“Mùa vàng” ở Đồng bằng sông Cửu Long

2023-02-13 16:31:36 0 Bình luận
Không chỉ giá bán hấp dẫn mà năng suất lúa ở nhiều địa phương đã đạt mức chưa từng có, nhà nông đang có một vụ lúa đông xuân đầy thắng lợi.

Niềm vui trên những cánh đồng

Những ngày, ghi nhận tại các cánh đồng ở TP Cần Thơ,  nông dân đang bước vào thu hoạch rộ lúa đông xuân sớm với niềm phấn khởi khi lúa trúng mùa, bán được giá cao và dễ tiêu thụ.

Thu hoạch lúa ở ĐBSCL

Anh Dương Văn Huy ở khu vực Tân Phước, phường Tân Hưng, quận Thốt Nốt, cho biết: “17 công lúa của gia đình tôi sạ giống Đài Thơm 8 vừa thu hoạch đạt được năng suất rất cao, với 1 tấn lúa tươi/công tầm lớn, cao hơn 250 kg/công so với cùng kỳ năm trước. Vụ đông xuân năm trước tôi bán lúa chỉ với giá 5.700 đồng/kg, còn vụ này bán được giá 6.400 đồng/kg, trừ chi phí tính ra tôi có lời hơn 3 triệu đồng/công. Lúa vụ này rất dễ tiêu thụ, thương lái cân lúa ngay trong ngày thu hoạch và có hỗ trợ tăng thêm giá thu mua cho những hộ dân đã nhận tiền cọc bán lúa từ sớm với giá thấp hơn hiện nay”.

Còn tại Hậu Giang, những chiếc máy cắt đang tất bật thu hoạch trên ruộng lúa chín vàng trĩu hạt của bà con. Càng vui hơn khi giá bán lúa đang tăng cao so với vụ lúa đông xuân năm trước nên không khí mùa vụ thu hoạch rất sôi động và rộn ràng.

Thu hoạch lúa ở ĐBSCL

Đứng xem máy đang thu hoạch 1ha lúa đông xuân (giống lúa lùn Bến Tre) của gia đình, ông Trần Văn Thắng (ấp 6, xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ) tươi cười cho hay: “Do nơi đây là vùng đất bị nhiễm phèn, mặn nên năng suất lúa tươi thường dao động từ 600-700kg/công (một công 1.300m2). Tuy nhiên, bù lại là năm nay giá bán lúa ở mức cao nên phần nào làm giảm gánh nặng cho nông dân trước điều kiện mọi chi phí đầu tư cho cây lúa ở mức cao, nhất là tiền mua phân bón. Cụ thể là hiện thương lái thu mua lúa tươi tại ruộng có giá từ 7.100-7.200 đồng/kg và đây là mức giá cao nhất trong nhiều vụ lúa đông xuân vừa qua”. 

Không riêng gì nông dân đang thu hoạch lúa cảm thấy phấn khởi mà những hộ chuẩn bị cắt lúa cũng có chung niềm vui với giá lúa đang ở mức hấp dẫn. Ông Lê Hồng Bảy (ấp 7, xã Lương Nghĩa), chia sẻ: “Còn khoảng 10 ngày nữa thì cánh đồng lúa phía sau nhà tôi sẽ bước vào vụ thu hoạch, với giống lúa chủ lực là ST25.

Thu hoạch lúa ở ĐBSCL

Những ngày qua, giá lúa nhích nhẹ lên từng ngày nên “cò lúa” thường xuyên đến gặp tôi đòi đưa tiền cọc trước để thu mua hơn 1ha lúa Đông xuân của gia đình với mức giá 7.500 đồng/kg, nhưng tôi chưa chịu bán. Hiện không riêng gì tôi mà hầu hết bà con ở đây cũng chưa muốn nhận tiền cọc từ “cò lúa” trong lúc này. Bởi bà con tính đợi thêm ít ngày nữa để giá lúa tăng thêm đồng nào thì mừng đồng đó vì chi phí đầu tư vụ này đều tăng ở các mặt”…

Thay đổi, thuận thiên để phát triển

Những năm gần đây, tình hình xuất khẩu lúa gạo khả quan đã giúp cho các vụ lúa của nông dân luôn thắng lợi. Tuy nhiên, ngoài tác động của thị trường thì điều quan trọng nhất là nền nông nghiệp ĐBSCL đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, không chạy theo số lượng, nâng cao chất lượng, bảo vệ nguồn tài nguyên và hài hòa, thích ứng với tự nhiên.

