Covid-19: Người khuyết tật khó càng thêm khổ

2021-08-23 10:30:17 0 Bình luận
Hầu hết người khuyết tật (NKT) thường không có công việc ổn định, thu nhập thấp nên rất khó tích lũy. Trong giai đoạn giãn cách kéo dài, tiêu hết tiền tích lũy thì cuộc sống của họ càng khó khăn hơn.

Lời chia sẻ của anh Trương Công Nghiêm, Chủ tịch Hội NKT TP Đà Nẵng cũng là nỗi lòng chung của cả trăm NKT tham dự tọa đàm trực tuyến "Sài Gòn ơi! NKT chung tay đẩy lùi Covid" diễn ra vào tối 21/8.

Đã khó càng thêm khổ

Chị Huỳnh Ngọc Hồng Nhung, Chủ tịch Hội NKT TP Cần Thơ chia sẻ về hoàn cảnh rất khó khăn của các thành viên trong hội trong đợt giãn cách kéo dài này.

Theo chị, trước khi giãn cách thì Hội NKT TP Cần Thơ cũng đã tìm nguồn lực để hỗ trợ các thành viên một phần nhu yếu phẩm. Nhưng nếu chỉ giãn cách 1 tuần, nửa tháng thì còn vượt qua được, kéo dài hơn thì thật sự khó khăn.

"Bây giờ nhiều hội viên nhờ giúp đỡ mà cũng chưa biết làm sao. Trong điều kiện giãn cách, việc vận chuyển hàng hỗ trợ đến cũng rất khó, phải nhắn nhủ hội viên mượn đỡ hàng xóm láng giềng để sinh sống, sau dịch sẽ hỗ trợ họ trả lại", chị Nhung chia sẻ.

NKT thường có thu nhập thấp nên rất khó tích lũy, mùa dịch kéo dài thì cuộc sống của họ càng khó khăn (Ảnh minh họa).

Với những NKT mắc Covid-19 thì càng khổ hơn. Chị Nhung kể ở Hội NKT có một hội viên nữ không may mắc Covid-19 mà chị này một mình nuôi con nhỏ, không người thân thuộc.

"Khi đi cách ly chữa trị, chị này phải dẫn theo con nhỏ 5 tuổi vì không có ai chăm sóc. Vì đi vội vàng quá, chị không chuẩn bị đủ sữa cho con, khi hết thì không biết nhờ ai giúp đỡ, phải cầu cứu đến Hội. Mà giãn cách nên NKT muốn ra đường giúp chị cũng khó, phải nhờ anh chị bên Thành đoàn đến giúp", chị Nhung chia sẻ.

"Khó khăn nhất là với hội viên có người thân trong gia đình mất vì Covid-19. Những lúc này, chúng tôi không có chuyên môn để tư vấn cho họ bớt đau buồn. Chỉ có thể ai ủi vài lời như cố gắng lên, bình tĩnh lại…", Chủ tịch Hội NKT TP Cần Thơ thở dài.

Chị Lưu Thị Ánh Loan (Tổ chức Liên minh Na Uy tại Việt Nam) cho biết: "Khó nhất là những NKT nặng phụ thuộc vào sự hỗ trợ của người thân mà người nhà mắc Covid-19 hay qua đời vì Covid-19".

Chị kể về gia đình mà chị quen biết trong hệ thống hỗ trợ NKT. Anh này bị khuyết tật nặng nên sống dựa vào sự chăm sóc của cha mẹ. Mà cha mẹ mắc Covid-19 nên phải đi điều trị, còn anh là F1 đi cách ly tập trung vì ở nhà không ai chăm sóc.

Rồi cha mẹ anh nối nhau qua đời trong 2 ngày, anh sắp hết hạn cách ly nhưng không biết về nhà thì ai có thể chăm sóc mình? Em trai anh ở Vũng Tàu muốn lên TPHCM để chăm anh nhưng phải chờ hết thời gian giãn cách.

Hoang mang trong đại dịch

Chị Tâm là người khiếm thị (người mù) ở TPHCM. Dù là người khiếm thị hiếm hoi được học tập, có kiến thức, có gia đình hỗ trợ nhưng chị cũng rơi vào trạng thái căng thẳng nghiêm trọng một thời gian khi mẹ chị mắc Covid-19.

Người khiếm thị hiện có thể học tập nhờ sự hỗ trợ của các thiết bị công nghệ, nhưng để tập làm một công việc thì rất mất thời gian để làm quen (Ảnh minh họa).

5 ngày sau khi mẹ chị Tâm mắc Covid-19 mới được nhập viện. Ba chị thì bị tai biến, huyết áp cao. Do có người mắc Covid-19 sống trong nhà nên người quen cũng không thể đến giúp đỡ.

