Ngã ba Đồng Lộc - nơi hàng triệu trái tim người Việt hướng về

2023-03-09 10:42:24 0 Bình luận
Trong chuyến hành trình về thăm “địa chỉ đỏ”, chúng tôi dừng chân ở di tích ngã ba Đồng Lộc. Đó là mảnh đất “máu và hoa”, hơn 50 năm qua là huyền thoại bất hủ về trí tuệ và lòng dũng cảm trong tâm khảm mỗi người dân đất Việt.

Mảnh đất “máu và hoa”

Từng được ví như “tọa độ chết” năm xưa, là nơi an nghỉ của hơn 4.000 anh hùng liệt sĩ nhưng Đồng Lộc hôm nay xanh mướt một mầu với đồi thông thẳng tắp, những tán lá cổ thụ rợp bóng và cả những mùa vàng bội thu. Ngã ba Đồng Lộc vẫn mang âm hưởng hào hùng của lịch sử dân tộc.

Chúng tôi thành kính, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các anh hùng liệt sĩ

Thực tế, đã có rất nhiều cuốn sách, bài ca, thước phim về Đồng Lộc, lột tả hết được cuộc chiến đấu đầy hi sinh, gian khổ và những đóng góp to lớn của nhân dân Hà Tĩnh trong sự nghiệp đấu tranh, giải phóng đất nước.  Ngã ba Đồng Lộc nằm gọn trong một thung lũng hình tam giác, hai bên là đồi núi, giữa là con đường độc đạo, là giao điểm của quốc lộ 15A và tỉnh lộ 2 thuộc xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Vì thế, ngã ba Đồng Lộc còn được ví như một lòng chảo, vừa là nơi hứng mưa, vừa là nơi hứng bom đạn…Từ cuối tháng 4/1965, quốc lộ 1A bị cắt đứt hoàn toàn, khiến cho toàn bộ hàng hóa vận tải bằng đường bộ chi viện cho chiến trường miền Nam đều phải qua quốc lộ 15. Ngã ba Đồng Lộc trở thành đầu mối giao thông quan trọng của các tuyến đường phía Tây tỉnh Hà Tĩnh. Từ đây, có thể mở rộng theo các hướng, phục vụ tốt cho nhu cầu giao thông vận tải ở đồng bằng đã bị cắt đứt… Chính vì sự hiểm yếu này mà không quân Mỹ đã liên tục cho máy bay ném bom đánh phá Đồng Lộc nhằm mục đích cắt đứt huyết mạch giao thông của quân dân ta hướng về miền Nam. Vì thế, Đồng Lộc còn được mệnh danh là “tọa độ chết” khi mỗi m2 nơi đây đều phải gánh tới 3 quả bom tấn. 

Tiểu đội 4 thuộc Đại đội 552, Tổng đội TNXP 55 Hà Tĩnh gồm 10 cô gái còn rất trẻ tuổi từ 17 đến 24 do chị Võ Thị Tần làm Tiểu đội trưởng, là đơn vị làm việc thường trực tại ngã ba Đồng Lộc, chịu trách nhiệm san lấp hố bom ở đoạn đường này để không đứt mạch giao thông nối hậu phương với tiền tuyến. Bình thường, tiểu đội hoạt động về đêm để lấp hố bom mà máy bay đã bắn phá vào ban ngày. Với khẩu hiệu “máu có thể chảy, tim có thể ngừng nhưng mạch máu giao thông không bao giờ tắt”, mưa bom, bão đạn không làm khuất phục ý chí anh hùng của lực lượng thanh niên xung phong. Tinh thần ấy được thể hiện rất rõ trong bức thư gửi mẹ đầy xúc động của chị Võ Thị Tần: “Mẹ ơi, ở đây vui lắm mẹ ạ, ban đêm chúng nó thắp đèn để chúng con làm đường, còn ban ngày chúng mang bom giết cá để chúng con cải thiện. Bom đạn của chúng có thể làm rung chuyển cả núi rừng nhưng không thể làm rung chuyển những trái tim của chúng con…”. Trưa ngày 24/7/1968, Tiểu đội 4 được lệnh san lấp hố bom ở khu vực địch vừa ném bom để thông đường cho xe đi qua. Các chị đã đến hiện trường gấp rút san lấp, mở đường. Đến 16giờ 30 phút, trận bom thứ 15 trong ngày dội xuống Đồng Lộc. Một quả bom đã rơi trúng 10 cô gái. Cả trận địa lặng đi, rồi vỡ òa bởi tiếng khóc. Các cô gái đã hy sinh ở lứa tuổi đẹp nhất của cuộc đời. 