Thu hoạch lúa ở ĐBSCL

Ghi nhận tại cù lao Hòa Minh (huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh) được bao bọc bởi con sông Cổ Chiên với 2 mùa mặn ngọt. Suốt nhiều năm, người ta xem nước mặn là kẻ thù và phải độc canh cây lúa cho bằng được. Năm nào mưa thuận gió hòa thì còn có cái ăn, gặp năm nước mặn đến sớm, xâm nhập nội đồng coi như mất trắng, đời sống người dân vẫn cứ nghèo trong lam lũ. Một dạo, bà con liều mình cho phá đê bao, chính quyền phải họp dân mấy lần, sau cùng đã đồng thuận. Lúc bấy giờ, việc độc canh cây lúa kém hiệu quả đã đặt ra nhiều trăn trở cho lãnh đạo tỉnh Trà Vinh. Sau những chuyến tham quan các mô hình nuôi tôm ở miền Trung, họ lấy tôm giống về nuôi thử nghiệm lần đầu tiên tại xã Hiệp Mỹ Đông (huyện Cầu Ngang). Mô hình mang lại thành công ban đầu, rồi phát triển mạnh ra khắp tỉnh.

Vài năm sau, một doanh nghiệp ở TPHCM xuống khảo sát, rồi ký hợp đồng thực hiện mô hình trồng lúa hữu cơ ST5. Ban đầu, bà con cứ đắn đo bởi họ quá ngán việc trồng lúa. Nào ngờ, đến mùa thu hoạch, năng suất dù chỉ đạt từ 4,5 - 5,2 tấn/ha, nhưng giá bán lên đến 9.000 - 11.000 đồng/kg, cao gấp 2-3 lần lúa thường. Đặc biệt, nông dân được hướng dẫn kỹ thuật, được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, thu lãi bình quân 30 triệu đồng/ha. Điểm nổi bật của mô hình là trồng lúa không sử dụng phân bón, thuốc hóa học, thân thiện với môi trường, mang lại khả năng gia tăng hiệu quả nuôi các loài thủy sản. Từ đó, UBND 2 xã vận động các hộ dân kết hợp trồng lúa sạch thả nuôi thêm cá, tôm, cua. Hiệu quả đến ngoài mong đợi, sự kết hợp này giúp nông dân tăng thêm thu nhập vài chục triệu đồng/ha, rồi nhanh chóng lan rộng ra toàn xã. Đến nay, hơn 1.100ha đất độc canh cây lúa ở Long Hòa được chuyển đổi sang mô hình trồng lúa chất lượng cao kết hợp nuôi thủy sản. Đặc biệt, vào mùa khô, diện tích đất trồng lúa còn được người dân bố trí nuôi thêm một vụ tôm sú theo hình thức quảng canh cải tiến.

Ông Trần Trung Kha - Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Minh - cho biết, mỗi năm dân ở xã cù lao sản xuất hơn 6.000 tấn tôm, cua và hàng nghìn tấn lúa sạch. Những năm gần đây, trên bờ bao của diện tích trồng lúa kết hợp nuôi thủy sản, người dân trồng cỏ, trữ rơm để làm thức ăn chăn nuôi cho bò, với tổng đàn hơn 1.800 con ở Long Hòa và hơn 4.000 con ở Hòa Minh. Mô hình này đã giúp người dân có thêm nguồn thu nhập đáng kể. Đến nay, nhiều nông hộ vuơn lên thoát nghèo, làm giàu và trở thành tỉ phú.

Năm 2013, dân Hoà Minh, Long Hoà nhận được sự trợ giúp của các tổ chức quốc tế, tham gia vào các lớp tập huấn thích ứng với biến đổi khí hậu và tự quản lý nguồn lợi có kiểm soát. Từ đó, Tổ đồng quản lý sông Cồn Chim ra đời gồm 100 hộ dân ở bốn ấp dọc triền sông Cồn Chim, xã Hoà Minh. Khu vực đồng quản lý gồm hơn 6ha rừng, 57ha diện tích mặt nước từ điểm đầu ở ấp Long Hưng 1 tới điểm cuối ở ấp Ông Yểm. Mỗi năm, việc khai thác thủy sản trên sông Cồn Chim sẽ bị cấm từ tháng 2 đến tháng 6. Từ tháng 7 đến tháng giêng năm sau, người dân được khai thác, nhưng mắt lưới phải từ 1,8cm trở lên. Tổ đồng quản lý tập hợp mỗi ấp một đội tuần tra 3 người thay phiên nhau đi tuần, nhắc nhở các quy định. Những ai vi phạm bị bắt thả cá về sông và còn bị phạt từ 200.000 - 5 triệu đồng… Với bà con, thiên nhiên là nguồn sống, bảo vệ thiên nhiên là trước hết, sẽ bảo vệ cuộc sống của chính mình.

