Mối tình loạn luân giữa anh trai và em gái: Tấn bi kịch của cuộc hôn nhân sai trái
Patrick Stuebing (SN 1976 đến từ thành phố Leipzig, Đức) vốn được nhận làm con nuôi từ khi còn nhỏ. Năm 2000, khi mẹ đẻ của Patrick qua đời, anh ta tìm ra được gia đình ruột thịt của mình và bắt đầu nảy sinh mối quan hệ yêu đương sai trái với chính người em gái Susan (SN 1986) vào tháng 12/2000.
Susan cũng có tình cảm với anh trai mình và cho rằng mối quan hệ của họ chẳng có gì là không bình thường. Cả hai cho rằng họ quyền quyết định chuyện riêng tư của nhau. Sau đó, họ sống với nhau như vợ chồng và lần lượt sinh ra 4 đứa con trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2005.
Tuy nhiên, 3 người con của cặp đôi bắt buộc phải có người chăm sóc riêng và 2 trong số đó bị tàn tật.
Cặp anh em có 4 con chung
Năm 2005, Patrick đã bị tòa án Đức tuyên 14 tháng tù vì tội loạn luân. Cô em gái Susan do mắc chứng rối loạn nhân cách nên 'chỉ phải chịu trách nhiệm một phần' cho hành động của mình.
Tương tự, sự việc xảy ra tại Mallorca, Tây Ban Nha và khiến dư luận nước này vô cùng phẫn nộ. Ông bố tên Cris (36 tuổi) đã có quan hệ yêu đương với chính cô con gái ruột của mình tên là Sara (18 tuổi) rồi cùng sinh ra một đứa trẻ.
Cô gái có con chung với chính bố ruột
Thậm chí, ông Cris còn công khai mối tình này trên tờ báo địa phương, cho rằng tình yêu của họ giống như những cặp đôi bình thường. Cô con gái coi ông là người bạn hơn là một người cha.
Hai cha con cũng bày tỏ mong muốn được nuôi dưỡng con chung - một đứa trẻ có bố cũng chính là ông ngoại của mình.
Mặc dù hành vi loạn luân không vi phạm luật pháp ở Tây Ban Nha miễn sao điều đó được sự đồng ý giữa hai người lớn, thế nhưng khi đứa con của Sara và Cris chào đời thì nhà chức trách đã tách đứa trẻ khỏi bố mẹ vì họ lo ngại về mối quan hệ lạm dụng của Cris với vợ cũ (tức mẹ của Sara).
Được biết, hiện cặp đôi vẫn đang đấu tranh với hy vọng pháp luật có thể tôn trọng và cho họ được nuôi con.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.