Biểu tượng của sức mạnh, ý chí vượt thời gian

10 cô gái Đồng Lộc kiên cường, dũng cảm đó là: Võ Thị Tần (24 tuổi, Tiểu đội trưởng), Hồ Thị Cúc (24 tuổi, Tiểu đội phó), Nguyễn Thị Nhỏ (24 tuổi), Dương Thị Xuân (21 tuổi), Võ Thị Hợi (20 tuổi), Nguyễn Thị Xuân (20 tuổi), Hà Thị Xanh (19 tuổi), Trần Thị Hường (19 tuổi), Trần Thị Rạng (18 tuổi), Võ Thị Hà (17 tuổi). Các chị đã vĩnh viễn nằm tại ngã ba huyết mạch Bắc - Nam này như họ đã chung một chiến hào lúc còn sống. Tên tuổi 10 cô gái thanh niên xung phong trở thành “10 đóa hoa bất tử” trong số hơn 4.000 anh hùng liệt sĩ đã nằm lại nơi mảnh đất “máu và hoa” này.  Ngã ba Đồng Lộc là “địa chỉ đỏ” mà hàng triệu trái tim người Việt hướng về.

Ngã ba Đồng Lộc bao gồm các công trình: Nhà bia tưởng niệm được xây dựng vào năm 1998, khắc tên gần 4.000 anh hùng, liệt sĩ thanh niên xung phong toàn quốc và các liệt sĩ đã anh dũng hy sinh tại ngã ba Đồng Lộc. Nhà bia ghi lại trang sử hào hùng và bi tráng của lịch sử, tri ân những người anh hùng không tiếc tuổi xuân và xương máu, hy sinh vì thắng lợi của nước nhà; Tượng đài chiến thắng được xây trên nền đất chi chít hố bom ngày xưa. Tượng đài là biểu tượng của sức mạnh, ý chí vượt mọi gian nan của các lực lượng thanh niên xung phong, công an, dân quân du kích, bộ đội, công nhân giao thông. Quanh chân tượng đài là biểu tượng của trận đánh ở ngã ba Đồng Lộc với đạn bom, khói lửa và cả các vầng mây biểu trưng của hòa bình, hy vọng; Phòng trưng bày có một sa bàn điện tử miêu tả sự kiện ngã ba Đồng Lộc 53 năm trước. Phòng trưng bày có các hình ảnh ngã ba Đồng Lộc trong cuộc chiến khốc liệt năm xưa cùng nhiều hiện vật đáng quý như bức thư của chị Võ Thị Tần gửi mẹ, sổ ghi bài hát của chị Hường, bộ quần áo của chị Xuân; Nhà truyền thống thanh niên xung phong toàn quốc trưng bày 228 hiện vật gốc và 248 hình ảnh, tư liệu về cuộc sống lao động, chiến đấu của thanh niên xung phong trên mọi nẻo đường; Tháp chuông Đồng Lộc được khánh thành vào ngày 2/1/2011, gồm có 7 tầng, 8 mái, cao 37m. Đỉnh tháp chuông treo một quả chuông nặng 5,7 tấn. Leo qua cầu thang xoắn ốc lên tới đỉnh tháp, có thể ngắm nhìn toàn cảnh Đồng Lộc và cảnh đồi thông, xóm làng, đồng ruộng yên bình và những mùa vàng bội thu.