Như tại TP Cần Thơ, mỗi năm vụ lúa đông xuân bình quân xuống giống gieo trồng trên 75.000 ha thì trong đó, đã có trên 90% là lúa chất lượng cao.

Còn tại Hậu Giang, vụ lúa Đông xuân 2022-2023, nông dân trên địa bàn tỉnh xuống giống được hơn 75.500ha, vượt hơn 500ha so với kế hoạch. Về cơ cấu giống lúa được bà con tập trung gieo sạ, gồm: OM 18, Đài thơm 8, OM 5451, RVT, ST 25, Jasmine 85… Hiện tại, lúa tập trung ở giai đoạn làm đòng đến trổ chín với diện tích khoảng 70.000ha. Trong đó, một số vùng xuống giống sớm tại huyện Long Mỹ và Châu Thành A đã và đang vào vụ thu hoạch rộ trong vài ngày tới.

Ông Bạch Văn Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết: Qua đánh giá sơ bộ từ các địa phương thì năng suất lúa vụ Đông xuân năm nay trên địa bàn tỉnh sẽ đạt nhiều khả quan trên các giống lúa. Ngoài năng suất được đảm bảo thì các địa phương trong tỉnh còn đẩy mạnh khuyến cáo và được bà con ủng hộ trong việc sử dụng giống lúa chất lượng cao, giống lúa đặc sản để canh tác, đồng thời triển khai nhân rộng được nhiều mô hình sản xuất lúa theo hướng thông minh, tiết kiệm chi phí, an toàn thực phẩm; từ đó góp phần nâng cao giá trị hạt gạo và nguồn thu nhập cho bà con. Tuy mới khởi động vào vụ thu hoạch lúa Đông xuân nhưng có nhiều yếu tố thuận lợi, nhất là về giá bán nên đang tạo niềm phấn khởi và nhiều kỳ vọng cho nông dân tại các cánh đồng lúa trong tỉnh về một vụ mùa thắng lợi trên các mặt.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Những hình ảnh xúc động trong đợt lũ lụt ở các tỉnh miền Bắc

Hình ảnh lực lượng chức năng không quản hiểm nguy để đưa từng người dân ra khỏi những ngôi nhà bị ngập đến nóc ở điểm nóng ngập lụt như Thái Nguyên, Yên Bái, Lào Cai và các địa phương khác khiến hàng triệu người xúc động.
2024-09-12 00:15:34

Cần quan tâm hơn nữa đến nhà ở cho người có công

Theo Bộ Xây dựng, hiện nay số liệu các hộ gia đình người có công với cách mạng có khó khăn về nhà ở trên cả nước vẫn phát sinh hàng năm. Do vậy, các địa phương cũng như nhiều cử tri kiến nghị Nhà nước tiếp tục ban hành chính sách mới để thực hiện hỗ trợ về nhà ở cho các hộ người có công với cách mạng trong thời gian tới.
2024-09-11 16:49:46

Chung tay khắc phục hậu quả mưa lũ

Tại cuộc họp của Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhằm chỉ đạo việc tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão Yagi và chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất chiều 9/9, Tổng Bí thư -Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh đến sự cần thiết huy động sự chung tay của toàn xã hội, tổ chức trong cuộc vận động quyên góp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp các địa phương bị ảnh hưởng của mưa bão. Đồng thời, cần phát huy vai trò của lực lượng quân đội, công an tham gia cứu trợ nhân dân, chuyển tận tay đến người dân những nhu yếu phẩm cần thiết.
2024-09-11 16:11:44

Mỹ Đức (Hà Nội): Chủ động ứng phó với ngập úng sau bão số 3

Chiều 10/9, đồng chí Nguyễn Anh Dũng - TUV, Bí thư Huyện uỷ Mỹ Đức đã trực tiếp đi kiểm tra, nắm bắt tình hình và chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3 tại các xã Hợp Tiến, Hợp Thanh, An Phú là những địa phương có nguy cơ ngập úng sau bão. Đồng thời chỉ đạo các địa phương tập trung cao độ và huy động cả hệ thống chính trị khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất, đồng chí cũng nêu lên một số tình huống về công tác ứng phó khi nước lũ đổ về sau bão.
2024-09-11 15:43:00

Lũ trên sông Tích, sông Nhuệ, sông Hồng tiếp tục dâng cao

Mưa tiếp tục diễn ra trên diện rộng, mực nước nhiều sông lên cao. Tại nhiều địa phương trên địa bàn Hà Nội, công tác di dời người, tài sản vẫn đang được khẩn trương tổ chức.
2024-09-11 15:31:50

Ban hành Công điện số 92/CĐ-TTg về việc tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão

Ngày 10/9/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 92/CĐ-TTg về việc tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão.
2024-09-11 08:57:06
Đang tải...