Trong khi đó, người khiếm thị như chị Tâm phải cần thời gian dài mới có thể học tập thao tác để làm một công việc, hoạt động mới dù nó rất đơn giản. Nhưng Covid-19 không cho chị thời gian, chị phải thích ứng ngay để chăm sóc cha mẹ…

"Lúc mẹ bệnh, em phải làm những việc mà mình chưa từng làm, không quen cách làm để chăm sóc cho cả gia đình mà không ai có thể đến giúp mình cả. Lúc đó em hoang mang, lo lắng lắm!", chị Tâm chia sẻ.

Nỗi khổ với cộng đồng người khiếm thính (người điếc) càng lớn hơn vì họ hoàn toàn "mù" thông tin về Covid-19, hoang mang lo lắng trước đại dịch mà ai cũng sợ này.

Bởi các dạng tật khác có thể giao tiếp dễ dàng để học cách ứng phó với Covid-19. Đến người khiếm thị cũng có thể nghe phát thanh, tivi để có kiến thức về Covid-19 thì người khiếm thính rất ít tài liệu thủ ngữ (dấu tay) về bệnh này.

Khi biết cộng đồng NKT có tọa đàm về Covid-19 với sự tham gia của nhiều bác sĩ, họ tha thiết xin được tham dự và phải tìm kiếm đơn vị phiên dịch thủ ngữ để phục vụ nhóm người khiếm thính.

Người khiếm thính tham dự chương trình rất đông và đặt nhiều câu hỏi về Covid-19 (Ảnh chụp màn hình).

Họ tham gia rất đông và đặt nhiều câu hỏi thật đơn giản như đăng ký chích vắc xin ngừa Covid-19 làm sao? Nuôi chó mèo có sợ lây Covid-19? Ngày nào cũng uống nước chanh, xả, gừng có sao không? Chích vắc xin về bị sốt có sao không?...

Những câu hỏi rất đơn giản mà hầu như bất kỳ ai trải qua mùa đại dịch này đều biết. Thế nhưng, với cộng đồng người khiếm thính thì đó là điều rất mới lạ, thắc mắc lâu nay mà không có người giải đáp.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Trường Tiểu học số 1 thị trấn Tân Uyên: Tưng bừng không khí khai giảng năm học mới 2024 - 2025

Hòa chung không khí chào mừng năm học mới 2024 - 2025 và ngày "Toàn dân đưa trẻ đến trường” trong cả nước, sáng 5/9, trường Tiểu học số 1 thị trấn Tân Uyên (Lai Châu) tưng bừng tổ chức lễ khai giảng, đón các em học sinh vào lớp 1.
2024-09-07 20:37:29

Cấp căn cước cho người khuyết tật, cơ nhỡ ở TP.HCM

Công an TP.HCM phối hợp với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an tổ chức Chương trình cấp thẻ Căn cước cho nhân khẩu đặc biệt đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại Cơ sở bảo trợ xã hội người tàn tật Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức, TP. HCM.
2024-09-07 15:22:12

Bão số 3 giật cấp 16, áp sát vùng biển Quảng Ninh - Hải Phòng

CẬP NHẬT TIN BÃO KHẨN CẤP (bão số 3 - YAGI) và các chỉ đạo ứng phó bão, thời tiết nguy hiểm trước bão và mưa lũ sau bão. Hồi 09 giờ ngày 7/9, vị trí tâm bão bão số 3 ở vào khoảng 20.5 độ Vĩ Bắc; 107.8 độ Kinh Đông, trên vùng biển Quảng Ninh – Hải Phòng.
2024-09-07 10:25:00

Người dân chủ động phòng ngừa, giảm thiệt hại do bão số 3

Sau khi đạt cấp siêu bão, bão số 3 tiếp tục duy trì cường độ, di chuyển theo hướng Tây với tốc độ 10 - 15km/giờ. Dự kiến chiều tối 7/9, bão đổ bộ đất liền khu vực Bắc Bộ (từ Quảng Ninh đến Nam Định) với cường độ cấp 9 - 12, giật cấp 13 - 14. Do ảnh hưởng của bão số 3, từ sáng 7 đến ngày 9/9, thành phố Hà Nội có mưa to đến rất to và dông.
2024-09-06 19:30:00

Bão Yagi mạnh nhất 30 năm qua trên Biển Đông

Với cường độ cực mạnh, đạt cấp 16 và giật trên cấp 17, siêu bão Yagi (bão số 3) đã trở thành cơn bão mạnh nhất năm 2024 trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương
2024-09-06 16:51:33

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó khẩn cấp siêu bão số 3

Lúc 12h ngày 6/9, siêu bão Yagi mạnh cấp 16, cách Quảng Ninh khoảng 510km, dự báo trong 12 giờ tới, bão giảm xuống cấp 15.
2024-09-06 14:30:00
Đang tải...