Để ghi lại chiến tích anh hùng của 10 cô gái, ngày 7/6/1972, Chủ tịch nước đã truy tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho tiểu đội 10 cô gái. Ngã ba Đồng Lộc cũng đã được công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia.
Ngày nay, khu mộ của 10 cô gái thanh niên xung phong Tiểu đội 4 đã được xây dựng khang trang, nằm cách tượng đài Chiến thắng Đồng Lộc gần 200m. Tượng đài người thanh niên xung phong giơ tay phất cờ báo hiệu mở đường cho xe thẳng tiến là biểu tượng cho sự bất hủ của sức mạnh, trí tuệ và lòng dũng cảm vô song.

Một số hình ảnh tại khu di tích ngã ba Đồng Lộc:

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Đồng chí Trương Quốc Huy giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình

Theo Quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ, đồng chí Trương Quốc Huy, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam, được phân công giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình nhiệm kỳ 2020 – 2025.
2025-07-01 15:16:42

Tiểu sử Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ Đặng Xuân Phong

Sáng 30/6, tại TP. Việt Trì diễn ra lễ công bố các Nghị quyết của Quốc hội, Quyết định của Trung ương về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính của tỉnh Phú Thọ. Trung ương chỉ định ông Đặng Xuân Phong, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc, giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Phú Thọ mới nhiệm kỳ 2020 - 2025.
2025-07-01 15:06:59

‘Rạng rỡ Hải Phòng’ chào mừng sự trở về với cội nguồn chung

Tối 30/6, tại Quảng trường Nhà hát thành phố và Trung tâm Văn hóa Xứ Đông đã diễn ra Cầu truyền hình trực tiếp chương trình nghệ thuật đặc sắc với chủ đề “Rạng rỡ Hải Phòng”, chào mừng sự kiện hợp nhất tỉnh Hải Dương và TP.Hải Phòng.
2025-07-01 10:13:48

Flamingo Golden Hill: Tâm điểm đầu tư mới tại vùng trọng điểm du lịch tỉnh Ninh Bình mới

Giữa làn sóng dịch chuyển sản xuất và phát triển hạ tầng du lịch tâm linh khu vực Nam Hà Nội, Flamingo Golden Hill nổi lên là tâm điểm sinh lời mới, hội tụ cả lợi thế vị trí vàng, pháp lý hoàn chỉnh, cùng dòng khách thuê chuyên gia quốc tế ổn định. Dự án này đang thu hút mạnh mẽ giới đầu tư săn tìm bất động sản có dòng tiền sinh lời bền vững và tiềm năng tăng trưởng bứt phá.
2025-07-01 09:03:32

Hà Nội: Đất công ngõ đi có biến thành đất tư?

Con Hẻm 305/46/40, đã được nhân dân đồng thuận và UBND xã Ninh Hiệp quy hoạch tôn tạo mở rộng từ năm 1994 làm lối đi chung khi thanh lý đất cho các hộ gia đình, nhưng hiện nay đang có nguy cơ bị quy thành đất sử dụng riêng.
2025-06-30 20:57:00

Hà Nội: Hãy trả lại quyền lợi hợp pháp cho thương binh Trần Xuân Thủy!

Ông Trần Xuân Thủy, sinh năm 1948, là thương binh nặng ¼ (tỷ lệ thương tật 81%). Ông Trần Xuân Thủy nguyên là ủy viên Ban chấp hành, Trưởng ban Kiểm tra của Hiệp hội doanh nghiệp của thương binh và NKT Việt Nam và vợ là bà Trịnh Thị Ngào, sinh năm 1952 (hiện đang sống tại nhà số 10, ngõ 22, Phố Văn La, Phú La, Hà Đông, Hà Nội) vừa có đơn kêu cứu gửi đến Tạp chí điện tử Hòa Nhập.
2025-06-30 20:19:00
Đang tải...