Mùa đông: Nỗi lo bệnh tiểu đường
Thời
tiết quá lạnh làm tăng đường huyết
Quá lạnh có nghĩa là một trạng thái stress và phản ứng của cơ thể đáp ứng lại stress làm tăng đường máu. Vì vậy, không nên ở ngoài trời lạnh quá lâu, nhất là khi đang mắc bệnh tim mạch hoặc thần kinh để tránh làm tổn thương thêm.
Các nguy cơ của bệnh nhân tiểu đường trong thời tiết lạnh
Đột quỵ: Thời tiết lạnh giá làm mạch máu bị xơ cứng, giảm khả năng đàn hồi, kèm theo huyết áp cao, độ nhớt dính của máu tăng, sự hình thành mảng xơ vữa cũng kéo theo rối loạn quá trính đông máu. Các cục máu đông được hình thành trong lòng mạch sẽ làm ứ trệ tuần hoàn, gây nên tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim hay tắc mạch chi. Điều đó giải thích tại sao có nhiều người đột quỵ trong thời gian thời tiết lạnh giá. Hãy nhớ uống đủ nước ấm.
Sự tê cóng: Nhiệt độ thấp làm cho lưu lượng máu xuống chân giảm, cộng thêm sự tê cóng làm mất cảm giác. Cả hai yếu tố này làm cho bệnh nhân tiểu đường rất dễ bị tổn thương dẫn đến vết loét nhiễm khuẩn khó khỏi và một số trường hợp phải cắt cụt bàn chân.
Đo đường huyết trong những ngày lạnh giá cần lưu ý: Đa số máy đo đường huyết hoạt động không tốt khi nhiệt độ quá thấp. Trước khi đo hãy làm ấm máy đo bằng chính nhiệt độ của cơ thể. Bàn tay cũng cần được làm ấm và tăng tưới máu bằng cách vận động bàn tay.
Hạ
đường huyết: Có thể khó phân biệt với triệu chứng hạ đường huyết vẫn thường
quan sát thấy như vã mồ hôi, mệt nhọc, run… Nếu như lúc đó máy đo đường huyết
hoạt động không tốt và phân vân liệu có bị hạ đường huyết với các trạng thái
khác thì hãy xử lý như là đang bị hạ đường máu.
Lưu ý: Bệnh nhân tiểu đường phải giữ ấm cho cơ thể mỗi khi ra ngoài trời lạnh, trước khi rời khỏi giường nên thực hiện các động tác xoa bóp cơ thể để làm nóng cơ thể, mạch máu được lưu thông, thay đổi từ từ để tránh sốc nhiệt. Bệnh nhân tiểu đường cần đo đường huyết thường xuyên để căn chỉnh lại chế độ ăn và thuốc. |
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.