những nguyên nhân kể trên lở miệng còn có thể xảy ra với những nguyên nhân mà bạn không ngờ tới như:
– Do bạn đánh răng quá mạnh, gây chảy máu nướu răng tổn thương chân răng khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập khiến bạn bị lở miệng
– Do bạn hút thuốc thường xuyên, những tưởng không ảnh hưởng đến răng miệng, tuy nhiên sử dụng thuốc lá nhiều một cách thường xuyên làm thâm đen vùng nướu răng của bạn. Đặc biệt là những bạn đang trong quá trình điều trị lở miệng, hút thuốc thường xuyên góp phần làm bệnh tái phát một cách nhanh chóng hơn
– Do sử dụng răng giả không phù hợp, va chạm làm trầy nướu răng dẫn đến lở loét
– Do nấm, virus xâm nhập gây viêm loét niên mạc miệng
– Do kem đánh răng có chữa nhiều hóa chất, chất tạo bọt.
Phương pháp chữa trị
Phương thuốc điều trị bằng cà chua?

Thực hiện:
Bạn có thể uống nước ép cà chua hoặc sử dụng bằng cách nhai trực tiếp
Công dụng:
Cà chua có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Sử dụng cà chua là cách thích hợp và chữa lở miệng nhanh chóng nhất. Ngoài ra cà chua còn giúp giảm tác hại của thuốc lá, một nguyên nhân gây tái phát bệnh lở miệng.
Ngậm nước muối và tăng cường bổ sung vi lượng và vitamin cho cơ thể
– Nước muối có tính sát khuẩn cao. Muối có tác dụng loại bỏ những vi khuẩn gây viêm loét. Đây là cách điều trị hiệu quả và rất hợp lý. Ngoài ra bạn cũng nên bổ sung kẽm, nguyên tố vi lượng trong một số loại trái cây và thịt đỏ để cung cấp cho cơ thể thêm sức đề kháng. Ăn nhiều cam cũng giúp bạn bổ sung vitamin cho cơ thể.
Phòng chống sự tái phát của bệnh lở miệng như thế nào?
Có một số bạn tuy đã sử dụng rất nhiều loại thuốc nhưng vẫn không khỏi bệnh lở miệng, và bệnh tái phát một cách thường xuyên, gây đau đớn và khó chịu mang lại nhiều phiền toái cho người bị lở miệng. Bệnh răng miệng là một trong những bệnh được quan tâm hàng đầu. Chính vì thế các bạn cần có một phương pháp chăm sóc răng miệng hợp lý nhất.
Ngoài việc sử dụng thuốc điều trị lở miệng, bạn cũng nên thay đổi thói quen sinh hoạt có hại gây ảnh hưởng và tái phát bệnh như:
– Để ngăn ngừa chứng lở miệng, nên ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin và khoáng chất để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Những người bị lở miệng tái phát quá nhiều và khó lành cần đi khám để phát hiện và điều trị từ các bệnh nguyên nhân, chẳng hạn như luput ban đỏ hệ thống.
– Để phòng ngừa bệnh, cần ăn nhiều rau, trái cây, uống nước, tránh tình trạng cơ thể bị nóng gây ra bệnh và làm cho bệnh nặng thêm.
– Tránh đồ ăn quá chua, cay, quá mặn hoặc quá nóng vì có thể gây kích thích trực tiếp ổ loét, gây đau nặng hơn.
– Dùng ống hút để ăn uống: mục đích tránh thức ăn, đồ uống đụng vào ổ loét ở phần miệng trước.
– Dùng bàn chải mềm, tránh trượt bàn chải gây chấn thương, đi khám nha sĩ khi cảm thấy hàm giả không được thoải mái.